​“Thần y” núi rừng cứu hàng trăm mạng người bị rắn độc cắn

Chỉ từ một bài thuốc bằng “ lá dấu ” ở trong rừng sâu, hơn 70 năm nay cụ bà Phan Thị Diên (90 tuổi, trú thôn Bảng Lãng, xã Thuỷ Bằng, thị xã Hương Thuỷ, tỉnh TT.Huế) đã cứu sống hàng trăm mạng người thoát khỏi nọc độc của rắn rừng.
than y nui rung cuu hang tram mang nguoi bi ran doc can "Thần y" ở Bắc Giang: Chỉ là trò bịp bợm
than y nui rung cuu hang tram mang nguoi bi ran doc can ​Cựu tù nhân Phú Quốc về làng bốc thuốc chữa bệnh

“Thần chú gọi rắn và phương thuốc bí truyền”

Nơi thượng nguồn con sông Hương thơ mộng, có một cụ bà chuyên hành nghề rút nọc rắn độc. Người dân trong thôn Bảng Lãng này, thường gọi cụ với cái tên thân mật là “cụ Bài hành nghề rút nọc rắn rừng”. Hơn 70 năm nay, cụ đã vớt hàng trăm mạng người từ thập phương trời, thoát khỏi “lưỡi hái tử thần”.  Năm nay, cụ Diên đã bước sang tuổi 90, như lời cụ thì cái tuổi đó là “xưa nay hiếm” ở trong vùng. Nhìn cách cụ luồn chỉ qua lỗ chân kim chúng tôi biết rằng trí nhớ của người già vẫn còn minh mẫn lắm, tuổi tác không làm người già luẩn quẩn đi mà ngược lại cụ còn thông suốt hơn là đằng khác.

than y nui rung cuu hang tram mang nguoi bi ran doc can
Năm nay đã 90 tuổi, nhưng cụ Phan Thị Diên đã có hơn 70 năm kinh nghiệm hút nọc rắn độc cứu người.

Tiếp xúc với chúng tôi, cụ Diên vẫn nhớ như in, cái cơ duyên trước đây để trở thành “thần y núi rừng” trị nọc rắn độc của mình: “ Chữa rắn cắn có từ đời ông nội tui, lúc trước ông truyền lại cho cha tui, tui may mắn được nối nghiệp cha mình. Kể ra thì cho đến bây giờ cũng đã ngót nghét 70 năm trời rồi còn gì nữa, mới đó mà nhanh thiệt, chẳng qua người ta tìm thì mình tận tình cứu chữa thôi chứ thần với thánh chi chú!”. Nói vậy thì hẳn cái nghiệp rút nọc rắn độc đến đời cụ Diên là 3 đời rồi còn gì, và phương châm của cái nghiệp gia truyền này thật đơn giản “biết đến đâu thì chữa trị đến đó, cứu một mạng người hơn xây bảy tháp phù đồ”.

Được biết, lúc trước gia đình cụ Diên còn nghèo khó lắm, đến năm 13 tuổi cụ đã theo chân cha mình vào rừng sâu kiếm củi đem về miền xuôi bán kiếm tiền để sống qua ngày.  Nhiều lần theo chân ông cụ vào rừng đốn củi, cô bé Diên cứ tò mò về một thứ lá mà lúc nào ông cụ cũng sắm nắm trong tay để mang về nhà. Có lần cụ Diên ngỏ lời muốn hỏi cha mình về thứ “lá dấu” đó, nhưng người cha cứ đánh lảng sang chuyện khác như muốn giấu diếm con điều gì đó. Càng giấu diếm thì cô bé Diên càng thêm phần tò mò hơn. Đận ấy, có đoàn binh hành quân qua khu rừng nơi có cha, con cụ Diên đang cặm cụi hái củi. Bỗng dưng trong đoàn binh ấy có người bị rắn độc cắn tưởng chừng như vô phương cứu chữa, người chiến sĩ bị rắn cắn kêu la thảm thiết. “Thấy vậy, bố tui bèn đến ngỏ lời để tìm phương cứu chữa, cách chữa trị của ông cụ lạ lắm, chỉ hỏi tên đồng chí bộ đội đó rồi chấp tay khấn vái và lẩm nhẩm dăm ba câu thần chú về 12 họ nhà rắn, rồi sau đó cha tui đi sâu vào rừng một lát đem ra một thứ “lá dấu” quen thuộc trong tay, băm nhỏ đắp lên vết cắn của rắn độc. Thật bất ngờ, người bộ đội đó đã tỉnh lại dần và dường như vết thương không còn cắn xé nữa. Chú bộ đội đó hết lời cảm ơn ba tui, rồi hứa sau khi hành quân về sẽ ghé lại để gửi lời cảm ơn sau”, cụ Diên nhớ lại.

Kể từ lần nhìn thấy cha chữa rắn cắn cho đồng chí bộ đội kia, cụ Diên quyết định sẽ thuyết phục để cha theo chân học cho bằng được cái nghề hút nọc rừng sâu đó. Nhiều lần cụ Diên lén lút tìm hiểu và thậm chí còn bị cha mắng la. Ông cho rằng, với con gái, nghề này nguy hiểm không nên theo và khăng khăng không truyền nghề cho. Nhưng vì quyết tâm muốn có được bí quyết cứu người, cô bé Duyên ngày ấy đã quyết không từ bỏ và nằng nặc xin học nghề cho kỳ được. Sau này, nhờ thuyết phục mẹ mình và được bà ủng hộ, nên cô bé Diên đã được cha cho theo chân truyền nghề. Khi được “nhập môn”, cha bày cách khấn vái, đọc “thần chú” về 12 họ nhà rắn để hành nghề. Bằng sự nhiệt huyết, đam mê cộng thêm cái tâm muốn cứu nhiều người của cụ Diên, như phép nhiệm màu, cô bé Diên đã nhanh chóng trở thành truyền nhân đời thứ 3 của “câu thần chú gia truyền về 12 họ nhà rắn”, thỏa nguyện rút nọc độc cứu người của mình.

than y nui rung cuu hang tram mang nguoi bi ran doc can
Chị Nguyễn Thị Bưởi (con gái út cụ Diên - Người đứng), “truyền nhân” đời thứ 4 của bài thuốc bí truyền gọi 12 dòng họ rắn này.

Tiếp nối câu chuyện của mẹ mình, chị Nguyễn Thị Bưởi (54 tuổi, con gái cụ Diên) và hẳn là nữ truyền nhân đời thứ 4 của “câu thần chú về 12 họ nhà rắn” tiết lộ thêm: “Nghề chữa trị nọc độc rắn cắn là một nghề rất nguy hiểm nếu mình không mạnh dạn và có kinh nghiệm trong nghề. Nó có thể dẫn đến tình huống xấu nhất nhưng với kinh nghiệm 3 đời chữa rắn độc và côn trùng cắn của gia đình, chúng tôi vinh dự được mọi người khắp nơi biết đến và tin tưởng vào “bàn tay vàng” của mẹ với biệt danh “vua trị nọc độc”".

Hàng trăm người được cứu sống…

Cũng từ đó mà hàng trăm tính mạng con người từ thập phương trời được bàn tay của “vua trị nọc độc” này cứu sống. Tiếng lành theo gió đồn xa, có nhiều ca từ bệnh viện trả về, cuối cùng đến gõ cửa nhà cụ Diên được cụ cứu chữa kịp thời và thoát chết trong gang tấc. Cách đây không lâu, có trường hợp của anh Bua, nhà ở xã Bình Thành (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) bị rắn mai cắn ở cánh tay trái kêu đau thảm thiết, sủi bọt mép, mình mẩy co giật tìm đến cầu cứu cụ Diên để chữa trị. Cụ đã lấy tên, tuổi của anh Bua và thắp ba cây hương khấn vái rồi đọc câu “thấn chú” về 12 họ nhà rắn. Sau đó, chị Bưởi được mẹ dặn dò đã chạy đi tìm “lá dấu” xung quanh một khu đồi cách nhà gần 3km đưa về cho mẹ “ấn”. Cụ Diên ấn lá xong, đem cho con gái bỏ vào cối đá giã nhuyễn, rồi đắp lên vết thương khoảng 2 đến 3 tiếng đồng hồ mới được tháo ra. Điều kì diệu là sau khi “lá dấu” được đắp lên vết thương, chỉ ít phút sau, anh Bua đã hết cơn co giật, trong sự vui mừng tột cùng của mọi người… “Chừ hắn hay tới thăm tui lắm, cánh tay hắn giờ bị trụn lại (teo lại-PV) do lúc trước nọc độc con rắn đó quá nặng với lại chữa trị hơi muộn nên chỉ cứu kịp tính mạng nó thôi”, cụ Diên chia sẻ.

Được biết, nọc rắn rừng tùy thuộc vào hàm lượng độc để tính thời lượng chữa trị, nếu tìm đến “thần rắn” muộn quá thì nọc rắn sẽ nhanh chóng lan khắp cơ thể và đoạt tính mạng của nạn nhân. Ngày nay, ở những miền sơn cao, rừng núi thâm u từ Nghệ An vào tận TT.Huế có rất nhiều vị “bác sĩ rừng” như cụ Diên, cái nghề hút nọc rừng thiêng này mới nhìn qua thì trông huyền bí, thần thánh. Nhưng kỳ thực nó rất hiệu quả bởi chỉ những phương thuốc như thế này mới giải được nọc độc rắn rừng.

Theo ông Nguyễn Văn Chớ (58 tuổi, con trai cả của cụ) thì bài thuốc bí truyền này của gia đình mình ngoài câu thần chú huyền bí gọi 12 họ nhà rắn ra, còn có một phương thuốc dấu từ loại cây thuốc rất khó tìm mọc ở chốn rừng sâu. “loại lá thuốc này vô cùng đặc biệt, chỉ mọc ngoài tự nhiên, nếu mang về nhà trồng thì cây sẽ không sống được vì không hạp với đất, khi đi hái lá, cây thuốc ấy sẽ tự động chết đi và từ đó cây khác sẽ lại mọc lên. Cây thuốc này còn có một tên gọi khác là “lá hút độc” bởi khi đặt lá vào vết thương thì nó sẽ hút độc ra ngoài, người mới bị cắn thì chữa trị rất nhanh...”.

Bằng nhiệt huyết và khả năng trị bệnh của cụ Diên mà những năm trở lại đây, nhiều người ở Quảng Trị, Quảng Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, thậm chí ở các tỉnh xa xôi như Thanh Hóa, Nghệ An... cũng tìm đến để gõ cữa tìm cụ, và được cụ cứu chữa thoát khỏi “họng tử thần” troang gang tấc.

CTV Ngọc Oai - Minh Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.

Tin khác

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

Hà Nội đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác khám chữa bệnh

(LĐTĐ) Thời gian tới, ngành Y tế Hà Nội tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý điều hành, hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại đơn vị. Đồng thời, ngành Y tế Thủ đô sẽ tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị về công nghệ thông tin; hoàn thành triển khai thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, Sổ sức khỏe điện tử…
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

Quyết liệt phòng, chống dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, số ca mắc sốt xuất huyết (SXH) tăng nhanh. Dù đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn, khống chế sự lây lan của SXH từ rất sớm, nhưng công tác phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm này trên địa bàn Thành phố vẫn đối mặt với không ít khó khăn.
Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

Tử vong do uống nhầm rễ cây lá ngón để chữa bệnh

(LĐTĐ) Uống thuốc sắc từ rễ cây phơi khô để chữa đau đầu, mất ngủ, bệnh nhân bị liệt không thở được dẫn tới ngừng tim, tổn thương đa cơ quan. Nguyên nhân được xác định do uống nhầm rễ cây lá ngón.
Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

Những lưu ý khi bảo quản và ăn trứng

(LĐTĐ) Trứng có giá trị dinh dưỡng cao và là một trong những thực phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhưng ăn trứng như thế nào để tốt cho sức khỏe? Không phải ai cũng hiểu rõ điều này. Dưới đây là những lưu ý quan trọng về việc bảo quản và ăn trứng mà người tiêu dùng cần biết.
Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

Bệnh viện Bạch Mai kéo dài thời gian khám bệnh ngoài giờ đến 21h hàng ngày

(LĐTĐ) Từ 1/8 tới, người dân có thể đăng ký khám bệnh ngoài giờ làm việc tại Bệnh viện Bạch Mai từ 17 - 21h hàng ngày.
Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

Nâng cao nhận thức cho phụ nữ về chăm sóc sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân

(LĐTĐ) Công tác Dân số là một bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước, là một trong những vấn đề kinh tế - xã hội hàng đầu, là yếu tố nâng cao chất lượng cuộc sống của từng người, từng gia đình và toàn xã hội. Trong đó, chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, trẻ em là vấn đề mà xã hội rất quan tâm.
Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Chiều 11/7, Sở Y tế Hà Nội tổ chức tập huấn công tác phòng, chống dịch bệnh bạch hầu dưới hình thức trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Hà Nội.
Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba khám bệnh miễn phí cho hơn 100 đối tượng chính sách

Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba khám bệnh miễn phí cho hơn 100 đối tượng chính sách

(LĐTĐ) Sáng 10/7, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba phối hợp với Ban Chỉ huy quân sự huyện Mỹ Đức tổ chức khám, chăm sóc sức khoẻ, cấp phát thuốc miễn phí và tặng quà cho đối tượng chính sách, người có công tại xã Xuy Xá (Mỹ Đức), nhân dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Xem thêm
Phiên bản di động