Hội thảo "Nhà báo Lưu Quý Kỳ với báo chí cách mạng Việt Nam"
Khai mạc Hội báo toàn quốc 2017 | |
Triển lãm “Một thế kỷ đề tài nữ - tác giả nữ”: Tôn vinh các nhà báo nữ | |
Hội Báo toàn quốc 2017: Sẽ diễn ra nhiều hoạt động phong phú |
Đồng chí Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam phát biểu tại hội thảo. |
Cố nhà báo Lưu Quý Kỳ, nguyên là Vụ trưởng Vụ Báo chí Ban Tuyên huấn Trung ương, nguyên Tổng Thư ký Hội Nhà báo Việt Nam. Hội thảo tổ chức nhân kỷ niệm 35 năm ngày mất của cố nhà báo. Được biết, đây là lần thứ 5 Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức hội thảo, tọa đàm về các nhà báo tiền bối, nguyên lãnh đạo cấp cao của Hội Nhà báo Việt Nam (trước đấy là nhà báo Hoàng Tùng, Trần Lâm, Đào Tùng, Hồng Chương).
Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho hay: "Với những đóng góp to lớn của mình, nhà báo Lưu Quý Kỳ thực sự là một trong những nhà báo tiêu biểu hàng đầu trong lịch sử hơn 65 năm xây dựng và phát triển Hội Nhà báo Viêt Nam. Đối với các thế hệ nhà báo Việt Nam, nhà báo Lưu Quý Kỳ thực sự là một tấm gương tiêu biểu cần tuyên truyền và học tập nhằm góp phần đẩy mạnh hơn nữa cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh".
Các nhà báo và gia đình nhà báo Lưu Quý Kỳ chụp ảnh kỷ niệm tại hội thảo. |
Trong không khí hết sức ấm áp, thắm tình đồng chí, đồng nghiệp, hội thảo đã nhận được nhiều ý kiến phát biểu chân thành, tâm huyết và đầy xúc động của nhiều nhà báo là đồng nghiệp, là thế hệ sau của nhà báo Lưu Quý Kỳ như: nhà báo Nguyễn Uyển, nhà báo Xuân Lương, nhà báo Nguyễn Bé, nhà báo- nhà thơ- nhà biên khảo Lê Minh Quốc, nhà báo Vũ Duy Thông, nhà báo Dương Phước Thu, nhà báo Trần Bá Dung, nhà báo Đinh Thu Hiền và ý kiến phát biểu của con trai nhà báo Lưu Quý Kỳ, nhà báo Lưu Đình Triều- đại diện cho gia đình.
Thông qua việc tổ chức cuộc hội thảo, Hội Nhà báo Việt Nam mong muốn tạo điều kiện để các nhân chứng, các nhà khoa học, các đồng nghiệp gặp gỡ trao đổi những vấn đề liên quan đến lịch sử báo chí Việt Nam, coi đây là một hình thức hoạt động tri ân và học tập các bậc nhà báo tiền bối có nhiều đóng góp cho sự nghiệp báo chí Việt Nam.
Đồng thời đây cũng là những bước đi để góp phần thực hiện cuộc nghiên cứu khảo sát sưu tầm tài liệu hiện vật lịch sử về truyền thống báo chí về các nhà báo Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh xây dựng và bảo vệ đất nước, chuẩn bị tư liệu tài liệu cho việc xây dựng bảo tàng báo chí Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tin khác
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Văn hóa 22/11/2024 22:34
Tháng văn hóa đặc sắc kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích Quốc gia
Văn hóa 22/11/2024 18:53
Sân chơi thu hút nhân tài đổi mới, sáng tạo
Văn hóa 21/11/2024 07:02
Đại nhạc hội Hoa tháng Năm - Nơi những phép màu tỏa sáng
Văn hóa 20/11/2024 22:41
Khánh Hoà sẵn sàng đón lượng khách tăng cao dịp Tết Nguyên đán 2025
Du lịch 20/11/2024 17:37
Chuỗi sự kiện kỷ niệm Lịch sử và Tự do của Haiti tại Hà Nội
Văn hóa 19/11/2024 16:22
Tôn tạo di tích đình Đại Áng: Phát huy giá trị văn hoá quý báu của cha ông
Văn hóa 19/11/2024 10:12
Người thắp ngọn đèn tri thức trong tôi
Văn hóa 19/11/2024 09:46
Di sản - điểm tựa sáng tạo cho thế hệ trẻ
Văn hóa 19/11/2024 09:01
Trưng bày chuyên đề "Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê"
Văn hóa 18/11/2024 15:51