Con đường từ “không” đến “có”
Độc đáo tranh sơn mài hầu đồng “Giá thánh” | |
"Chạm"- Cách giao tiếp qua nghệ thuật của những người tự kỷ | |
Giới thiệu sách về Nhân học ở Việt Nam |
Kể từ khi “Gia Định báo”, tờ báo quốc ngữ đầu tiên được xuất bản, báo chí Việt Nam đã có 150 năm truyền thống lịch sử và từ khi Báo Thanh Niên ra đời, Báo chí Cách mạng Việt Nam đã có truyền thống hơn 90 năm. Để tái hiện được lịch sử báo chí - một phần lịch sử vẻ vang của dân tộc, niềm tự hào cho thế hệ mai sau, các hiện vật, tư liệu cần được khai thác, bảo quản lưu giữ một cách có hệ thống, khoa học và khai thác hiệu quả. Nhận nhiệm vụ đó, nhiều nhiệm kỳ lãnh đạo của Hội Nhà báo Việt Nam đã ấp ủ về một Bảo tàng – Ngôi nhà ký ức của báo chí nước nhà. Nhưng phải đến cuối năm 2014, đề án này mới hoàn thành và chính thức được Thủ tướng phê duyệt.
Bảo tàng Báo chí Việt Nam hứa hẹn là nơi để các tầng lớp nhân dân, các nhà khoa học, các nhà báo trong và ngoài nước tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam. |
Nhà báo Trần Thị Kim Hoa - Trưởng Ban quản lý các Dự án thành phần Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam tâm sự: “Khi dự án này được phê huyệt, những người làm báo chúng tôi cũng như các thế hệ nhà báo đã hết sức phấn khởi. Tuy nhiên, chúng tôi vấp phải một khó khăn là làm sao có thể sưu tầm được những hiện vật có giá trị. Thường thì người ta giữ sách cũ chứ mấy ai cất báo cũ để đọc lại trừ những bài báo liên quan hoặc thật sự cần thiết cho bản thân. Bản thân những tờ báo ngày được chào đón trong vòng 24 giờ, ngày mai lại những số báo mới, ngồn ngộn những tin tức mới xuất hiện, phủ lấp những “giá trị” của ngày hôm qua. Hoặc chính những người đang giữ sách báo cũ cũng không ý thức được họ đang sở hữu một kho tri thức quý của nhân loại, có thể bán đi không thương tiếc. Đó là chưa nói đến đời sống của những tờ báo cũ – chất liệu giấy – mỗi ngày cứ ngắn dần, tự mục nát theo năm tháng; những bức ảnh nhòe mờ, thất lạc bởi muôn ngàn lý do; những hiện vật bị mai một, hư hại, không được quan tâm lưu giữ...”.
Người ta nói để làm được bảo tàng phải mất hàng chục năm để chuẩn bị bắt đầu bằng việc sưu tầm hiện vật, tư liệu. Dường như các cán bộ của Ban quản lý dự án Bảo tàng Báo chí Việt Nam đang chứng minh điều ngược lại. Chưa đầy chục người, lãnh đạo ban là hai nhà báo tay ngang sang làm bảo tàng, cán bộ chuyên môn hầu hết non trẻ, họ đã lao đi khắp cả nước, bám trụ tại nhiều địa bàn lịch sử báo chí sôi động trong cả nước. Tại vùng báo chí Sài Gòn – Gia Định xưa và TP Hồ Chí Minh hôm nay, tháng 12/2015, chỉ trong vòng một tuần lễ đã “dám” vừa tiến hành việc khảo sát, triển khai kế hoạch sưu tầm và trực tiếp khai thác, tiếp nhận với việc tổ chức một lễ phát động hiến tặng hiện vật cho bảo tàng một cách hoành tráng tại trụ sở báo Thanh Niên, để rồi thu về trên 3000 hiện vật tài liệu, trong đó có nhiều hiện vật báo chí rất giá trị.
Dường như mỗi hiện vật đều chứa chan những tình cảm yêu mến mà các nhà báo đã tin cậy, trao gửi cho Bảo tàng. Có thể điểm danh một vài hiện vật tiêu biểu các địa phương mang đến như Nghệ An với hộp đèn dầu các phóng viên thời chống Mỹ dùng viết bài để tránh máy bay địch phát hiện hay bản thảo viết tay từ năm 1969 “xin hứa sẽ thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh” trong lễ tang của Người; Quảng Trị với chiếc loa nén 500W đặt bên bờ Hiền Lương trong kháng chiến chống Mỹ…; và những món quà từ Tây Nguyên - địa bàn có nhiều tờ báo cách mạng nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, ngỡ như rất khó khăn để khai thác, thực sự đã tạo ra một bất ngờ lớn với BTC bởi sự xuất hiện hùng hậu tại Lễ hiến tặng khu vực Miền Trung – Tây Nguyên tháng 9 năm 2016.
Những hiện vật, tư liệu mà các nhà báo và thân nhân nhà báo hiến tặng hôm nay đã cho thấy một phần lịch sử vinh quang và oanh liệt của đất nước trong chiến đấu và lao động sáng tạo. Có thể nói, đây chính là những thông điệp thiêng liêng từ quá khứ, là lời kêu gọi, nhắc nhở các thế hệ làm báo hôm nay và mai sau tiếp bước các thế hệ cha anh xây đắp truyền thống vẻ vang của báo chí nước nhà. |
“Qua mỗi cuộc hiến tặng như vậy thì bảo tàng tương lai “bớt nghèo” vì hiện vật nhiều hơn và cho niềm tin về sự ra đời của bảo tàng gần hơn. Từ những khó khăn ban đầu, cho đến bây giờ, chúng tôi đã xây dựng được 5 bộ sưu tập về 5 chủ đề: Báo chí cách mạng 1925 – 1975; Nhà báo Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh; Nhà báo Võ Nguyên Giáp; Báo chí Đối ngoại; Bộ sưu tập về thiết bị, đồ dùng làm báo…” – Nhà báo Trần Thị Kim Hoa cho hay. Những hiện vật, tư liệu mà các nhà báo và thân nhân nhà báo hiến tặng hôm nay đã cho thấy một phần lịch sử vinh quang và oanh liệt của đất nước trong chiến đấu và lao động sáng tạo. Có thể nói, đây chính là những thông điệp thiêng liêng từ quá khứ, là lời kêu gọi, nhắc nhở các thế hệ làm báo hôm nay và mai sau tiếp bước các thế hệ cha anh xây đắp truyền thống vẻ vang của báo chí nước nhà.
Tháng 3 này, bên cạnh sự kiện được khai mạc mở đầu Hội báo Toàn quốc 2017 là Triển lãm “Báo chí Việt Nam - Một thế kỷ đề tài nữ, tác giả nữ” do họ trực tiếp đề xuất ý tưởng đã được triển khai thực hiện thành công, cũng là thời điểm những công việc chuẩn bị cho việc triển khai thiết kế trưng bày bảo tàng đã hoàn tất, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã có công văn xác nhận “ Bảo tàng Báo chí Việt Nam đủ điều kiện thành lập” và hồ sơ bảo tàng sẽ được Hội Nhà báo Việt Nam trình Thủ tướng Chính phủ sớm ra quyết định thành lập. Có thể hình dung, đó là con đường từ “không” đến “có” của Bảo tàng Báo chí Việt Nam tương lai...
Phương Bùi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Cộng đồng 22/11/2024 23:24
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31