Gần 1.400 tư liệu, hiện vật được hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam
Hội thảo "Nhà báo Lưu Quý Kỳ với báo chí cách mạng Việt Nam" | |
Khai mạc Hội báo toàn quốc 2017 | |
Con đường từ “không” đến “có” |
Trong không khí tưng bừng và xúc động của Hội báo Toàn quốc 2017, nhiều đại diện lãnh đạo các cơ quan, đơn vị; các nhà báo tiêu biểu cho các thế hệ; các gia đình nhà báo...tại nhiều vùng miền trong cả nước, như Đồng Nai, TP Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Lào Cai, Sơn La...đã không quản ngại xa xôi, vất vả, đem hiện vật về đây hiến tặng.
Nhà báo Trần Thị Kim Hoa - Trưởng Ban quản lý các Dự án thành phần Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam phát biểu trong Lễ hiến tặng. |
Với 58 tập thể và cá nhân từ nhiều vùng miền của đất nước về tham dự và đóng góp tại Lễ hiến tặng hôm nay với khoảng 1.400 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật có giá trị. Hiện vật, tư liệu được trao tặng lần này rất đa dạng bao gồm các phương tiện tác nghiệp như máy ảnh, máy quay phim cũng như những tờ báo từ hàng chục năm trước đã được các nhà báo lão thành, các cơ quan báo chí lưu giữ.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Trần Thiết một trong những người đầu tiên phỏng vấn Tổng thống Dương Văn Minh ngay sau khi chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện đã trao tặng một số sách, tập lưu báo cắt dán, một số tư liệu ảnh và chiếc máy ảnh là phần thưởng giải Nhất một cuộc thi báo chí cho loạt bài điều tra vụ án tên gián điệp Võ Đại Tôn trên báo Quân đội Nhân dân. Nhà báo Mai Sông Bé trao tặng bức tượng về nữ chủ báo đầu tiên của báo chí Việt Nam, Sương Nguyệt Anh – con gái nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu, Tổng Biên tập tờ Nữ giới chung. Nhà báo, nhạc sĩ Dân Huyền trao tặng giấy dự thính báo chí các phiên họp toàn thể Quốc hội năm 1976, 3 bài báo ông viết về người tốt, việc tốt được Bác Hồ đọc và trao tặng huy hiệu cho nhân vật trong bài...
Bức tượng bà Sương Nguyệt Anh - nữ chủ bút đầu tiên của báo chí Việt Nam do nhà báo Mai Sông Bé trao tặng Bảo tàng. |
Những hiện vật, tư liệu mà các nhà báo và thân nhân nhà báo hiện tặng đã cho thấy một phần lịch sử vinh quang và oanh liệt của đất nước ta trong chiến đấu và lao động sáng tạo. Có thể nói, đây chính là những thông điệp thiêng liêng từ quá khứ, là lời kêu gọi, nhắc nhở các thế hệ làm báo hôm nay và mai sau tiếp bước các thế hệ cha anh xây đắp truyền thống vẻ vang của báo chí nước nhà.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Trần Thiết đã trao tặng chiếc máy ảnh là phần thưởng giải Nhất một cuộc thi báo chí cho loạt bài điều tra vụ án tên gián điệp Võ Đại Tôn trên báo Quân đội Nhân dân. |
Theo nhà báo Hồ Quang Lợi – Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, công việc xây dựng Bảo tàng Báo chí Việt Nam là tâm huyết của nhiều nhiệm kỳ BCH Hội Nhà báo Việt Nam. BCH khoá IX và khóa X nhận vinh dự và trách nhiệm lớn lao trong việc xây dựng và triển khai Đề án. Ngày 21/8/2014, Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định phê duyệt và Bảo tàng Báo chí Việt Nam được bổ sung vào hệ thống bảo tàng quốc gia. Cách đây một tuần, ngày 10/3/2017 vừa qua, sau khi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch có công văn xác nhận Bảo tàng Báo chí Việt Nam đủ tiêu chuẩn thành lập theo luật định. Đồng chí Thuận Hữu– Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đã ký tờ trình và gửi hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét ra quyết định thành lập Bảo tàng.
Đồng chí Hồ Quang Lợi nhấn mạnh: "Bảo tàng Báo chí Việt Nam là bảo tàng của tất cả các thế hệ nhà báo Việt Nam, của nhân dân. Nhận thức sâu sắc điều đó, hơn hai năm qua, Hội Nhà báo Việt Nam đã nỗ lực sưu tầm, triển khai 05 cuộc phát động hiến tặng hiện vật cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Miền Trung và Tây Nguyên và đây là cuộc thứ 6. Tổng hiện vật mà chúng tôi đã tiếp nhận được tính đến thời điểm này đã gần 1,4 vạn hiện vật. Một con số đáng tự hào".
Sự hiến tặng hiện vật của các nhà báo, các gia đình nhà báo, các cơ quan báo chí là hết sức quan trọng. Nhà báo Trần Thị Kim Hoa - Trưởng Ban quản lý các Dự án thành phần Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam xúc động: "Chúng tôi vô cùng cảm phục và biết ơn đối với những cống hiến, hy sinh to lớn của các thế hệ nhà báo đi trước, mà những kỷ vật quý báu của các bác, các cô, các anh chị để lại cho đời sau, không chỉ giúp làm giàu có hơn kho tư liệu của Bảo tàng Báo chí Việt Nam, mà còn góp phần quan trọng làm nên sức sống và sự sinh động, phong phú của bảo tàng".
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 2: Văn hóa như cái phễu, cần thời gian gạn đục khơi trong
Văn hóa 21/12/2024 13:40
Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Một năm bội thu
Văn hóa 21/12/2024 10:20
"Con đường lịch sử": Bức tranh sử thi về 80 năm Quân đội anh hùng
Văn hóa 20/12/2024 16:54
Hội hoa xuân Ất Tỵ 2025 TP.HCM có chủ đề "Non sông gấm hoa, vui xuân an hòa”
Văn hóa 20/12/2024 15:49
Đám cưới xưa và nay: Kỳ 1: Cốt lõi trong hôn nhân chính là hạnh phúc của con người
Văn hóa 20/12/2024 15:17
Điểm sáng của bức tranh Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thủ đô năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 20:42
Dấu ấn ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch năm 2024
Văn hóa 18/12/2024 12:11
Múa rối nước: Giữ hồn dân tộc trong đời sống đương đại
Văn hóa 17/12/2024 20:05
Trưng bày chuyên đề "Gan vàng dạ sắt": Kết nối và truyền cảm hứng cho giới trẻ
Văn hóa 17/12/2024 09:40