Học và hành
Nhân văn và hiệu quả | |
Những quy định bi hài | |
Nhân đức chớ bán mua! |
- May mà chú còn nhớ. Vậy điều tâm đắc nhất của chú qua câu chuyện này là gì?
- Là trí khôn của bác nông dân đã lừa được con hổ để trói lại giải nguy cho mình và cả cái được gọi là “đầu cơ nghiệp” nữa.
- Thánh thật. Không hiểu sao dân gian đã “phát minh” ra được câu chuyện hay như vậy. Người nông dân thật là thông minh.
- Bác nhắc lại câu chuyện này chắc có dụng ý gì phải không?
- Đúng thế. Tớ vừa đọc báo có tin một người thợ chỉ học hết cấp 2, đã chế tạo thành công xe ô tô chạy bằng điện.
-Thật ạ bác, bác có đọc nhầm không đấy. Em được biết ngành sản xuất ô tô của ta hàng chục năm nay, với bao tiến sĩ, kỹ sư vẫn chỉ là lắp ráp thôi mà.
-Cái “được biết” của chú đúng đấy, thậm chí chỉ mong % nội địa cao hơn còn khó nữa là tự sản xuất.
-Thế nên cái tin một người thợ chỉ học hết cấp 2 chế tạo thành công ô tô chạy điện, em thấy khó tin phải hỏi lại bác.
-Cái thành công của người thợ này thật đơn giản.
-Bác nói thế nào chứ, chế tạo hẳn cái ô tô mà bao nhiêu kỹ sư, tiến sĩ chưa làm được mà bác nói đơn giản?
-Đơn giản là ở lời tâm sự của người thợ này: "Niềm mong muốn của tôi là Việt Nam có các loại xe 4 bánh chạy xăng hay điện do chính người Việt Nam sáng chế và sản xuất. Việc này không nằm ngoài khả năng của chúng ta". Vậy đấy, đơn giản thế thôi.
-Đúng là nói thì đơn giản thật, dưng để sản xuất ra một chiếc ô tô đâu phải chỉ có quyết tâm là được. Là cả một quá trình sáng tạo và mày mò không nghỉ mới thành công chứ bác.
-Chắc chắn là thế rồi, còn cái khoản kinh phí nữa. Những nông dân, người thợ đâu phải sẵn tiền, phải chắt bóp, tần tiện, vay mượn…mới có thể thực hiện được ước mơ.
-Có nghĩa là phải vượt khó rất nhiều để phát huy tài năng. Vậy mà…
-Chú “vậy mà…” điều gì?
-Theo chỗ em biết thì rất nhiều sáng kiến chế tạo của nông dân chưa được quan tâm mấy. Do vậy nhiều sản phẩm mặc dù phát huy tác dụng rất tốt, vẫn chưa được áp dụng trong thực tiến.
-Ý chú muốn nói đến việc đầu tư và quảng bá chứ gì?
-Đúng đó bác. Nhân bác nói đến cái trí thông minh của bác nông dân trong câu chuyện “Trí khôn của ta đây”, em mới nhớ ra rằng, trong thực tế, những năm qua nhiều nông dân chỉ học hết lớp 6, lớp 7 đã chế tạo thành công nhiều loại máy nông cụ đưa vào sản xuất rất hữu hiệu.
-Có thể kể đến rất nhiều sáng chế mà chủ nhân của nó là nông dân, như: Chiếc máy cày mini giúp nông dân cày trên ruộng bậc thang; máy cấy (ở Thái Bình); máy gặt (ở An Giang)…đều phát huy được tác dụng rất tốt trong việc tăng năng suốt và giải phóng sức lao động.
-Thế đấy, dưng các loại máy này hầu như chưa được đầu tư đại trà phục vụ sản xuất. Cùng đó là nhiều sáng chế coi như sản xuất 1 cái rồi dút ngăn kéo do không được các cấp, ngành quan tâm đầu tư kịp thời.
-Cũng có nhiều loại máy nông cụ do nông dân sản xuất, chẳng những có mặt khắp các tỉnh, thành mà còn xuất khẩu ra thế giới, mà toàn nước có nền nông nghiệp tiên tiến cả.
-Bác muốn nói đến các loại máy nông cụ như máy giao, máy phun thuốc trừ sâu…của một nông dân ở Hải Dương phải không?
-Đúng vậy. Chính vì thế mà việc nghiệm thu rồi đưa các sáng chế mết in VN sản xuất đại trà, phục vụ thực tiễn sản xuất là rất cần thiết.
-Từ những sáng chế của nông dân hay những người thợ học hết cấp 2, mới thấy việc học phải kết hợp với hành là cần thiết quá bác nhỉ.
-Từ xưa đến nay ai chả biết và nói học đi đôi với hành, dưng rặt nỗi cái “hành” của ta còn yếu quá.
-Mà em nghĩ cái “hành” còn quan trọng hơn cái “học” ấy chứ.
-Chú nói lạ, “nhân bất học, bất tri lý”, học quan trọng lắm chứ.
-Thế sao, em hỏi nhỏ bác nhé, bao nhiêu người “học nhiều” lại không có sáng chế, mà nhiều anh “ít học” lại có sáng chế hay thế, như cái ô tô bác vừa nói chẳng hạn, bao nhiêu kỹ sư ngành ô tô đã làm được đâu.
-Thì “học” phải kết hợp với “hành”, không “hành” thì sáng chế chỉ trên bàn giấy.
-Nói đi nói lại thì “hành” vẫn quan trọng.
-Thì quan trọng, dưng phải trên cơ sở “Học và hành”!
Thiện Tâm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 22/11/2024 16:49
Đột phá chiến lược cho kỷ nguyên vươn mình
Bình luận 21/11/2024 08:44
Đoàn kết vì mục tiêu chung
Bình luận 19/11/2024 08:54
“Thần tốc” tinh gọn bộ máy
Thời sự 14/11/2024 11:29
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”
Thời sự 14/11/2024 09:10
Xây trường và học phí
Bình luận 12/11/2024 11:51
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai
Bình luận 07/11/2024 12:09
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Bình luận 05/11/2024 18:28
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến
Thời sự 24/10/2024 20:18
Kỳ cuối: Để mọi “công bộc” không muốn tham nhũng
Thời sự 23/10/2024 00:00