Bộ Xây dựng sẽ cân nhắc lựa chọn nhà thầu thực hiện Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình” Quốc hội nhất trí chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam |
Mới đây, Ủy ban Dân nguyện và giám sát của Quốc hội gửi tới Bộ Xây dựng kiến nghị của cử tri bày tỏ quan điểm về: “Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam được dự kiến thiết kế với tốc độ 350km/h. Cử tri cho rằng đây là một chủ trương đúng đắn. Tuy nhiên, tốc độ 350km/h là một tốc độ cao, dễ xảy ra nguy hiểm nếu đường không được thi công đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật, chất lượng tương ứng. Đề nghị cân nhắc lựa chọn nhà thầu đủ trình độ, năng lực, tiềm lực thực hiện thiết kế, thi công, để đường được xây dựng đảm bảo hiệu quả”.
![]() |
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam được đề xuất đầu tư với chiều dài 1.541km, thiết kế với tốc độ 350km/h. (Ảnh minh hoạ) |
Trước ý kiến của cư tri, Bộ Xây dựng vừa có Văn bản số 201/BXD-KHTC trả lời với nội dung: “Thực hiện chủ trương của Đảng, Bộ Chính trị; cụ thể hóa Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch mạng lưới đường sắt Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng để lựa chọn phương án đầu tư, giải pháp tổ chức thực hiện tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
Ngày 10/11/2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ trình và được Quốc hội chủ trương đầu tư Dự án tại Nghị quyết số 172/NQ/QH15 ngày 30/11/2024, tốc độ thiết kế 350km/h.
Do đây là dự án chiến lược, tạo động lực đột phá để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước, có tiêu chuẩn kỹ thuật - công nghệ phức tạp, nguồn lực đầu tư đặc biệt lớn, lần đầu tiên được triển khai tại Việt Nam, Bộ Xây dựng thống nhất với kiến nghị của cử tri sẽ nghiên cứu lựa chọn nhà thầu đủ trình độ, năng lực, tiềm lực thực hiện thiết kế, thi công, để đường được xây dựng đảm bảo hiệu quả…”.
Trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Bộ Xây dựng khẳng định đã cùng các bộ, ban, ngành tích cực nghiên cứu kinh nghiệm, tham khảo mô hình từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, tổ chức học tập kinh nghiệm tại 6 nước sở hữu và làm chủ công nghệ đường sắt tốc độ cao.
Tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được đề xuất đầu tư với chiều dài 1.541km, quy mô đường đôi, khổ 1.435mm, điện khí hóa, hạ tầng thiết kế với tốc độ 350km/h, bố trí 23 ga hành khách với cự ly trung bình khoảng 67km, 5 ga hàng gắn với các đầu mối hàng hóa. Tuyến sẽ bắt đầu từ ga Ngọc Hồi (Hà Nội), đi qua 20 tỉnh, thành phố và kết thúc tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM).
Về công nghệ, Bộ Xây dựng cho biết, trên thế giới có 3 loại hình công nghệ gồm: Công nghệ chạy trên ray, tốc độ khoảng 250-350km/h, chi phí đầu tư trung bình, được đa số các quốc gia trên thế giới lựa chọn; Công nghệ chạy trên đệm từ trường, tốc độ khoảng 600km/h, chi phí đầu tư cao, chưa phổ biến; Công nghệ chạy trong ống, tốc độ lên đến khoảng 1.200km/h, chi phí đầu tư rất cao, mới đang xây dựng thử nghiệm.
Căn cứ mức độ tin cậy, hiệu quả, kinh nghiệm các quốc gia trên thế giới, Bộ Xây dựng kiến nghị lựa chọn công nghệ đường sắt chạy trên ray.
Về lựa chọn tốc độ thiết kế, phía Bộ Xây dựng cho rằng, tốc độ 350km/h phù hợp với các tuyến dài từ 800km trở lên, tập trung nhiều đô thị có mật độ dân số cao như hành lang Bắc - Nam của nước ta.
Ngoài ra, theo tính toán của tư vấn, trên chặng Hà Nội - TP.HCM, tốc độ 350km/h có khả năng thu hút hành khách cao hơn khoảng 12,5% so với tốc độ 250 km/h; chi phí đầu tư tốc độ 350km/h cao hơn tốc độ 250km/h khoảng 8-9%. Tuy nhiên, nếu đầu tư với tốc độ 250km/h, việc nâng cấp lên tốc độ 350km/h là khó khả thi và không hiệu quả.
Bộ Xây dựng đặt mục tiêu trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 10/2024; đấu thầu lựa chọn tư vấn quốc tế, triển khai khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trong năm 2025-2026; triển khai giải phóng mặt bằng, đấu thầu lựa chọn nhà thầu và khởi công các dự án thành phần đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM cuối năm 2027; khởi công các dự án thành phần đoạn Vinh - Nha Trang năm 2028-2029 và phấn đấu hoàn thành đầu tư toàn tuyến năm 2035.
Về phương án huy động vốn đầu tư dự án, Bộ Xây dựng đề xuất huy động ngân sách Trung ương bố trí theo các kỳ trung hạn, nguồn vốn trái phiếu chính phủ, nguồn vốn góp các địa phương, nguồn vốn huy động có chi phí thấp, ít ràng buộc, nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm.
Khắc Hạnh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Tháo gỡ điểm nghẽn để Hà Nội phát triển thương mại và văn hóa

Năm 2025, Việt Nam đăng cai ba giải bóng đá nữ quốc tế

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng phát động Tháng Công nhân, hướng về người lao động

Tiết học lịch sử "đặc biệt" khơi dậy lòng yêu nước

Quận Tây Hồ: Hơn 99% phiếu đồng ý với phương án sắp xếp đơn vị hành chính

Ra mắt đợt thông tin đặc biệt và triển lãm tương tác kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Phạt tù 12 năm đối với tội xả chất thải nguy hại gây ô nhiễm môi trường
Tin khác

Hướng dẫn các điểm đỗ xe phục vụ nhân dân vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
Giao thông 22/04/2025 15:54

Tàu xe “cháy” vé trước dịp nghỉ lễ
Giao thông 22/04/2025 06:23

Tối ưu hóa hạ tầng để giảm ùn tắc giao thông
Giao thông 21/04/2025 07:33

Phố Hoàng Hoa Thám và phố Ngọc Hà cấm xe 16 chỗ
Giao thông 19/04/2025 22:30

Xe buýt, đường sắt đô thị tăng cường hoạt động dịp nghỉ Lễ 30/4
Giao thông 19/04/2025 17:42

Hà Nội vận hành thêm một tuyến buýt điện
Giao thông 19/04/2025 16:41

Chính thức thông xe tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài
Giao thông 19/04/2025 12:12

Xử lý mạnh tay vi phạm giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Giao thông 19/04/2025 11:48

Khai thác chuyến bay đầu tiên tại nhà ga T3 - Cảng HKQT Tân Sơn Nhất
Giao thông 17/04/2025 14:01

Hà Nội 'mạnh tay' xén vỉa hè để giảm ùn tắc
Giao thông 16/04/2025 18:47