Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm tăng nguy cơ tai nạn lao động
Tính mạng con người phải là số một | |
Tai nạn lao động: Đừng để mất bò mới lo rào chuồng | |
Tai nạn lao động: Còn đó những nỗi đau khôn nguôi |
Những nguy hiểm tiềm ẩn
Chị Liên, 27 tuổi ở Hà Nội, nhân viên văn phòng, cho biết, buổi tối khi ngủ chị thường ngủ không sâu, hay mơ và tỉnh dậy rất mệt mỏi. Do giấc ngủ không đều nên trong quá trình làm việc không tập trung, nhiều lần vì mệt chị đã ngủ gục ngay trên bàn làm việc. Chị Liên đi khám và được bác sĩ kết luận bị HCNTKN. Hay trường hợp anh Tuấn ở Thanh Hoá, làm nhân viên kinh doanh. Công việc của anh thường xuyên phải đi ngoài đường, trong một lần mệt quá ngất xỉu vào bệnh viện anh mới biết mình bị HCNTKN.
Theo TS.BS Hoàng Anh Tiến, khoa Nội tim mạch, trường Đại học Y Dược Huế, khi HCNTKN xảy ra sẽ dẫn đến giảm nồng độ oxy, tăng nồng độ carbonic trong máu, tăng hoạt động giao cảm và gây ra nhiều hậu quả xấu cho người bệnh như chất lượng giấc ngủ kém, buồn ngủ ban ngày quá mức. Buồn ngủ khi đang làm việc, khi đang lái xe... Khi bị HCNTKN, dù là lao động làm việc trong môi trường ít nguy hiểm hay môi trường nguy hiểm đều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và công việc.
Hội chứng ngưng thở khi ngủ làm ảnh hưởng tới chất lượng công việc |
Theo Tổ chức Lao động quốc tế, mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng từ 120 - 130 ngàn người bị tai nạn lao động, trong đó 1/3 số ca tai nạn có liên quan tới HCNTKN gây ra. Ngoài ra, theo các thống kê, khoảng 20% tai nạn giao thông là do các tài xế ngủ gật trong khi lái xe, và tỷ lệ người bị HCNTKN gây tai nạn cao gấp 7 lần người không bị.
Về mặt sức khỏe cộng đồng, HCNTKN là nguy cơ của bệnh cao huyết áp, bệnh lý mạch vành, tăng áp động mạch phổi, các rối loạn nhịp tim và bệnh tiểu đường. Người mắc HCNTKN sẽ bị sụt cân, ngủ ngáy to. Đối với cả nam và nữ khi mắc HCNTKN đều bị giảm ham muốn tình dục. HCNTKN cũng là nguyên nhân gây đột quỵ hay tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim và đột tử trong đêm.
Điều nguy hiểm hơn khi các trường hợp trên xảy ra, là bản thân người bị không phát hiện được mà chỉ có người ngủ chung giường mới biết. Đối với nhân viên văn phòng khi làm việc căng thẳng, mệt mỏi, buồn ngủ thậm chí stress thường cho rằng đó là do ngồi máy tính nhiều, ít vận động dẫn tới bị mệt mỏi, căng thẳng, buồn ngủ… còn đối với những người lao động chân tay khi có dấu hiệu khó thở, mệt mỏi, huyết áp không ổn định… thì thường cho rằng mình bị thiếu máu, ăn uống thiếu chất nhưng không ai nghĩ đến việc mình bị HCNTKN.
Hút thuốc, uống rượu sẽ làm bệnh thêm trầm trọng
Bác sĩ Trần Thị Nguyệt, khoa Tai mũi họng, phòng khám quốc tế Victoria Healthcare, cho biết: HC NTKN xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở lứa tuổi trung niên, nam nhiều hơn nữ. Nguyên nhân của HCNTKN là do các yếu tố cấu tạo của cơ thể gây ra, như phì đại amidan, lưỡi lớn và dày. Ngoài ra, các yếu tố về thần kinh và những người bị bệnh béo phì, nghiện rượu, dùng thuốc an thần, thuốc gây nghiện cũng là nguyên nhân gây ra HCNTKN.
Theo bác sĩ Nguyệt, có nhiều phương pháp điều trị HCNTKN, việc điều trị phụ thuộc vào mức độ của bệnh, ở các bất thường của đường hô hấp và các bệnh lý khác để có phác đồ điều trị thích hợp.
Đối với những người béo phì, điều đầu tiên là giảm cân. Đối với những trường hợp nghiện thuốc lá, bia rượu nên bỏ hoặc hạn chế tối đa, còn trong quá trình điều trị tuyệt đối kiêng. Việc thay đổi tư thế nằm cũng góp phần cải hiện tình hình. Hầu hết các bệnh nhân bị ngừng thở khi ngủ trong tư thế nằm ngửa. Nhưng nếu phương pháp này không mang lại kết quả thì bệnh nhân phải điều trị bằng phương pháp phẫu thuật” với mục đích làm đường thở mở rộng hạn chế tình trạng tắc nghẽn trong khi ngủ như cắt bỏ một phần khẩu cái mềm, lưỡi gà và cắt Amidan…
Phương pháp chính điều trị HCNTKN là dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP) được coi là hữu dụng. Bệnh nhân sẽ mang một mặt nạ nối với máy thở CPAP khi ngủ, máy này có luồng khí áp lực dương giúp đẩy không khí vào mũi làm cho đường thở mở rộng trong khi ngủ, nhịp thở trở nên đều đặn, ngừng hiện tượng ngáy. Phương pháp thở máy CPAP cóthể cải thiện được 95 - 98% trường hợp HCNTKN.
Để biết mình có bị HCNTKN hay không, khi có triệu chứng trên chúng ta nên đi khám bác sĩ để được tư vấn và chữa trị kịp thời. Một giấc ngủ ngon và sâu vô cùng quan trọng, để chúng ta có thể nghỉ ngơi hoàn toàn và hồi phục toàn bộ cơ thể cũng như trí não sau một ngày làm việc.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05