Chính quyền thuộc về nhân dân

- Hầu hết trong các báo cáo về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, đều đánh giá số đơn có liên quan đến đất đai chiếm đa số.
chinh quyen thuoc ve nhan dan Rất cần
chinh quyen thuoc ve nhan dan Học và hành
chinh quyen thuoc ve nhan dan Nhân văn và hiệu quả

- Đất đai là sở hữu Nhà nước, dưng quyền sử dụng thuộc về người dân. Đối với những mảnh đất mà người dân đã sinh sống ở đó bao đời còn có một ý nghĩa và tình cảm đặc biệt sâu nặng không dễ gì tách rời.

- Thế nhưng đã có biết bao người sẵn sàng hiến đất mà ông cha để lại để làm đường, làm các công trình công cộng vì lợi ích của cộng đồng… So với tầm quan trọng của đất đối với cuộc sống của mỗi người dân, thì hành động hiến đất thật đáng trân trọng.

- Ngược lại, tại sao lại có nhiều vụ khiếu kiện về đất đai, mà ở đó động từ “cướp đất” đã trở nên quen thuộc trên mặt báo; vì sao nhiều công trình chậm tiến độ cũng quen thuộc với lý do “chậm giải phóng mặt bằng”; vì sao bao nhiêu vụ cưỡng chế đẫm nước mắt vẫn xảy ra…?

-Theo tớ chính là vì tính minh bạch trong mục đích sử dụng và giá trị đền bù có tương xứng với giá trị mảnh đất của cha ông để lại.

-Điển hình cho vấn đề này là chuyện quy hoạch, thu hồi đất giải phóng mặt bằng ở Thủ Thiêm TP HCM đang nóng rần rật. Có lẽ trong lịch sử chưa có một buổi tiếp xúc cử tri nào kéo dài đến tận 9 giờ tối, buổi Đoàn đại biểu QH TP HCM tiếp xúc với cử tri Thủ Thiêm trong mấy ngày vừa qua.

-Kéo dài thế là phải, dứt ra làm sao được khi mà bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu uất hận nghẹn ngào…lâu nay đang dồn ứ trong lòng mỗi người dân nơi đây được dịp phát ra với những người đại diện cho quyền lợi của mình.

-Chính bởi 2 lý do mà bác đã nói đó. Thu hồi đất của dân để phục vụ lợi ích quốc gia thì đã đi một nhẽ, ai chả đồng tình, đằng này thu đất của dân nghèo để xây công trình cho dân giàu về ở thì chua chát quá.

-Rồi giá đền bù cho 1 mét đất, theo bà con nói một cách dân dã chỉ bằng 3 tô phở mà bán lại với giá chục triệu, trăm triệu…Phi lý như thế mà kêu mãi không thấu, hỏi còn uất ức nào bằng.

-Đấy còn chưa kể chuyện nhập nhèm thu đất cả ngoài quy hoạch, dân hỏi thì bảo quy hoạch đã mất không tìm thấy. Đến những người giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó nghĩ ra được câu chuyện bi hài này.

-Vậy chính quyền ở đây đã thực sự vì dân chưa, đã thực sự hòa đồng cùng nỗi khổ của người dân chưa? Rõ ràng còn có một khoảng cách lớn.

-Bác nói đến chính quyền, có câu chuyện này cũng thật đáng ngẫm, sáng nay em vừa đọc trên Dân trí, thấy có hàng tít: “Sóc Trăng, Người dân “sốc” trước phát ngôn “chính quyền là của tao” của chủ doanh nghiệp”

-“Chính quyền là của tao”, ai mà lại dám bạo mồm đến thế? Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Điều này là bất di bất dịch. Có phải vì một số cá nhân mang danh đại diện cho chính quyền đã bao che, bảo kê cho một số đối tượng thoải mái tung hoành, nên mới dương oai như vậy. Nhưng cụ thể câu chuyện này là như thế nào, chú nói chi tiết hơn xem nào.

-Chả là, cái ông được gọi là chủ doanh nghiệp này cho thợ đào móng xây nhà có nguy cơ làm chết cây đa trăm tuổi trên hè đường, là biểu tượng quý của bà con nơi đây. Nhiều người nhắc nên dừng lại để bảo vệ cây đa, thì ông này ra lệnh cho thợ tiếp tục thi công và nói: “Cây này tao đốn còn được, chính quyền là của tao, xã hội đen cũng là của tao”.

-Tự tin nhỉ. Mọi sự tự tin đều có cơ sở, nếu đúng thế này thật thì những ai đại diện cho chính quyền ở đây có suy nghĩ gì?

-Cũng liên quan đến việc thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù GPMB và giao đất tái định cư, mà cả chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch UBND TP Lào Cai đã bị người dân khởi kiện. Sau 3 lần phiên tòa bị trì hoãn, mới đây TAND tỉnh Lào Cai đã quyết định đưa vụ việc ra xét xử. Thế mới biết chuyện đất đai vốn vẫn là câu chuyện dài giữa chính quyền với người dân.

-Chả biết quyết định của phiên tòa sẽ như thế nào, dưng đây cũng là một bước tiến lớn trong việc thể hiện “chính quyền thuộc về nhân dân”, chứ không phải “là của tao” hay của bất kỳ cá nhân nào.

Thiện Tâm

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng

(LĐTĐ) Sợ tham nhũng, không dám tham nhũng từ công cuộc chống tham nhũng không ngừng nghỉ đến đổi mới cơ chế, chính sách (thể chế) để bịt mọi kẽ hở có thể dẫn đến tham nhũng, điều quan trọng cuối cùng phải xây dựng được một nền kinh tế đủ mạnh, với mức lương đáp ứng đầy đủ các tiêu chí sao cho mọi cán bộ, công chức, viên chức không muốn tham nhũng mới là điều quan trọng. Kỷ nguyên vươn mình dân tộc vì một Việt Nam dân giàu, nước mạnh mới thành hiện thực.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Thu nhập và 1m2 nhà!

Thu nhập và 1m2 nhà!

(LĐTĐ) Nhấp ngụm cà phê, đứa em tôi nhìn lên tòa chung cư đang hoàn thiện thở dài. “Anh biết không, giá một mét vuông đang rao bán từ 80 đến 90 triệu đồng đấy. Nghĩa là bằng hơn 3 tháng thu nhập của em. Đào đâu ra tiền để mua”. Tôi cũng đồng cảm mà nói, anh khác gì chú!
Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

Kỳ cuối: Gieo hạt mầm từ cơ sở làm nên những mùa Xuân

(LĐTĐ) Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã viết: Phương châm sống và hành động của mọi người, nhất là của thanh niên là: “Sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương những người cộng sản”. Những hạt giống tốt thôi chưa đủ, còn cần phải được ươm mầm, vun vén thì mới có thể phát triển tốt, đủ sức chống chọi với những mầm bệnh. Và việc nhận diện và loại bỏ những mầm bệnh này là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và cấp bách.
Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

Kỳ 2: Lấy giáo dục tư tưởng, lý luận chính trị làm trọng tâm

(LĐTĐ) Có thể khẳng định, lý luận chính trị (LLCT) có vai trò vô cùng quan trọng, giúp đội ngũ cán bộ, đảng viên có tư duy khoa học, có phương pháp làm việc biện chứng; có phương thức lãnh đạo và tổ chức quần chúng thực hiện thành công nhiệm vụ chính trị phù hợp với quy luật khách quan. Bên cạnh đó, LLCT có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Đảng và hoạt động lãnh đạo của Đảng; là “ngọn hải đăng” soi đường, chỉ lối; là “kim chỉ nam” cho mọi hành động của Đảng và cán bộ, đảng viên.
Quyết định hợp lòng dân

Quyết định hợp lòng dân

(LĐTĐ) Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) là sự kiện trọng đại của thành phố Hà Nội và đất nước. Chính vì thế, Thành phố đã có kế hoạch chi tiết tổ chức sự kiện này trên cơ sở thể hiện được tầm vóc, ý nghĩa lịch sử của Ngày Giải phóng Thủ đô.
Xem thêm
Phiên bản di động