Vốn tín dụng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân như thế nào?
Hộ gia đình sẽ không được vay vốn ngân hàng? Khó tiếp cận vốn ngân hàng, thị trường bất động sản có nguy cơ đóng băng Xóa nhà dột nát từ chương trình vay vốn Ngân hàng chính sách xã hội |
Có hơn 200 nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa còn dư nợ
Đến nay, với gần một triệu doanh nghiệp, khoảng 5 triệu hộ kinh doanh cá thể, khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP, hơn 30% ngân sách nhà nước, tạo ra hơn 40 triệu việc làm, chiếm khoảng 85% tổng số lao động trong nền kinh tế, đóng góp gần 60% vốn đầu tư toàn xã hội.
Tuy nhiên, trong đó chủ yếu là doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ, nhỏ và vừa (chiếm đến 98%), sức cạnh tranh thấp, hiệu quả hoạt động còn hạn chế. Nhiều doanh nhân chưa có kỹ năng quản trị cao, tư duy kinh doanh vẫn thiếu tầm nhìn chiến lược dài hạn. Các doanh nghiệp lớn chỉ chiếm khoảng 2%, tập trung vào một số ngành chủ lực như sản xuất thép, ô tô, công nghệ cao,…
Với sự nỗ lực, vào cuộc của Ngân hàng Nhà nước và hỗ trợ tích cực của các ngân hàng thương mại, hoạt động cấp tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Tại Hội thảo “Vốn ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế tư nhân”, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết: Tính đến cuối năm 2024, dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp tư nhân tại các tổ chức tín dụng đạt khoảng gần 7 triệu tỷ đồng, tăng khoảng 14,7% so với năm 2023, chiếm khoảng 44% dư nợ tín dụng nền kinh tế. Trong đó, có 100 tổ chức tín dụng phát sinh dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa với tổng dư nợ đạt 2,74 triệu tỷ đồng, tăng 10,7% so với cuối năm 2023, chiếm 17,6% dư nợ nền kinh tế; có 208.992 doanh nghiệp nhỏ và vừa còn dư nợ.
![]() |
Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp gần 50% GDP. (Ảnh minh họa: Bảo Thoa) |
Có thể nói hầu hết các tổ chức tín dụng cả trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các tổ chức tài chính vi mô... đều có mối quan hệ cho vay trực tiếp với khối doanh nghiệp tư nhân, trong đó có doanh nghiệp nhỏ và vừa chứ không phải ngân hàng chỉ dành cho phân khúc lớn cho doanh nghiệp nhà nước.
Con số có 208.992 doanh nghiệp nhỏ và vừa còn dư nợ cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, đồng thời góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Mặc dù khu vực kinh tế tư nhân đã có sự phát triển mạnh mẽ, nhưng các doanh nghiệp vẫn đối mặt với nhiều khó khăn. Phần lớn các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa, hạn chế về tiềm lực tài chính và khả năng cạnh tranh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến khả năng tiếp cận vốn của các doanh nghiệp tư nhân vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Năm 2025 dự báo cho thấy tình hình kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột địa chính trị, căng thẳng thương mại gia tăng và chi phí vay cao ở nhiều quốc gia. Các khó khăn nêu trên sẽ tác động lớn đến nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam, trong đó có khu vực kinh tế tư nhân.
Cần có cả vốn ngân hàng và vốn huy động
Theo Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân, tỷ lệ dư nợ của doanh nghiệp hiện nay rất cao. Dư nợ cao chứng tỏ các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang phát triển. Đối với doanh nghiệp, cần phải nghĩ đến việc đảm bảo như thế nào để ngân hàng yên tâm cho vay.
Về phía các ngân hàng thương mại, có hiện tượng là các nhà băng đang tập trung cho vay doanh nghiệp lớn. Như vậy, doanh nghiệp nhỏ và vừa muốn vay cần liên kết thành một địa chỉ, thông qua Hiệp hội để giới thiệu các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn tới ngân hàng. Điều này mang lợi ích về mặt thời gian. Các ngân hàng cho vay cũng yên tâm hơn rất nhiều.
Tại Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017, Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã đặt mục tiêu phát triển kinh tế tư nhân lành mạnh, hiệu quả, bền vững, thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, góp phần phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững. Bên cạnh đó, ngày 6/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định thành lập Ban chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân, thể hiện tinh thần hành động quyết liệt trong việc tạo điều kiện để kinh tế tư nhân phát triển, góp phần hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu 8% mà Chính phủ đã đặt ra. |
"Cần phải liên kết, sát cánh để Hiệp hội có thể giúp các doanh nghiệp. Có rất nhiều các phương án để doanh nghiệp huy động vốn, ngoài ngân hàng thì còn các quỹ… Nhưng vẫn cần tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa dễ tiếp cận hơn so với đi vay ở ngân hàng", ông Nguyễn Văn Thân nhấn mạnh.
Bên cạnh nguồn vốn tín dụng, nguồn vốn huy động cũng rất quan trọng. Nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia, Tiến sĩ Lê Xuân Nghĩa cho biết: Việt Nam có khoảng 900 nghìn doanh nghiệp, nhưng chỉ khoảng 500 doanh nghiệp huy động vốn trên sàn chứng khoán, trong đó có một số doanh nghiệp lên sàn vì thương hiệu chứ không phải để huy động vốn. Ngay cả những doanh nghiệp huy động vốn từ sàn chứng khoán cũng vẫn phải dựa vào vốn ngân hàng.
“Chúng ta từng có hy vọng trong một thời gian ngắn phát triển thị trường vốn trung và dài hạn, nhưng đã đến lúc phải “tỉnh ngộ”. Một tỷ phú của Việt Nam chia sẻ từng huy động được vốn trên sàn quốc tế từ Nhật Bản và Hàn Quốc khoảng 1,1 tỷ USD để trang trải một số hoạt động trong 2 năm, còn huy động vốn ở sàn trong nước rất khó. Nói ra để thấy vốn của doanh nghiệp hiện nay chủ yếu dựa vào ngân hàng thương mại và không có cách nào khác.
Trong một khảo sát tại Mỹ, tôi nhận thấy quốc gia này có cơ quan quản lý doanh nghiệp nhỏ mà không phải là quản lý doanh nghiệp lớn hay quản lý về công nghiệp. Bởi vì, 23 triệu doanh nghiệp nhỏ của họ tạo ra một nửa GDP và giải quyết lao động cho một nửa lực lượng lao động của Mỹ… Vì vậy, nước Mỹ dành ưu tiên đặc biệt vốn cho các doanh nghiệp loại này”, ông Lê Xuân Nghĩa cho biết.
Chuyên gia Lê Xuân Nghĩa cũng dẫn chứng, trước đây, Mỹ có quỹ cho doanh nghiệp vay, nhưng quản lý rất khó nên sau này bàn giao lại cho ngân hàng và chỉ còn đứng ra bảo lãnh, vì phần lớn doanh nghiệp nhỏ không có tài sản đảm bảo; đồng thời mời các chuyên gia về ngân hàng, kế toán đào tạo miễn phí, chuyên sâu cho doanh nghiệp bằng hình thức trực tuyến. Quỹ bảo lãnh vô điều kiện, chủ doanh nghiệp là nữ được bảo lãnh 80%, chủ doanh nghiệp là nam được bảo lãnh 60%. Doanh nghiệp được bảo lãnh chắc chắn sẽ được ngân hàng cho vay. Mô hình này cũng có tại một số quốc gia phát triển khác.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Giải bóng đá CNVCLĐ Cúp Báo Lao động Thủ đô năm 2025 thành công tốt đẹp

Phát triển Khu thương mại văn hoá nhìn từ Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng

Lan tỏa tinh thần học tập suốt đời, nuôi dưỡng khát vọng dân tộc

Cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương khai không có ai tác động xây dựng Quyết định số 13

Quận Tây Hồ vận dụng nhiều chính sách hợp lý trong GPMB Dự án Xây dựng cầu Tứ Liên

Hà Nội ban hành khung giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư

Hà Nội sắp khai trương Trung tâm tác nghiệp báo chí Thành phố
Tin khác

Nhiều tồn tại, hạn chế 3 Chi nhánh PVcomBank tại TP.HCM
Tài chính 20/04/2025 15:59

Những lưu ý về đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế để tránh vi phạm
Tài chính 17/04/2025 11:49

Quản chặt ngân sách khi bàn giao
Tài chính 17/04/2025 10:37

Đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách bảo đảm công khai, minh bạch
Tài chính 15/04/2025 08:34

NHNN tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Tài chính 14/04/2025 22:36

Lấy ý kiến về Dự án sửa đổi toàn diện Luật Ngân sách Nhà nước
Tài chính 11/04/2025 15:13

Cần thiết nâng cao năng lực tài chính cho Ngân hàng Hợp tác xã
Tài chính 09/04/2025 16:33

Bộ Tài chính lên tiếng về mức thuế đối ứng Mỹ công bố áp đối với Việt Nam
Tài chính 03/04/2025 17:09

Cổ phiếu khoáng sản "dậy sóng" sau tin phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc
Tài chính 02/04/2025 17:12

Giá vàng cao chót vót, nên mua hay bán?
Tài chính 02/04/2025 10:36