Đúng thế, đúng thế!
Cứ chờ xem! | |
Mặc kệ cái ác!? | |
Xã hội liêm chính |
- Còn chuyện gì nóng hơn chuyện đánh thuế tài sản nữa hả bác?
- Chú hỏi vậy thì ta bàn chút ít về cái thuế tài sản. Theo tớ thì còn nhiều điểm chưa đồng tình.
- Em nghe nói nhiều nước đã thực hiện anh thuế này rồi. Cũng là đóng góp một cách thiết thực để xây dựng đất nước.
- Chú nói vậy chỉ đúng một phần. Đành rằng đã có nhiều nước thực hiện, dưng không thể thấy người ta làm mình cũng làm được. Thu nhập và chế độ phúc lợi của mỗi nước một khác.
- Nghĩa là có thu nhập cao, lại hưởng chế độ phúc lợi tốt thì cái thuế này là hợp lý hả bác?
- Rõ thế còn gì. Ở ta muốn có được ngôi nhà trị giá 700 triệu đồng là cả đời chưa chắc có. Có người kiếm được chỗ an cư là phải vay mượn, có khi trả góp, giờ lại đóng thuế nữa thì bao giờ mới lạc nghiệp được.
-Cứ theo bác nói thì cái an sinh phúc lợi ở ta, nhất là trong giáo dục, y tế còn “khiêm tốn” lắm. Hay thu thuế tài sản để lấy nguồn tăng cường cái an sinh?
-Khó lắm. Nợ công còn nhiều; mấy anh “con cưng” làm ăn thua lỗ thất thoát hàng trăm ngàn tỷ; tham nhũng, lãng phí tràn lan…ngân sách cạn kiệt lấy đâu để cải thiện an sinh phúc lợi.
-Lại nghe nói anh Kiểm toán công bố ta đang thừa 57.000 biên chế. Nghĩa là tiền ngân sách đang phải oằn mình trả lương cho 57.000 nhân sự chuyên chỉ có “cắp ô”.
-Như vậy nếu có thu thuế tài sản như dự định, mà không giải quyết được các tồn tại trên thì nguồn bổ sung cho ngân sách cũng chẳng nhằm nhò gì.
-Vậy còn thu vì lý do ổn định thị trường BĐS và tránh đầu cơ thì bác nghĩ sao?
-Ổn định sao được. Từ thực tế, chú thấy đấy tất cả lại đổ vào người tiêu dùng, thêm tiền nộp thuế thì lại thêm tiền cho thuê. Mà tránh đầu cơ thì chỉ nên đánh thuế những anh có nhà thứ hai trở lên, chứ nếu thu như đề xuất của anh Tài chính thì lại “trăm dâu đổ đầu anh nghèo”.
-Bác nói cũng có lý. Dưng thôi, cô cháu giáo viên của bác nói gì mà bác bức xúc?
-À, tớ hỏi nhé cái thời của tớ và chú, có bao giờ học sinh bị lưu ban hay “đúp” không?
-Có nhiều chứ bác. Điểm dưới trung bình là “đúp”, thậm chí điểm hai môn toán và văn phải từ 5 trở lên mới được lên lớp.
-Tớ công nhận. Thế mà bây giờ hình như không có khái niệm “đúp”. Cô cháu tớ nói: Mệt mỏi quá, ông hiệu trưởng ép bằng được phải nâng điểm cho một học sinh lên điểm trung bình…
-Chắc lại con em hay “chấm, phẩy” gì đó…
-Nói vậy oan cho ông ấy, hoàn toàn không mà nâng chỉ bởi nếu học sinh này “đúp” thì nhà trường sẽ mất hết thi đua.
-Á hà, lại bệnh thành tích. Vậy là muốn khen thưởng là cả trường phải không có học sinh “đúp”? Thế thì cái giá của khen thưởng cao siêu quá. Thời nào cũng vậy, không có học sinh “đúp” là chuyện lạ, thế mà cái lạ ấy giờ lại trở thành “tất yếu của cuộc sống”.
-Bệnh thành tích đã xóa nhòa mọi giá trị cuộc sống. Có phải cũng vì thành tích mà có chuyện cô hiệu trưởng bắt cô giáo phải phá thai vì “vỡ kế hoạch”? Ác quá!
-Trong khi trên truyền thông một số nhân vật “của công chúng” hẳn hoi thoải mái nói kế hoạch sinh con thứ ba, thứ tư của mình. Ấy vậy mà trường có một giáo viên “vỡ kế hoạch” là bị cắt hết thi đua.
-Đã nói thì nói cho hết. Cũng cần phải xem lại cái tiêu chí để đánh giá thi đua. Chứ nếu cứ có học sinh “đúp” hay giáo viên “vỡ kế hoạch” mà sổ tọet hết cả thì chữa sao được “bệnh thành tích”.
-“Bệnh thành tích” đâu phải chỉ có ở ngành Giáo dục, nó ở khắp mọi nơi, mọi ngành, mọi cấp, mọi lĩnh vực. Em được biết có chi bộ không dám kỷ luật đảng viên vi phạm vì sợ chi bộ không đạt trong sạch vững mạnh.
-Thế nên một khi chưa thay đổi tư duy khen thưởng, thì chả cứ khó chữa bệnh thành tích mà còn đem lại nhiều hệ lụy, từ gian dối đến buông lỏng…và còn nhiều chuyện “dở khóc, dở cười” nữa.
-Đúng thế, đúng thế!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29