3 nguyên nhân chính khiến trẻ hay khóc đêm và cách khắc phục
Nguyên nhân trẻ thường nói dối và cách xử lý | |
Cho con đi du lịch tốt hơn nhiều là mua đồ chơi |
Nguyên nhân thứ 1: Thời gian ngủ phân bố không phù hợp
Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn 16 tiếng mỗi ngày, bất kể ngày đêm. Ngay khi chào đời thì thị lực của trẻ ở mức 0.02 nên không thể phân biệt được sáng và tối. Tuy nhiên từ 3-4 tháng tuổi, trẻ bắt đầu phân biệt được ban ngày và ban đêm. Nói cách khác khi trẻ được đặt trong một căn phòng chỉ có bóng tối thì chúng sẽ dễ ngủ hơn rất nhiều, và chúng sẽ tỉnh giấc khi thấy ánh sáng.
Vì lý do đó mà người mẹ cần phải cân bằng giữa thời gian ngủ ngắn vào ban ngày, và thời gian ngủ dài vào ban đêm một cách riêng biệt.
Ảnh minh họa |
Thời gian ngủ ngắn vào ban ngày tùy theo độ tuổi mà có cách phân bố cho phù hợp như sau:
- Từ 0-2 tháng sau sinh: Thời gian không quan trọng
- Từ 3-4 tháng tuổi: 1 tiếng vào buổi sáng, 2-3 tiếng vào buổi trưa, 1 tiếng vào buổi chiều tối.
- Từ 5-6 tháng tuổi: 1 tiếng vào buổi sáng, 2-3 tiếng vào buổi trưa.
- Từ 7-8 tháng tuổi: 1 tiếng vào buổi sáng, 2 tiếng vào buổi trưa.
- Sau 9 tháng-1 tuổi: khoảng trên 2 tiếng vào buổi trưa.
Nguyên nhân thứ 2: Cảm thấy không dễ chịu trước khi đi ngủ
Trẻ sơ sinh cũng giống như người lớn, nếu trước khi đi ngủ cảm thấy thoải mái, dễ chịu thì sẽ có được một giấc ngủ sâu và ngon giấc. Tuy nhiên, nếu môi trường xung quanh tác động mạnh như:
- Âm thanh của tivi quá lớn
- Ánh sáng quá chói
- Vận động, đùa giỡn quá mức
- Người bố đột ngột quay trở lại
Với tất cả những hoạt động trên, não sẽ bị kích thích và bị kích động nên sẽ không thể chuyển sang chế độ ngủ, nghỉ ngơi.
Trước 1-2 tiếng nên tắt hoàn toàn tivi, điều chỉnh ánh sáng phù hợp. Tốt nhất nên tạo ra một môi trường tối đen khiến bé cảm giác như đang ở trong bụng mẹ.
Ảnh minh họa |
Nguyên nhân thứ 3: Da trẻ không được thoải mái
Nếu một đứa trẻ bật khóc vào ban đêm, việc đầu tiên là bạn nên nghĩ đến là trẻ bị đói hoặc bỉm quá ướt khiến trẻ cảm thấy khó chịu.
Trẻ đói thì người mẹ nên cho trẻ bú, còn nếu trẻ ị hay tè nhiều thì ngay lập tức nên thay bỉm khác để trẻ được cảm dễ chịu hơn. Còn nếu không có những dấu hiệu trên thì người mẹ nên ôm ấp trẻ vào người để tạo cảm giác an toàn, ấm áp.
Theo Phan Hằng/ danviet.vn
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Xã hội 22/11/2024 15:51
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Cộng đồng 22/11/2024 15:38
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04