Tinh gọn để phát triển

Ngày 14/2, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký kết luận số 126-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Trong đó, có nội dung liên quan đến việc nghiên cứu, sắp xếp bỏ hành chính cấp trung gian (cấp huyện); đồng thời nghiên cứu sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh…
Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết luận về một số nội dung, nhiệm vụ tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy Tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân thực hiện tốt hơn nữa cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

Nói về tổ chức đơn vị hành chính, tại phiên thảo luận ở tổ về Luật Tổ chức chính quyền địa phương kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, trên thế giới hiện nay có đến 80% quốc gia chỉ duy trì mô hình chính quyền 3 cấp. Trên tinh thần đó, các chuyên gia và người dân khi bàn về cấp huyện, quận đều thống nhất nên bỏ cấp trung gian này. Điều cần nhấn mạnh, trong khi công an đang thực hiện việc bỏ cấp công an quận, huyện; viện kiểm sát, tòa án, thanh tra cũng đang tiến hành “nghiên cứu” bỏ cấp huyện thì việc bỏ trung gian hành chính cấp huyện là hợp lý.

Bỏ cấp huyện để chuẩn hóa chính quyền cấp xã, phường, một trong những cấp gần dân, sát dân nhất là điều đặc biệt quan trọng. Không những thế, việc bỏ trung gian cấp huyện sẽ tinh giản được rất nhiều biên chế, đồng thời giảm bớt gánh nặng ngân sách Nhà nước chi cho khối này. Tiền đó dùng để nâng lương và chi cho các chương trình an sinh - xã hội.

Đối với việc sáp nhập tỉnh, thành, sau ngày đất nước thống nhất, cả nước có 38 tỉnh thành, vì nhiều lý do khác nhau đến nay tăng lên thành 63 tỉnh, thành phố. Nếu trước đây “chia nhỏ” tỉnh thành vì các lý do như kết cấu hạ tầng yếu kém, hạ tầng thông tin chưa phát triển, trong khi tình hình chính trị lại phức tạp (chiến tranh biên giới kết thúc chưa lâu; hàng loạt các nước Đông Âu sụp đổ, thế lực bên ngoài liên tục chống phá…), việc chia tách tỉnh theo hướng tăng lên vừa để thuận lợi cho phát triển kinh tế, vừa để quản lý Nhà nước hiệu quả góp phần ổn định chính trị.

Nay mọi thứ đã thay đổi, kết cấu hạ tầng giao thông, hạ tầng số rất phát triển; nhiều địa phương đang bị tấm áo chật bó hẹp cơ thể dẫn đến “cạn kiệt” dư địa chí cho phát triển; trên bình diện quốc tế chúng ta đã hội nhập toàn diện vào kinh tế toàn cầu; là bạn, là đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia, tổ chức lớn trên thế giới; nâng cấp hợp tác chiến lược toàn diện với 9 quốc gia… Chính vì thế, đây là thời điểm chín muồi để tiến hành sáp nhập địa giới hành chính cấp tỉnh, thành để tạo động lực cho phát triển kinh tế cũng như giảm chi tiêu ngân sách ở mức tối ta. Không thể, 70% tiền ngân sách dùng cho chi sự nghiệp (nuôi bộ máy) như hiện tại, trong khi chi cho khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo; y tế, giáo dục đang quá thấp.

Với tinh thần “vừa chạy, vừa xếp hàng”, với sự quyết tâm cao của Trung ương và toàn hệ thống chính trị, tin tưởng chúng ta sẽ về đích đúng lộ trình về sắp xếp, tinh gọn hệ thống chính trị để chuẩn bị đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Hà Lê

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Doanh nghiệp sôi nổi tuyển dụng

Doanh nghiệp sôi nổi tuyển dụng

Theo quan sát của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thời điểm này, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tương đối sôi động. Riêng tại thị trường Hà Nội, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tập trung vào các lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng cao như công nghệ thông tin, kinh doanh và tài chính…
Giá vàng sụt giảm, người dân lại xếp hàng dài chờ mua

Giá vàng sụt giảm, người dân lại xếp hàng dài chờ mua

Trong phiên giao dịch hôm nay, giá vàng bất ngờ hạ nhiệt. Tại một số tiệm vàng ở Hà Nội, người dân lại xếp hàng dài chờ mua. Tuy nhiên, số lượng vàng bán ra rất nhỏ giọt.
TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

TP.HCM: Bảo đảm an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4

Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ tiếp tục tăng cường các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng trong thời gian diễn ra đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Vì sao Sơn Tây đặt tên một xã là Đoài Phương?

Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, thị xã Sơn Tây dự kiến còn 3 đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, ngoài tên gọi Sơn Tây, Tùng Thiện thường thấy thì dự kiến sau khi sắp xếp sẽ có thêm một đơn vị hành chính mới có tên gọi là Đoài Phương.
Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Hà Nội công bố số điện thoại phản ánh giao thông dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5

Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Phi Thường vừa yêu cầu đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhân dân dịp nghỉ Lễ 30/4-1/5 và cao điểm du lịch hè năm 2025 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đáng chú ý, Sở cũng công bố nhiều số điện thoại nhằm phản ánh giao thông dịp này.
Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Tiêm vắc xin cúm miễn phí cho cựu chiến binh, người có công với cách mạng

Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC sẽ tổ chức tiêm miễn phí 5.000 liều vắc xin cúm cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng… Hoạt động được triển khai tại gần 220 trung tâm tiêm chủng của VNVC trên cả nước và kéo dài đến hết ngày 30/4.
Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Làm tốt công tác chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên, người lao động

Trong quý I/2025, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Ba Đình đã triển khai nhiều hoạt động, tích cực chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho đoàn viên, người lao động; qua đó vận động đoàn viên, người lao động hăng hái thi đua lao động, sản xuất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tin khác

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những ngôi trường đậm tính nhân văn

Những trụ sở cơ quan của hệ thống chính trị sau sắp xếp sẽ được sử dụng đúng mục đích, trong đó ưu tiên xây trường học, cơ sở y tế và thiết chế văn hóa cho nhân dân.
Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Đừng để “cha chung không ai khóc”!

Việc Công an phá đường dây sữa giả lên tới 573 chủng loại ngay tại Hà Nội đã gây hoang mang dư luận, người dân, đặc biệt là cha mẹ các em. Điều đáng nói, khi có vấn đề xảy ra, các cơ quan quản lý nhà nước vẫn điệp khúc “biết rồi khổ lắm, nói mãi” đó là bộ, ngành “tôi” không quản lý.
Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tôi nhớ vào ngày 1/8/2008 khi việc mở rộng địa giới hành chính thành phố Hà Nội theo Nghị quyết số 15 của Quốc hội khóa XII có hiệu lực, vào thời điểm đó, không ít người dân tỉnh Hà Tây (cũ) cũng trăn trở, suy tư. Thế rồi, khoảng 2 năm sau, khi tôi quay trở lại một số huyện để phản ánh, trao đổi với người dân, ai ai cũng tỏ ra rất hài lòng. Đơn giản, sau khi sáp nhập vào Thủ đô, các chính sách tam nông (nông nghiệp - nông thôn - nông dân) được Thành phố đặc biệt quan tâm. Hệ thống điện - đường - trường - trạm thay đổi rõ rệt. Và nay, sau gần 17 năm, hẳn ai cũng nhìn thấy tính hiệu quả của Nghị quyết mang tầm chiến lược này.
Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Giá như thế mới là nhà ở xã hội

Trong “cơn sốt” vàng; “sốt đất”, đọc báo, xem tin ở Hà Nội đâu đâu giá bất động sản cũng nóng. Đất nền tăng, giá chung cư cũng dao động từ 50-100 triệu đồng/m2; thậm chí có những dự án nhà ở xã hội giá cũng lên tới 30 triệu đồng/m2. Cánh cửa an cư đối với người thu nhập trung bình, thu nhập thấp gần như “khép lại”. Tuy nhiên, vừa qua một dự án nhà ở xã hội (NƠXH) công bố giá bán 1m2 trên 13,6 triệu đồng (đã gồm thuế VAT) làm nhiều người lao động sống lại hy vọng.
Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin

Thông tin có vai trò quan trọng đối với đời sống, xã hội. Bởi thế, điều cần và đủ, nguồn cung cấp tin phải chuẩn, việc truyền tải thông tin phải khách quan, trung thực, tránh tình trạng giật tít, câu view làm ảnh hưởng xấu đến dư luận, sai bản chất sự việc.
Giải phóng kinh tế tư nhân

Giải phóng kinh tế tư nhân

Vừa qua, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”. Với cách tiếp cận mới, đây thực sự là những nội dung mang tầm chiến lược để “tháo gỡ” các rào cản, mở đường “cao tốc” đưa kinh tế tư nhân trở thành một trong 3 chân kiềng quan trọng góp phần hiện thực hóa khát vọng đất nước hùng cường.
Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng

Ngoài kia mưa xuân lất phất bay, Hà Nội những ngày này cây cối cũng bắt đầu đơm chồi, nảy lộc. Với Thành phố, “cả núi” công việc đang được “thần tốc” phải giải quyết, hàng loạt các công trình trọng điểm đang được đẩy nhanh tiến độ và chuẩn bị khởi công. Bên cạnh nhiệm vụ tiếp tục triển khai Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương, cụ thể là Kết luận số 127 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị, thành phố Hà Nội cũng đang dồn lực để đưa các dự án đã triển khai hoàn thành đúng tiến độ; đồng thời chuẩn bị triển khai hàng loạt dự án mới.
Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ

Để triển khai hiệu quả Nghị quyết số 57-NQ/TƯ ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về "Đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia", đúng như chỉ đạo của Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo 57 của Thành ủy - điều quan trọng phải xác định rõ trọng tâm, trọng điểm để tạo các bước đột phá.
Những “ánh điện” nơi công sở

Những “ánh điện” nơi công sở

Những ngày này, cả nước nói chung, Thủ đô nói riêng, các cơ quan từ Thành ủy đến các cấp chính quyền, đoàn thể của hệ thống chính trị đang “căng mình” thực hiện nhiệm vụ kép: Tập trung phát triển kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện Nghị quyết 18, Kết luận 127 của Bộ Chính trị về sắp xếp, tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị.
Học suốt đời và tự học

Học suốt đời và tự học

Trong bài viết “Học tập suốt đời”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhận xét: “Bên cạnh kết quả, thực hiện chủ trương học tập suốt đời vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Đào tạo, bồi dưỡng còn chạy theo số lượng mà chưa thực sự chú trọng tới chất lượng; việc tự học, thực học và học tập suốt đời của đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa đạt kết quả như mong muốn; còn tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp…”. Đây là vấn đề thời sự đáng suy nghĩ và đến lúc cần phải thay đổi.
Xem thêm
Phiên bản di động