Nghị định 168/2024/NĐ-CP: Tạo chuyển biến trong ý thức chấp hành luật giao thông
Nghị định 168/2024/NĐ-CP ban hành theo trình tự rút gọn Chế tài mạnh để nâng cao văn hóa giao thông Những con số "biết nói" sau 1 tháng thực hiện Nghị định 168 |
Phóng viên: Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe được ký ban hành ngày 26/12/2024 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. GS.TS đánh giá như thế nào về các quy định tại Nghị định?
![]() |
GS.TS Hoàng Văn Cường (Đại biểu Quốc hội khóa XV, nguyên Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân) |
GS.TS Hoàng Văn Cường: Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã đưa ra các biện pháp xử lý đối với người vi phạm quy tắc giao thông đường bộ, theo đó không đơn thuần chỉ là việc tăng mức tiền phạt mà còn áp dụng kết hợp nhiều hình thức xử lý khác như tạm giữ giấy phép lái xe, trừ điểm giấy phép lái xe...
Điều này đã tác động mạnh đến trí nhớ, nhận thức của người vi phạm; giúp người vi phạm thấy được rằng không phải khi vi phạm chỉ cần nộp tiền là xong mà còn không được lái xe trong thời gian bị tạm giữ giấy phép và nếu không có ý thức chấp hành, cứ tái phạm nhiều lần thì sẽ bị thu hồi mất giấy phép lái xe.
Do đó, sau mỗi lần vi phạm, họ sẽ khắc sâu trong trí nhớ việc từng bị xử phạt như thế nào, khi tham gia giao thông sẽ phải chú ý hơn để không vi phạm, ý thức chấp hành luật giao thông sẽ phải tăng lên.
Phóng viên: Đến nay, sau một tháng rưỡi tháng triển khai Nghị định, GS.TS nhận thấy có những thay đổi nào trong ý thức của người tham gia giao thông?
GS.TS Hoàng Văn Cường: Theo thông tin mà tôi được biết qua các phương tiện truyền thông, sau một tháng rưỡi kể từ khi Nghị định 168/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, tình hình trật tự an toàn giao thông đã có nhiều chuyển biến rõ rệt, theo hướng tích cực. Số vụ tai nạn giao thông giảm. Số vụ vi phạm về trật tự an toàn giao thông cũng giảm đáng kể. Điều này chứng tỏ người tham gia giao thông đã có ý thức và chú ý hơn, giảm được tai nạn là tránh được rủi ro cho người tham gia giao thông.
Qua quan sát ngoài thực tế, có thể dễ dàng nhận thấy người tham gia giao thông chấp hành nghiêm hơn các quy định của pháp luật về giao thông. Tình trạng người điều khiển phương tiện giao thông vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều của đường một chiều, chen lấn làn đường… đã giảm rõ rệt.
Tôi cho rằng đây là những chuyển biến khá tích cực, thể hiện rõ ý thức của người tham gia giao thông đã có sự thay đổi sau khi chịu tác động rất mạnh từ những các quy định của Nghị định.
Phóng viên: Hiện tại, vẫn còn dư luận trái chiều xoay quanh các quy định của Nghị định. Một bộ phận người dân đồng tình với việc tăng mức xử phạt để răn đe các hành vi vi phạm nghiêm trọng, nhưng cũng có không ít ý kiến cho rằng mức xử phạt hiện nay quá cao, chưa phù hợp với thu nhập của nhiều người. Quan điểm của GS.TS về vấn đề này như thế nào?
GS.TS Hoàng Văn Cường: Theo tôi, xử phạt về vi phạm giao thông, cũng như xử phạt về vi phạm khác không liên quan gì đến thu nhập. Đây không phải thuế nên không thể xác định mức xử phạt khi vi phạm căn cứ vào thu nhập cao hay thấp. Nếu người thu nhập cao nhưng người ta có ý thức tốt, chấp hành đầy đủ các luật lệ, không vi phạm thì người ta không mất đồng tiền nào. Ngược lại, nếu anh thu nhập thấp, anh không có tiền, nhưng ý thức lại không tốt, đi liều, đi ẩu thì không chỉ gây tai họa cho bản thân mà có thể còn gây họa cho người khác, nên nếu không muốn mất hết tiền thì đừng vi phạm. Chính điều này tác động rất mạnh đến cuộc sống, khiến người tham gia giao thông buộc lòng phải thay đổi ý thức.
Do vậy, tôi cho rằng giữa mức xử phạt không tương quan đến mức thu nhập. Một khi người ta thấy rằng, nếu vi phạm sẽ ảnh hưởng thu nhập, ảnh hưởng đến cuộc sống thì người ta phải thay đổi ý thức chấp hành cho tốt, không dám vi phạm.
Phóng viên: Theo GS.TS, đâu là giải pháp trước mắt và lâu dài để Nghị định thực sự đi vào cuộc sống?
GS.TS Hoàng Văn Cường: Có thể dễ dàng nhận thấy Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã bắt đầu tác động rất mạnh đến nhận thức của người dân. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là chúng ta phải làm thế nào để mọi người dân phải thấy “tâm phục, khẩu phục” và thấy rằng việc xử phạt là nghiêm minh. Việc thực hiện Nghị định sẽ mang lại tác động không chỉ cho cá nhân mà còn cho cộng đồng và xã hội.
Với cá nhân, khi đã chấp hành nghiêm túc các quy định của pháp luật về trật tự, an toàn giao thông thì sẽ không bị xử phạt và giảm nguy cơ rủi ro. Và khi mỗi người đều chấp hành tốt thì sẽ tạo được trật tự an toàn giao thông tốt, sẽ an toàn cho chính người tham gia giao thông và an toàn cho xã hội. Cần phải tạo nhận thức đồng bộ cho toàn xã hội như thế.
![]() |
Người dân nghiêm chỉnh chấp hành đèn tín hiệu, vạch kẻ đường |
Chúng ta cần có quan điểm rất rõ là xử phạt nặng đối với các vi phạm về trật tự, an toàn giao thông không phải nhằm mục tiêu tăng thu tiền phạt mà nhằm để xử lý một cách thỏa đáng, xử lý một cách mạnh tay với những cá nhân không có ý thức, những cá nhân cố tình vi phạm, những cá nhân bất chấp các quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, chúng ta cũng phải xử lý linh hoạt đối với những trường hợp vi phạm vì những lý do rất khách quan như nhường đường cho xe ưu tiên lưu thông trong trường hợp khẩn cấp; đèn tín hiệu, biển chỉ dẫn không rõ ràng, chưa phù hợp… Đặc biệt, trong bối cảnh hạ tầng giao thông còn nhiều yếu tố hạn chế, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu đi lại của người dân thì việc xử lý các hành vi giao thông càng cần phải linh hoạt, tránh xử lý một cách vô cảm, gây bức xúc cho người tham gia giao thông.
Về lâu dài, chúng ta phải tăng cường hệ thống hạ tầng giao thông, đặc biệt là phương tiện giao thông công cộng để giảm thiểu phương tiện cá nhân. Khi chúng ta có phương tiện giao thông công cộng đầy đủ thì người dân có thể lựa chọn phương thức giao thông thuận tiện nhất; kỷ luật, kỷ cương về giao thông cũng sẽ được nâng lên.
Phóng viên: Trân trọng cảm ơn GS.TS.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

"Cắt đá tìm ngọc" người phụ nữ bị lừa gần 300 triệu đồng

Hà Nội: Biểu dương điển hình đạt danh hiệu “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”

"Kích hoạt" tiềm năng to lớn của kinh tế tư nhân

Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp

Những điều cần biết về Tết Thanh minh năm 2025

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin

Hà Nội: Giải quyết các chế độ bảo hiểm kịp thời tới gần 90.000 lượt người
Tin khác

Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp
Sự kiện 28/03/2025 12:45

Hà Nội: Hoàn thành 18/18 chỉ tiêu của Chương trình 06-CTr/TU
Sự kiện 28/03/2025 08:44

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo xử lý thông tin báo chí phản ánh giá lợn hơi tăng cao
Tin mới 28/03/2025 06:58

Bộ Nội vụ đề xuất cán bộ, công chức xã thuộc biên chế của tỉnh
Tin mới 27/03/2025 20:38

Bình Dương: Tiếp nhận hồ sơ cấp, đổi giấy phép lái xe tại 91 địa điểm
Tin mới 27/03/2025 15:17

Quy định rõ khi nào được trao đổi, tặng cho dữ liệu cá nhân
Sự kiện 27/03/2025 10:47

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Thủ tướng Singapore Lawrence Wong
Tin mới 26/03/2025 20:23

Thận trọng khi thông tin và tiếp nhận thông tin
Thời sự 26/03/2025 18:55

Đại biểu đề xuất không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt độ và xăng
Sự kiện 26/03/2025 16:38

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Singapore Lawrence Wong
Tin mới 26/03/2025 16:26