Bộ GTVT lên tiếng việc mua tàu cho tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội
Thông cáo báo chí do ông Vũ Đức Thuận, Chánh văn phòng Bộ GTVT ký nêu rõ: Vừa qua, trên phương tiện thông tin đại chúng có đưa một số thông tin về việc mua sắm đoàn tàu cho Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông. Nhằm thông tin tới nhân dân và bạn đọc các thông tin kịp thời, Bộ GTVT xin gửi tới các cơ quan thông tấn báo chí nội dung như sau:
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông được đầu tư xây dựng bằng vốn vay ODA của Trung Quốc theo Hiệp định khung ký ngày 30/5/2008 giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc. Được Chính phủ giao, Bộ GTVT đã phê duyệt dự án đầu tư tại Quyết định số 3136/QĐ-BGTVT ngày 15/10/2008.
Tuyến đường sắt đô thị đầu tiên ở Hà Nội đang được thi công khẩn trương |
Dự án có chiều dài tuyến đi trên cao là 13,05 km (từ Cát Linh đi Hà Đông), khổ đường 1.435mm và 12 Nhà ga trên cao (gồm 2 nhà ga trung chuyển Cát Linh và Đại học Quốc gia); khu Depot rộng 19,6ha tại Hà Đông; mua sắm 13 đoàn tầu, khai thác với tần suất vận chuyển khoảng 2 phút/chuyến, vận tốc thiết kế tối đa 80km/h, vận tốc bình quân khai thác 35km/h.
Dự án thực hiện theo hình thức hợp đồng EPC (Engineering - Procurement - Construction: thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình bàn giao cho chủ đầu tư), Tổng thầu EPC và Tư vấn giám sát do Bên tài trợ chỉ định. Ngoài ra trong điều kiện hợp đồng tín dụng ưu đãi và hợp đồng EPC quy định các thiết bị và đoàn tàu do Tổng thầu chịu trách nhiệm thực hiện và phải mua sắm sản phẩm của Trung Quốc.
Bộ GTVT đã phê duyệt dự toán chi phí hạng mục Mua sắm đoàn tàu – Gói thầu số 1 (EPC) – Dự án ĐSĐT Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông với giá trị: 63.244.431 USD (Sáu mươi ba triệu, hai trăm bốn mươi bốn nghìn, bốn trăm ba mươi mốt đô la Mỹ) bao gồm cả bảo hiểm và vận chuyển đến công trình cho 13 đoàn tàu, mỗi đoàn tàu gồm 4 toa (tổng cộng 52 toa tàu) và đơn vị chế tạo sản xuất, lắp ráp đoàn tàu đều phải thông qua đấu thầu.
Phối cảnh tuyến tàu điện Cát Linh - Hà Đông. |
Các đoàn tàu Việt Nam chọn mua là loại tàu B1 tuân thủ theo Quy phạm thiết kế Metro của Trung Quốc đã và đang khai thác ở Trung Quốc. Tuy nhiên trong quá trình thiết kế để phù hợp với điều kiện Việt Nam, Tổng thầu EPC cũng đề xuất đưa ra 5 mẫu hình dáng đoàn tàu với cách thiết kế khoang hành khách đầu máy khác nhau để xin ý kiến phía Việt Nam - Bộ GTVT đã xem xét và đang cho làm đoàn tàu mẫu để xin ý kiến đóng góp của chuyên gia và nhân dân cả nước. Đồng thời dự án có gói thầu tư vấn để kiểm tra, giám sát, nghiệm thu các hạng mục thiết bị, đầu máy toa xe… bao gồm cả việc chế tạo và chạy thử để cấp giấy chứng nhận an toàn hệ thống trước khi đưa vào khai thác phù hợp về Chứng nhận an toàn hệ thông đường sắt đô thị.
Ngoài ra, hiện công nghệ tàu của Trung Quốc cũng đang rất phát triển dần bắt kịp với công nghệ tàu của các nước phát triển trên thế giới như Đức, Pháp, Nhật Bản. Trung Quốc đã phát triển hệ thống giao thông đường sắt đô thị từ năm 1969 (tuyến tàu điện ngầm đầu tiên tại Bắc Kinh); tuyến tàu điện ngầm tiếp theo được xây dựng ở thành phố Thiên Tân năm 1984. Từ năm 2000, hệ thống vận tải nhanh trên các thành phố của Trung Quốc được tăng tốc đầu tư. Thủ đô Bắc Kinh hiện đã có 18 tuyến Đường sắt đô thị, 319 nhà ga, 527 km vận hành, với năng lực vận tải tới khoảng 9 triệu hành khách/ngày. Điều đó cho thấy, công nghệ đường sắt đô thị của Trung Quốc cũng rất phát triển.
Tại các đô thị, thành phố lớn, đặc biệt như Thủ đô Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh lưu lượng giao thông rất lớn, ùn tắc và nguy cơ ùn tắc hiện thị hàng ngày. Giao thông đường sắt đô thị là loại hình phương tiện hiện đại, có năng lực vận tải lớn có thể giải quyết tình trạng ách tắc giao thông đang diễn ra hiện nay đồng thời mang lại sự phong phú về các loại hình giao thông hiện đại, tạo ra một diện mạo mới cho Thủ đô và hạ tầng giao thông đô thị trong thành phố ngày càng phát triển, hiện đại mang lại sự tiện ích cho người dân.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Chấn chỉnh lái xe buýt vi phạm Luật Giao thông đường bộ
Giao thông 22/12/2024 18:17
Đêm nay, Hà Nội cấm lưu thông trên đường Văn Khê
Giao thông 22/12/2024 18:11
Hà Nội lên phương án phân luồng phương tiện dịp Tết 2025
Giao thông 20/12/2024 13:50
Triển khai mô hình "Bến khách an toàn giao thông"
Giao thông 19/12/2024 17:29
Quy hoạch luồng tuyến vận tải hành khách tại Hà Nội: Hiệu quả song vẫn cần kiểm tra giám sát
Giao thông 19/12/2024 11:33
Chủ trương cấm xe 29 chỗ vào thành phố Nha Trang giờ cao điểm làm "nóng" hội nghị đối thoại với doanh nghiệp
Giao thông 18/12/2024 18:08
TP.HCM: Bố trí 150 xe buýt điện tại 17 tuyến kết nối với các nhà ga trên tuyến metro số 1
Giao thông 18/12/2024 16:00
Tuyến đường sắt đô thị số 2, đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo sẽ khởi công năm 2025
Giao thông 17/12/2024 16:35
Chỉnh trang nhiều tuyến phố: Vừa thi công vừa đảm bảo giao thông thông suốt
Giao thông 17/12/2024 13:43
Hà Nội cam kết sẽ hoàn thành nhiều dự án giao thông trọng điểm trong năm 2025
Giao thông 17/12/2024 13:42