Bác nói phải!
Đó mới là điều đáng bàn! | |
Để con người người hơn! | |
Chính quyền thuộc về nhân dân |
- Em tưởng bác nói chuyện gì, chứ chuyện cháy quả thật không những rất mà rất rất nguy hiểm.
- Mới đây thôi, Hà Nội công bố kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong 3 tháng đầu năm. Một trong những nội dung thu hút được nhiều sự quan tâm là tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn. Đặc biệt là tình hình cháy nổ, trong quý 1/2018, trên địa bàn thành phố đã xảy ra 208 vụ cháy trong đó có 2 vụ cháy lớn, 2 vụ cháy nghiêm trọng, thiệt hại về tài sản ước tính gần 31 tỷ đồng và 1,3 ha rừng.
- Thôi, thôi, bác đừng liệt kê nữa, nghe đau lòng quá. Nhân đây cũng phải nhắc đến cái vụ cháy nghiêm trọng mới đây nhất xảy ra tại một chung cư cao cấp ở TP HCM đã khiến 13 người thiệt mạng. Xót xa quá!
- Số vụ cháy cứ ngày một tăng, thiệt hại ngày càng lớn, vậy nguyên nhân do đâu?
- Em nghĩ nguyên nhân chính là do ý thức PCCC của dân ta còn thấp quá, để đến khi sự cố xảy ra mới “đau xót” thì đã quá muộn.
- Đấy cũng là một nguyên nhân, dưng ngoài ý thức PCCC, tớ nghĩ công tác tuyên truyền và quản lý, thanh kiểm tra về PCCC còn nhiều điều đáng bàn.
-Tất nhiên rồi bác. Tỷ như em được biết thì kết luận sau mỗi vụ cháy nào cũng nêu đại loại cái nơi cháy, cái công trình, cái cơ sở sản xuất… bị cháy ấy không đảm bảo các quy chuẩn về PCCC.
- Chú định nói vậy sao nó vẫn được hoạt động chứ gì?
- Vâng, nếu quản lý, kiểm tra chặt áp theo quy chuẩn thì rõ ràng sẽ giảm được rất nhiều các vụ cháy.
- Rồi chú lại muốn nói đến việc hậu xử lý các vụ cháy, đặc biệt là các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng còn chưa nghiêm phải không?
- Lại vâng. Đấy bác xem, em chỉ đơn cử mấy cái vụ cháy gọi là nghiêm trọng đều có chung nguyên nhân là do hàn xì; đều thấy “bắt khẩn cấp thợ hàn để điều tra…” mà chưa thấy xử lý hoặc xử lý còn chưa đủ sức răn đe, để người ta có ý thức hơn trong PCCC. Để rồi những vụ cháy do hàn xì cứ tiếp tục xảy ra.
- Các điều chú nói đều đúng cả. Tớ muốn bổ sung về cái anh trang thiết bị chữa cháy. Theo báo cáo của Cảnh sát PCCC HN (năm 2017), hiện cả thành phố có 2.961 trụ nước chữa cháy, trong đó 299 trụ không lấy được nước; 1.193 bể dự trữ nước, trong đó 80 bể không lấy được nước…Rồi có dạo nghe nói nếu xảy ra cháy ở các khu cao tầng, sẽ rất khó dập cháy và cứu nạn, bởi ta chưa có xe chuyên dùng trang bị thang có khả năng vươn tới mười mấy tầng.
- Bác nói đến nhà cao tầng, em cũng xin nói luôn, dù PCCC là lĩnh vực quản lý nhà nước của cơ quan công an nhưng việc phòng cháy thường gắn với các công trình xây dựng nên cần có sự tham gia, thống nhất của cơ quan quản lý về xây dựng. Mà cái “tham gia” này còn lơi lỏng lắm.
-Về chuyện này cũng nan giải đấy. Theo anh Xây dựng thì cần phân biệt 2 giai đoạn: giai đoạn xem xét công trình trước khi nghiệm thu đã đảm bảo yêu cầu PCCC chưa và giai đoạn sử dụng thì công trình có đảm bảo công năng không, hoạt động sửa chữa, duy tu có đảm bảo quy định không để kiểm soát các hoạt động như hàn xì gây hoả hoạn trong quá trình công trình đang được sử dụng.
- Biết thế rồi sao không “quản”?
- Khổ lắm bác ơi. Về vấn đề một số chung cư tại Hà Nội được đưa vào sử dụng nhưng chưa đảm bảo an toàn PCCC, anh Xây dựng cho rằng, với công trình hoàn thành trước 2014 (khi luật Xây dựng 2014 chưa có hiệu lực thi hành), việc nghiệm thu công trình do chủ đầu tư thực hiện, thiếu chế tài ràng buộc là cơ quan quản lý nhà nước xem xét chấp thuận đủ điều kiện mới được đưa vào sử dụng.
Chỉ từ 2015 quy định mới thực sự rõ ràng, chung cư khi đưa vào sử dụng phải có cơ quan quản lý nhà nước xem xét chấp nhận nghiệm thu, trong đó có nghiệm thu hệ thống PCCC.
- Cho là như thế đi, vậy tại sao từ 2015 (Luật thi hành rồi nhé), các vụ cháy tại các công trình xây dựng vẫn xảy ra? Có chuyện không thực hiện luật của chủ đầu tư, hay công tác giám sát, nghiệm thu của cơ quan quản lý còn lỏng?
- Chắc do cả hai bác ạ.
- Vậy có thể tóm lại thế này, để không còn xảy ra những vụ cháy đau lòng cần kết hợp nhiều biện pháp: Tuyên truyền, kiểm tra giám sát, xử lý nghiêm minh và quan trọng nhất là ý thức PCCC phải thường nhật trong mỗi công dân.
- Bác nói phải!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29