Chăm sóc trẻ lồng ruột có chỉ định tháo lồng bằng hơi
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bó bột tại nhà | |
3 nguyên nhân chính khiến trẻ hay khóc đêm và cách khắc phục | |
Cục trưởng Cục Trẻ em: "Tuyệt đối không được hạ nhục học sinh" |
ThS. DD Chu Thị Hoa, Khoa Ngoại tổng hợp, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Nguyên nhân gây ra chứng lồng ruột ở trẻ em hiện chưa xác định rõ, tuy nhiên 1 số giải thích được đưa ra là do sự mất cân đối giữa kích thước của hồi tràng so với van hồi manh tràng, viêm hạch mạc treo ruột hoặc sau viêm đường hô hấp cũng có thể liên quan đến lồng ruột.
Hình ảnh lồng ruột. |
Khi bị chứng lồng ruột, trẻ sẽ có những triệu chứng lâm sàng như: bị đau bụng cơn, biểu hiện bằng cơn khóc thét xuất hiện đột ngột, dữ dội, trẻ ưỡn người, xoắn vặn, cơn đau có thể làm trẻ ngừng chơi, bỏ bú; Nôn ra thức ăn ở giai đoạn đầu, ở giai đoạn muộn trẻ có thể nôn ra dịch xanh hoặc dịch vàng; đi ngoài ra máu…
Với những triệu chứng cận lâm sang, siêu âm là phương pháp tin cậy để chẩn đoán trẻ bị lồng ruột. Việc điều trị và chăm sóc bệnh nhân tháo lồng bằng hơi tại bệnh viện với chỉ định trẻ có chẩn đoán xác định lồng ruột; trẻ phải nhỏ hơn 2 tuổi; đồng thời, trẻ phải được phát hiện sớm trước 72h và chưa có dấu hiệu thủng ruột.
Tùy tình trạng của bệnh nhân bác sĩ có chỉ định tiền mê hoặc không. Theo ThS. Hoa, trong quá trình điều trị trẻ được nằm ngửa đầu nghiêng sang một bên, chân duỗi thẳng. Điều dưỡng sẽ đặt một ống thông vào hậu môn và nối ống thông với máy tháo lồng có van điều khiển áp lực. Điều dưỡng giữ hai chân bệnh nhân duỗi thẳng, khép kín.
“Bác sĩ sẽ tiến hành bơm hơi vào đại tràng qua ống thông. Kỹ thuật viên điện quang sẽ chụp phim khi thấy hình ảnh khối lồng, bác sĩ tiếp tục bơm khí vào đại tràng, khối lồng dần di chuyển đến khi thấy hơi đột ngột trào sang ruột non ào ạt là lúc khối lồng được tháo”, ThS. Hoa cho biết.
Sau đó, kỹ thuật viên điện quang chụp phim thứ hai sau khi tháo được khối lồng. Lúc này điều dưỡng sẽ tiến hành tháo ống thông ra khỏi máy cho hơi trong lòng ruột thoát ra gần hết rồi rút ống thông ra khỏi hậu môn.
Theo ThS. Hoa, đa số các trường hợp tháo lồng bằng hơi khá nhanh và hiệu quả sau khoảng 5-10 phút. Nhưng với một số trường hợp trẻ đến viện muộn, đi ngoài máu nhiều, khối lồng chặt khó tháo có thể không tháo được ngay, bác sĩ sẽ có chỉ định truyền dịch bồi phụ nước và điện giải, tiêm kháng sinh và tháo lồng lại sau khoảng 1h.
Trẻ sau tháo lồng có hiệu quả thường hết đau, ngủ yên, đi ngoài máu vẫn có thể có nhưng sẽ giảm dần, phân chuyển màu vàng, tính chất phân có thể lỏng do khi lồng ruột nước bị hấp thu vào lòng ruột nhiều.
Đồng thời, trẻ được truyền dịch: giải mê (nếu có tiêm tiền mê), bồi phụ nước và điện giải theo chỉ định của bác sĩ. Sau theo dõi khoảng 12- 24h nếu sức khỏe ổn định sẽ được xuất viện.
Khi được xuất viện các bậc phụ huynh không nên cho trẻ nhún nhảy quá nhiều sau tháo lồng. Nên cho trẻ ăn ít một, uống thuốc theo đơn bác sĩ, theo dõi thêm các dấu hiệu lồng ruột tái phát như: đau bụng đột ngột, xoắn vặn, khóc thét, nôn thức ăn,… cần đưa trẻ đến ngay các trung tâm y tế, bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Những trẻ đã từng bị bệnh sẽ có nguy cơ mắc bệnh lần hai. Trong trường hợp trẻ bị lồng ruột tái lại nhiều lần trẻ sẽ được chỉ định xét nghiệm kiểm tra xem có nguyên nhân thực thể: polyp, u hồi tràng, đại tràng. Nếu có nguyên nhân thực thể trẻ sẽ được phẫu thuật điều trị nguyên nhân. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (26/11): Giá dầu thế giới giảm mạnh
Thầy Tổng phụ trách Đội năng động, nhiệt huyết
Cẩn trọng chiêu trò lừa đảo khi mua sắm trực tuyến trong đợt giảm giá Black Friday
Chuyển đổi số - xây dựng quận Bắc Từ Liêm thông minh phát triển xứng tầm
Hà Nội - Bắc Kinh: Hợp tác hữu nghị đưa phong trào công nhân và hoạt động Công đoàn phát triển
Đại biểu Quốc hội: Cần hành động quyết liệt để bảo vệ trẻ em trước quảng cáo
LĐLĐ thành phố Hà Nội hội đàm với Tổng Công hội Bắc Kinh
Tin khác
Hà Nội tăng cường các hoạt động nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 25/11/2024 14:23
Hà Nội ghi nhận thêm 28 ca mắc sởi
Y tế 25/11/2024 14:17
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56