Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường

Dự thảo Chỉ thị “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” xác định 5 trọng tâm trong công tác đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật Hà Nội đề nghị làm rõ mô hình chính quyền cơ sở khi sửa đổi Hiến pháp

5 trọng tâm đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh vừa chủ trì Phiên họp lần thứ hai Ban soạn thảo, Tổ giúp việc soạn thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.

Báo cáo tình hình xây dựng dự thảo Chỉ thị tại phiên họp, Viện trưởng Viện Chiến lược và Khoa học pháp lý Nguyễn Văn Cương cho biết, đến ngày 19/3/2025, Bộ Tư pháp đã nhận được 5/6 văn bản góp ý của Ban Đảng Trung ương, 15/20 Đảng ủy Bộ, ngành và 44/63 Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương. Bộ Tư pháp cũng phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia về “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới”.

Dự thảo Chỉ thị “Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong Kỷ nguyên mới” xác định 5 trọng tâm trong công tác đổi mới xây dựng và thi hành pháp luật. Cụ thể: Bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, trực tiếp của Đảng trong công tác xây dựng pháp luật; tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tổ chức thi hành pháp luật; đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật là “đột phá của đột phá” trong hoàn thiện thể chế; xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường, nắm bắt mọi cơ hội, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia...

Trên cơ sở bám sát nội dung, tinh thần chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, yêu cầu, đòi hỏi mới của tình hình phát triển đất nước, bảo đảm nhất quán với nội dung, tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương, Đề án xác định mục tiêu của việc đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải đi sớm, đi trước, mở đường
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: PM)

Về nhiệm vụ và giải pháp, trên cơ sở đánh giá thực trạng công tác xây dựng và thi hành pháp luật, bối cảnh tác động, yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, phù hợp với nội dung, tinh thần của Nghị quyết số 27-NQ/TW, Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tư pháp kiến nghị các nhiệm vụ và giải pháp đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới, với 7 nhóm giải pháp...

Tăng cường đầu tư vào nghiên cứu chính sách

Phát biểu tại phiên họp, Thiếu tướng Trần Nguyên Quân, Phó Cục trưởng Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, Bộ Công an đề nghị Ban soạn thảo chỉnh lý nội dung quan điểm chỉ đạo để thể hiện đầy đủ tư tưởng của Bộ Chính trị và Tổng Bí thư. Bên cạnh đó, Ban soạn thảo cần lập ra mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể gắn với giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng Ban Dân chủ - Pháp luật, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị cần xác định rõ những vấn đề chung của pháp luật cần giải quyết, xác định rõ các trụ cột pháp luật trong kỷ nguyên mới là gì, từ đó xây dựng định hướng phù hợp.

Đồng thời cần tăng cường ứng dụng công nghệ số, trí tuệ nhân tạo trong xây dựng và quản lý pháp luật; xây dựng kho dữ liệu pháp luật thống nhất, chính thống để làm cơ sở cho việc phân tích, đánh giá và hoạch định chính sách; thành lập bộ phận chuyên trách về soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao chất lượng và tính thống nhất của hệ thống pháp luật…

Kết luận phiên họp, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nêu rõ, dự thảo Chỉ thị cần cô đọng, tránh trùng lặp, đảm bảo sự nhất quán, những giải pháp đưa ra phải thể hiện được tinh thần đổi mới và tính đột phá trong việc tổ chức và thi hành pháp luật. Nội dung của dự thảo phải có những điểm nhấn xuyên suốt, như vấn đề nguồn nhân lực, chuyển đổi số, đặc thù pháp luật quốc tế và biện pháp đảm bảo kinh phí...

Bộ trưởng cũng đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thêm các bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm trong thời gian gần đây, như phát triển kinh tế tư nhân, phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam… cũng như kết luận của Tổng Bí thư tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp; tham khảo thêm dự thảo mới nhất của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội Đại hội XIV của Đảng.

Đồng thời, nội dung dự thảo phải gắn chặt mục tiêu phát triển với yêu cầu của kỷ nguyên mới. Pháp luật trong giai đoạn này không chỉ là công cụ quản lý mà còn phải trở thành nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển. Việc xây dựng và thực thi pháp luật chính là "đột phá của đột phá" trong quá trình hoàn thiện thể chế. Nhưng quan trọng hơn, nó phải xuất phát từ thực tiễn, phản ánh đúng nhu cầu của đất nước, trở thành bệ phóng cho cải cách và phát triển.

Việc xây dựng và tổ chức thi hành pháp luật trong giai đoạn tới phải có tư duy đổi mới, không thể tiếp cận theo cách cũ. Pháp luật phải trở thành nền tảng và động lực phát triển đất nước, gắn liền với yêu cầu thực tiễn và hội nhập quốc tế. Bên cạnh đó, cần tăng cường đầu tư vào nghiên cứu chính sách, đảm bảo tính chủ động trong xây dựng pháp luật, tránh tình trạng bị động hoặc thiếu cơ sở khoa học. Sự tham gia của các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và người dân cũng cần được đẩy mạnh để tăng tính phản biện và minh bạch...

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Nỗ lực đồng hành cùng người lao động

Trong những năm qua, thực hiện sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội, Thường trực Huyện ủy, chương trình công tác năm của Liên đoàn Lao động huyện, Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động huyện Phú Xuyên đã chỉ đạo hiệu quả phong trào công nhân, viên chức, lao động và hoạt động công đoàn. Qua đó, đồng hành cùng người lao động trong lao động, sản xuất; góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công dịp lễ 30/4 và Quốc khánh 2/9

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã ký Tờ trình số 440/TTr-TTg trình Chủ tịch nước tặng quà cho người có công với cách mạng, nhân dịp đặc biệt kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 80 năm Ngày thành lập nước (2/9/1945 - 2/9/2025).
Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM

Mới đây, Thanh tra Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Khu vực 2 đã ban hành Thông báo kết luận thanh tra 3 Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcomBank) tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) gồm Chi nhánh TP.HCM (PVcomBank HCM), Chi nhánh Sài Gòn (PVcomBank Sài Gòn) và Chi nhánh Phú Nhuận (PVcom Bank Phú Nhuận).
Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội biểu dương nhiều gương điển hình

Mới đây, tại Hải Phòng, Công đoàn ngành Dệt - May Hà Nội đã tổ chức hội nghị phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025; biểu dương điển hình tiên tiến, giai đoạn (2020 - 2025); biểu dương “Công nhân giỏi”, “Sáng kiến sáng tạo” ngành Dệt - May Hà Nội năm 2025.
Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Công khai và linh hoạt trong lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính phường

Nhằm triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đạt hiệu quả cao, trong các ngày 18, 19 và 20/4, toàn quận Hai Bà Trưng đẩy mạnh tuyên truyền, công khai đến tận các tổ dân phố về phương án sắp xếp đơn vị hành chính cấp cơ sở trên địa bàn quận, bằng nhiều hình thức phong phú.
Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Lấy ý kiến về một phường đặc biệt ở khu vực ngoài đê nội thành Hà Nội

Phường này dự kiến có tên là phường Hồng Hà. Phường hình thành từ diện tích một phần hoặc toàn bộ của nhiều phường thuộc địa bàn 5 quận của Hà Nội gồm Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Long Biên, Hai Bà Trưng; kéo dài từ cầu Nhật Tân đến cầu Vĩnh Tuy.
Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Nhận định Leicester vs Liverpool: Khác biệt từ hai đầu bảng xếp hạng

Trận đấu giữa Leicester vs Liverpool diễn ra vào lúc 22h30 ngày 20/4 trong khuôn khổ vòng 33 giải Premier League 2024/25. Cuộc đối đầu giữa hai đội bóng tại vòng 33 Premier League 2024/25 mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một chiến thắng thuyết phục cho Liverpool không chỉ giúp họ tiến gần hơn đến chức vô địch, mà còn có thể là “bản án tử” cho số phận của Leicester tại Premier League.

Tin khác

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về chuẩn bị các hồ sơ sửa đổi Hiến pháp

Tổng Thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng vừa ký ban hành Kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc chuẩn bị các hồ sơ liên quan đến việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, vừa được Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến Phiên họp thứ 44.
Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Khởi công, khánh thành nhiều dự án hạ tầng trọng điểm tại TP.HCM và Bà Rịa - Vũng Tàu

Hòa chung trong không khí cả nước kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), nhiều công trình, dự án lớn về hạ tầng, đô thị đã được khởi công, khánh thành trong ngày 19/4 tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Sáng 19/4, tại điểm cầu chính nhà ga T3 - Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Tân Sơn Nhất, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia và các công trình lớn nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Làm rõ các nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị tiếp tục làm rõ 12 nhóm chính sách để vận hành Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam; làm rõ các chính sách đột phá, vượt trội, riêng có của Việt Nam.
Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

Hà Nội lấy ý kiến nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sôi nổi các hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Sáng 18/4, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước trong 3 năm (2023 - 2025) đã tổ chức Họp báo về các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài thông tin việc sắp xếp phường, xã

Theo Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài, Hà Nội có 526 xã, phường, thị trấn, tới đây có thể 3-4 xã, phường, thị trấn sẽ thành một đơn vị; cán bộ quận, huyện, thị xã sẽ về cấp xã tham gia hệ thống chính trị... Thành phố sẽ thực hiện trên tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”, rất khẩn trương, nhưng phải ổn định và trật tự; đồng thời không để gián đoạn, ảnh hưởng đến công việc.
Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Đề xuất phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3 đến 5 tuổi

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.
Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Chưa có căn cứ, cơ sở đề xuất điều chỉnh lương cơ sở vào năm 2026

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, nguồn kinh phí để chi trả cho đối tượng chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy rất lớn, nên chưa đề xuất năm 2026 có điều chỉnh mức lương cơ sở cho các đối tượng có liên quan hay không.
UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

UBTVQH cho ý kiến về cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu

Ngày 17/4, tiếp tục Phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện cải cách tiền lương, điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.
Xem thêm
Phiên bản di động