Không tự chữa khi bị rắn độc cắn

10:38 | 22/07/2016
Đó là lời khuyên của Ths.Bs.Nguyễn Trung Nguyên - phụ trách Trung tâm Chống độc (Bệnh viện Bạch Mai), bởi sai lầm lớn nhất của những bệnh nhân khi bị rắn cắn là tự áp dụng kinh nghiệm dân gian để sơ cứu, chỉ khi có biểu hiện của suy hô hấp, mới đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế.
tin nhap 20160722101655 ​“Thần y” núi rừng cứu hàng trăm mạng người bị rắn độc cắn
tin nhap 20160722101655 Bệnh nhi nguy kịch vì đắp thuốc thầy lang chữa rắn cắn
tin nhap 20160722101655 Đột tử tại hiệu thuốc - Giật mình với thói quen chết người
tin nhap 20160722101655 Suýt mù vì tự chữa bệnh cho con
tin nhap 20160722101655
Bệnh nhân bị rắn cắn đang được chăm sóc tại Trung tâm Chống độc (BV Bạch Mai).

Hiện Trung tâm đang điều trị cho 6 ca bị rắn độc cắn, trong đó có bệnh nhân Ngô Quang Ph., 61tuổi (ở Tiên Du, TP.Bắc Ninh) làm nghề buôn cua, bán rắn vài chục năm nay. Bệnh nhân vào Trung tâm Chống độc trong tình trạng bị liệt hô hấp và có dấu hiệu bị hoại tử quanh vùng bị rắn cắn, do bị rắn hổ mang cắn. Còn bệnh nhân Ngô Văn H. 45 tuổi (ở Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) khi đi đánh lưới bị rắn cặp nia cắn vào tay. Thấy vết cắn ở tay sưng đỏ, người nhà đến thầy lang lấy thuốc uống và lấy gan gà để đắp. Dù vậy, tình trạng của bệnh nhân thêm nặng hơn: Khó thở, tím tái, co cơ, không nói được.

Theo bác sĩ Nguyên, sau khi bị rắn độc cắn, cần sơ cứu đúng cách để nọc độc của rắn xâm nhập vào cơ thể chậm hơn và ít hơn, sau đó đưa nhanh bệnh nhân đến cơ sở y tế có điều kiện điều trị thực sự (ví dụ cấp cứu hô hấp, tim mạch tốt hoặc có huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu) để được xử lý kịp thời. Không được ga-rô vết thương bởi sẽ làm tắc nghẽn hoàn toàn động mạch, gây nguy hiểm và không thể duy trì lâu (không quá 40 phút), chân tay rất dễ bị thiếu máu. Nhiều trường hợp sau đó phải cắt cụt chân tay vì ga-rô, trích, rạch, châm, chọc tại vùng vết cắn. Việc sử dụng các loại thuốc dân gian, hoặc chữa bằng mẹo cũng dễ gây nguy hiểm thêm cho nạn nhân.

Dù trong 2 họ rắn thường gặp ở nước ta, rắn hổ có thể chủ động tấn công người, nhưng phần lớn các trường hợp bị rắn cắn là do con người chủ động bắt rắn hoặc trêu rắn. Khi bị rắn cắn, không để bệnh nhân tự đi lại. Phải bất động chân, tay bị cắn bằng nẹp, cởi đồ trang sức ở chân, tay bị cắn để tránh gây chèn ép vùng bị sưng nề; băng ép bất động để làm chậm sự xuất hiện triệu chứng liệt. Sau đó, chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế, đồng thời duy trì băng ép, bất động. Nếu bệnh nhân khó thở thì hô hấp nhân tạo (hà hơi thổi ngạt hoặc bóp bóng, máy thở xách tay,..).

Ngọc Thủy

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này