Chắc là vậy!
Bác nói phải! | |
Đó mới là điều đáng bàn! | |
Để con người người hơn! |
- Chú nói đến “sao hỏa”, tớ chợt nhớ ra trên mạng xã hội đang xôn xao chuyện một “quan nghị” có phát biểu mà cư dân mạng gọi ông này là “người trên sao hỏa”.
- Lại còn có “người trên sao hỏa” hơn cả bác nữa cơ à. Dưng phát biểu thế nào mà “sao hỏa” hở bác?
- Đại loại là “…nếu ai không muốn sử dụng BOT thì chọn đường khác…”!
- Đúng quan điểm đó chứ bác. Báo Dân Trí đưa tin: Bà Nguyễn Thanh Hải, Trưởng Ban Dân nguyện của QH, cho biết Ủy ban thường vụ Quốc hội từng có đợt giám sát, đưa ra những khuyến nghị, khuyến cáo là việc thu tiền sử dụng dịch vụ BOT phải bảo đảm quyền và lợi ích của người dân; phải có đường song song khi người dân không sử dụng đường BOT, để không phải chi trả thêm tiền.
-Đúng thì đúng quá, dưng khổ nỗi nhiều tuyến BOT là con đường độc đạo, thành ra có không muốn sử dụng BOT, người dân vẫn cứ phải đi. Vậy nói không thích thì đi đường khác chả là “người trên sao hỏa” à?
-Đúng thật. Mà lại có chuyện ở những tuyến có đường song song thì người ta cũng thu phí, chênh lệch chả là bao thành ra vẫn cứ phải “chui” vào đường tốt mà đi, chả tránh được.
-Đồng ý. Dưng chú cứ lái chuyện sang ý khác. Tớ định nói chuyện “nóng phí” cơ mà.
-Thì ta vẫn nói chuyện “nóng phí” đó thôi.
-Ý tớ nóng là nóng ở cái từ “phí” cơ mà.
-Bác nói gì em chưa hiểu?
-Thì cái từ “phí” chả nóng người ta mới phải đổi tên cho nó, nhằm giảm nóng đó thôi.
-À, em hiểu rồi, ý bác muốn nói đến cái “trạm thu giá” chứ gì.
-Chính nó đấy. Tưởng giảm nóng hóa ra lại nóng hơn.
-Một cái tên vô lý như thế, làm sai lệch giữa mục đích và tên gọi, biến tiếng Việt trở nên tối nghĩa không nóng mới là lạ.
-Ấy thế mà nhiều vị có chức sắc vẫn nói cái tên ấy là thực hiện đúng luật. Anh GTVT khẳng định kể từ 1/1/2017, dịch vụ sử dụng đường bộ các dự án đầu tư xây dựng đường bộ để kinh doanh được thực hiện quản lý theo cơ chế giá là phù hợp với Luật phí và lệ phí, Luật Giá và Nghị định số 149 của Chính phủ.
-Đúng là làm theo luật thật. Vẫn anh GTVT lý giải: “Tại Thông tư 49, Bộ GTVT đã quy định rõ, đầy đủ tên gọi là “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ là nơi thực hiện việc thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ đối với phương tiện tham gia giao thông”. Nhưng một số trường hợp nhà đầu tư đã sử dụng tên gọi tắt là “trạm thu giá” tạo ra những ý kiến trong dư luận”.
-Thực hiện luật một cách tắt ngang như thế lại chả làm nóng dư luận. Nếu cứ theo Thông tư này thì phải đề là “Trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ” mới chuẩn.
-Dưng bản thân cái biển “Trạm thu phí” rất đúng với bản chất, có gì sai luật đâu mà tự nhiên phải đổi để tốn kém tiền của thay biển và thời gian giải trình trước sức nóng của dư luận.
-Đấy là chưa kể các phiền phức khác, tỷ như có lái xe đem một mớ giá (giá đỗ) nộp qua trạm. Nếu xét ở góc độ chữ nghĩa thì tên “trạm thu giá” phù hợp với thu giá đỗ hơn là thu tiền.
-Mà em thấy, có phải vì việc thu phí BOT còn quá nhiều bất cập, quá nóng nên người ta muốn ẩn chữ “phí” đi không mà tự nhiên lại làm một việc vô nghĩa và tối nghĩa đến vậy.
-Có lẽ chú nói đúng. Song cũng có lý do để người ta thay đổi nó. Nếu là “phí” thì việc điều chỉnh phí phải theo Luật Phí và Lệ phí, còn “giá” là họ có quyền điều chỉnh theo giá thị trường chả thuận hơn nhiều à?
-Chả trách người ta né chuyện phí. Em vừa nghe bác nói đến hai chữ “điều chỉnh”, lại không đừng được.
-Chú có gì ấm ức?
-Chả phải ấm ức mà thấy nó không thuận thôi. Này nhé, chuyện giá xăng chẳng hạn, bác thấy đấy mỗi lần được giảm giá, mọi thông tin đề nói: “giảm giá xăng từ ….đ/lít”; ấy vậy mà khi tăng, mọi thông tin đều nói: “Từ…giờ, ngày…..điều chỉnh giá xăng từ ….đ/L lên ….đ/L…”
-Nếu giảm nói giảm thì tăng phải nói tăng, thế mới thuận. Dưng rõ ràng xét về tâm lý người tiêu dùng, nghe từ “điều chỉnh giá” êm tai hơn nhiều từ “tăng giá”.
-Cái thay “Trạm thu phí” bằng “trạm thu giá” chắc cũng vì cái “êm tai” này bác nhỉ.
-Chắc là vậy!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí
Thời sự 22/10/2024 14:06
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”
Bình luận 21/10/2024 11:05
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thời sự 09/10/2024 07:32
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 03/10/2024 15:35
Thu nhập và 1m2 nhà!
Bình luận 01/10/2024 10:08
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân
Bình luận 29/09/2024 20:05
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm
Bình luận 27/09/2024 09:10
Quyết định hợp lòng dân
Bình luận 26/09/2024 08:29