Bộ GTVT lại đau đầu vì Đường sắt Cát Linh - Hà Đông
Tuyến đường sắt Cát Linh - Hà Đông tiếp tục phải lùi tiến độ - Ảnh: Ngọc Thắng |
Tại cuộc họp về tiến độ đường sắt Cát Linh - Hà Đông sáng nay 7.7, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường cho biết, tất cả các gói thầu tại dự án đều chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu, dù mặt bằng đã sạch, nhưng tổng thầu EPC vẫn rất “bình chân”.
Từ nay đến 30.9.2015, tổng số tiền cần phải giải ngân cho dự án là 25 triệu USD. Nếu số tiền này không giải ngân được thì việc tiếp tục vay vốn bổ sung sẽ gặp khó khăn.
Theo ông Dư Giang, Giám đốc Dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) cho biết, việc thi công 12 nhà ga hiện mới đạt từ 30 - 50% khối lượng, trong đó 2 nhà ga Cát Linh và La Khê phải đến 30.3.2016 mới hoàn thành. Việc xử lý lún trong xây dựng khu depot cũng chưa thực hiện, do chênh lệch về giá hợp đồng, dự kiến đến 30.6.2016 mới hoàn thiện khu depot.
Tổng thầu Trung Quốc đòi thêm kinh phí
Đáng chú ý, theo phương án đã được phê duyệt xử lý lún trước đây, gói thầu này có trị giá 38 tỉ đồng. Tổng thầu EPC đã thay đổi phương pháp xử lý lún và cam kết sẽ không vượt quá 38 tỉ đồng, nếu vượt quá sẽ tự bỏ kinh phí ra làm. Tuy nhiên, hiện kinh phí đội lên thành 70 tỉ đồng, và Tổng thầu lại đòi hỏi Ban Quản lý dự án Đường sắt phải trả tiền theo phương án này.
“Tổng thầu EPC cứ nại lý do kỹ thuật xử lý lún này kia, nhưng rõ ràng câu chuyện ở đây, chậm trễ là do chênh lệch kinh phí của gói thầu này. Trước kia, EPC cam kết không tăng kinh phí dù sử dụng phương pháp khác, nhưng nay lại đòi thanh toán với mức 70 tỉ đồng. Chúng tôi không thể trả tiền theo mức mới mà Tổng thầu đưa ra được”, ông Nguyễn Kim Thành, Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án Đường sắt thông tin.
Các chuyên gia, nhà khoa học của Việt Nam cho rằng, không cần phải xử lý lún toàn bộ khu depot mà chỉ xử lý khu vực nào cần, song Tổng thầu EPC vẫn đòi hỏi phải xử lý toàn bộ.
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Hồng Trường đề nghị Tổng thầu EPC phải có giải pháp quyết liệt hơn để đảm bảo tiến độ 30.6.2016 đưa tuyến metro này vào vận hành. Nguyên nhân chậm trễ do qua một số vụ tai nạn phải rà soát lại nhà thầu phụ, thay thế thầu phụ do Tổng thầu chưa lựa chọn đúng nhà thầu phụ. Ngày 15.10 tới đây sẽ đưa mẫu đoàn tàu đầu tiên về nước để người dân đóng góp ý kiến.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15