Học suốt đời và tự học
Đổi mới tư duy về lĩnh vực y tế để nâng cao sức khỏe cho nhân dân Học tập suốt đời |
Có điều rất lạ và cũng có thể nói bất ngờ, khi lướt trên mạng xã hội như Facebook, có những bài viết của những tên tuổi không quen hoặc chỉ biết danh qua báo chí, song để lại cho mình sự khâm phục, thậm chí cũng là “kênh” giúp mình dung nạp kiến thức. Ví đọc những bài viết trên Facebook Trần Bình Giang (Giáo sư Y khoa - nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức) thấy ngồn ngộn những thông tin hàn lâm về lịch sử thế giới, trong nước cũng như những vấn đề xã hội.
Lòng tự hỏi, là chuyên gia Y tế, thời gian đâu giáo sư đọc, học thêm để có những kiến thức về lịch sử, văn hóa sâu sắc đến vậy? Hay tác giả Phó Đức An (Peter Pho) - một việt kiều Mỹ đang sinh sống ở Hà Nội - “kho kiến thức” chính trị, kinh tế, văn hóa, tôn giáo đồ sộ đến mức phải ngỡ ngàng. Tiếp xúc mới hay, ngoài kiến thức trong trường, đa số họ đều tự học, tự đọc.
Viết đến đây, đọc kỹ bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm lại nhớ hôm nọ ngồi với một bác sĩ đang làm nghiên cứu sinh (tiến sĩ) tâm sự: “Học y đã vất vả, để làm và bảo vệ thành công luận án tiến sĩ không hề đơn giản. Chưa kể phải làm công tác chuyên môn. Thế mà không hiểu sao, em thấy nhiều người, có khi tuổi đời trên dưới 50 mà có rất nhiều bằng cấp, chưa kể chứng chỉ. Không biết họ học thế nào?”.
Vị bác sĩ trẻ đặt vấn đề và hỏi, tôi đành trả lời như góp vui câu chuyện rằng: Đôi khi có những lĩnh vực, cấp bậc, thời gian qua chúng ta đang quy định phải có bằng này, học vị (trình độ) kia, văn bằng, chứng chỉ nọ mới đáp ứng đủ điều kiện trong công tác cán bộ (bổ nhiệm). Thế nên, nhiều người đành phải “đi học”; “theo học”. Cạnh đó, cũng không loại trừ một số người thích bằng cấp để “dương oai”.
Nói về học, Lê nin nói: ”Học - học nữa; học - học mãi”; Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu căn dặn về việc “học tập suốt đời”. Vũ trụ thì bao la, kiến thức là vô tận, nếu mỗi chúng ta chỉ yên tâm với tấm bằng chuyên môn mà quên đi cái sự học (trong đó có cả tự học) để dung nạp kiến thức, để dung nạp các tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đặc biệt là kỷ nguyên số với sự phát triển như vũ bão về khoa học công nghệ thì cá nhân mình sẽ bị tụt hậu. Cá nhân tụt hậu đồng nghĩa với việc đất nước cũng thụt lùi.
Do đó, học tập suốt đời theo tư tưởng Hồ Chí Minh như trong bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm là vấn đề có tính sống còn. Tuy nhiên, phải học thật, văn bằng thật, tránh xa tình trạng học theo phong trào, sính bằng cấp thì sẽ cho kết quả ngược lại.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Khuyến nghị xét nâng ngạch cho công chức

Để kinh tế tư nhân là động lực tăng trưởng quan trọng của đất nước

Tạo điểm nhấn cho Tháng Công nhân

Bình yên nghe sóng vỗ

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!

Tạo diện mạo Thủ đô xanh, sạch, đẹp trong mắt bạn bè quốc tế

Nữ Chủ tịch Công đoàn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Tin khác

Sáp nhập, hợp nhất, đặt tên các đơn vị hành chính mới: Tất cả vì mục tiêu chung!
Bình luận 15/04/2025 16:21

Giá như thế mới là nhà ở xã hội
Bình luận 10/04/2025 11:37

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Giải phóng kinh tế tư nhân
Việt Nam - Kỷ nguyên vươn mình 20/03/2025 11:25

Phát huy khí thế mùa Xuân đại thắng
Bình luận 15/03/2025 07:40

Để KCN cao Hòa Lạc trở thành "trái tim" công nghệ
Bình luận 11/03/2025 07:45

Những “ánh điện” nơi công sở
Bình luận 06/03/2025 08:56

Tinh gọn để phát triển
Bình luận 25/02/2025 09:10

Hiệu quả chính là thước đo, tự hào Thủ đô ngày càng phát triển
Bình luận 19/02/2025 15:49

GDP và đời sống nhân dân
Bình luận 18/02/2025 10:30