Chính quyền thuộc về nhân dân

10:41 | 11/05/2018
- Hầu hết trong các báo cáo về công tác giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo, đều đánh giá số đơn có liên quan đến đất đai chiếm đa số.
chinh quyen thuoc ve nhan dan Rất cần
chinh quyen thuoc ve nhan dan Học và hành
chinh quyen thuoc ve nhan dan Nhân văn và hiệu quả

- Đất đai là sở hữu Nhà nước, dưng quyền sử dụng thuộc về người dân. Đối với những mảnh đất mà người dân đã sinh sống ở đó bao đời còn có một ý nghĩa và tình cảm đặc biệt sâu nặng không dễ gì tách rời.

- Thế nhưng đã có biết bao người sẵn sàng hiến đất mà ông cha để lại để làm đường, làm các công trình công cộng vì lợi ích của cộng đồng… So với tầm quan trọng của đất đối với cuộc sống của mỗi người dân, thì hành động hiến đất thật đáng trân trọng.

- Ngược lại, tại sao lại có nhiều vụ khiếu kiện về đất đai, mà ở đó động từ “cướp đất” đã trở nên quen thuộc trên mặt báo; vì sao nhiều công trình chậm tiến độ cũng quen thuộc với lý do “chậm giải phóng mặt bằng”; vì sao bao nhiêu vụ cưỡng chế đẫm nước mắt vẫn xảy ra…?

-Theo tớ chính là vì tính minh bạch trong mục đích sử dụng và giá trị đền bù có tương xứng với giá trị mảnh đất của cha ông để lại.

-Điển hình cho vấn đề này là chuyện quy hoạch, thu hồi đất giải phóng mặt bằng ở Thủ Thiêm TP HCM đang nóng rần rật. Có lẽ trong lịch sử chưa có một buổi tiếp xúc cử tri nào kéo dài đến tận 9 giờ tối, buổi Đoàn đại biểu QH TP HCM tiếp xúc với cử tri Thủ Thiêm trong mấy ngày vừa qua.

-Kéo dài thế là phải, dứt ra làm sao được khi mà bao nhiêu nước mắt, bao nhiêu uất hận nghẹn ngào…lâu nay đang dồn ứ trong lòng mỗi người dân nơi đây được dịp phát ra với những người đại diện cho quyền lợi của mình.

-Chính bởi 2 lý do mà bác đã nói đó. Thu hồi đất của dân để phục vụ lợi ích quốc gia thì đã đi một nhẽ, ai chả đồng tình, đằng này thu đất của dân nghèo để xây công trình cho dân giàu về ở thì chua chát quá.

-Rồi giá đền bù cho 1 mét đất, theo bà con nói một cách dân dã chỉ bằng 3 tô phở mà bán lại với giá chục triệu, trăm triệu…Phi lý như thế mà kêu mãi không thấu, hỏi còn uất ức nào bằng.

-Đấy còn chưa kể chuyện nhập nhèm thu đất cả ngoài quy hoạch, dân hỏi thì bảo quy hoạch đã mất không tìm thấy. Đến những người giàu trí tưởng tượng nhất cũng khó nghĩ ra được câu chuyện bi hài này.

-Vậy chính quyền ở đây đã thực sự vì dân chưa, đã thực sự hòa đồng cùng nỗi khổ của người dân chưa? Rõ ràng còn có một khoảng cách lớn.

-Bác nói đến chính quyền, có câu chuyện này cũng thật đáng ngẫm, sáng nay em vừa đọc trên Dân trí, thấy có hàng tít: “Sóc Trăng, Người dân “sốc” trước phát ngôn “chính quyền là của tao” của chủ doanh nghiệp”

-“Chính quyền là của tao”, ai mà lại dám bạo mồm đến thế? Nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Điều này là bất di bất dịch. Có phải vì một số cá nhân mang danh đại diện cho chính quyền đã bao che, bảo kê cho một số đối tượng thoải mái tung hoành, nên mới dương oai như vậy. Nhưng cụ thể câu chuyện này là như thế nào, chú nói chi tiết hơn xem nào.

-Chả là, cái ông được gọi là chủ doanh nghiệp này cho thợ đào móng xây nhà có nguy cơ làm chết cây đa trăm tuổi trên hè đường, là biểu tượng quý của bà con nơi đây. Nhiều người nhắc nên dừng lại để bảo vệ cây đa, thì ông này ra lệnh cho thợ tiếp tục thi công và nói: “Cây này tao đốn còn được, chính quyền là của tao, xã hội đen cũng là của tao”.

-Tự tin nhỉ. Mọi sự tự tin đều có cơ sở, nếu đúng thế này thật thì những ai đại diện cho chính quyền ở đây có suy nghĩ gì?

-Cũng liên quan đến việc thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù GPMB và giao đất tái định cư, mà cả chủ tịch UBND tỉnh và Chủ tịch UBND TP Lào Cai đã bị người dân khởi kiện. Sau 3 lần phiên tòa bị trì hoãn, mới đây TAND tỉnh Lào Cai đã quyết định đưa vụ việc ra xét xử. Thế mới biết chuyện đất đai vốn vẫn là câu chuyện dài giữa chính quyền với người dân.

-Chả biết quyết định của phiên tòa sẽ như thế nào, dưng đây cũng là một bước tiến lớn trong việc thể hiện “chính quyền thuộc về nhân dân”, chứ không phải “là của tao” hay của bất kỳ cá nhân nào.

Thiện Tâm

© 2021 Ghi rõ nguồn "laodongthudo.vn" khi phát hành lại thông tin từ website này