Bệnh nhân ung thư sau một năm được chẩn đoán: Tỷ lệ tử vong lên đến 55%
Nỗi đau ẩn sau sự ô nhiễm môi trường, thực phẩm | |
FDA chấp thuận cách trị ung thư mới | |
Ung thư, nỗi đau nghiệt ngã | |
Nhiều điều chưa biết về ung thư |
Theo thống kê từ nghiên cứu chi phí điều trị ung thư tại các quốc gia Đông Nam Á (ACTION) được tiến hành tại 8 quốc gia với 9.513 bệnh nhân (Việt Nam chiếm 20%) cho thấy, bệnh nhân ung thư Việt Nam hiện đang phải gánh chịu những hệ lụy tài chính nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao, lên đến 55% trong vòng một năm sau khi được chẩn đoán. Trong đó, 41% bệnh nhân sống sót sau 1 năm chẩn đoán phải đối mặt với hệ lụy tài chính từ chi phí điều trị. Hiện nay, ung thư là vấn đề quốc gia và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội và kinh tế Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, chúng ta cần phải cố gắng nhiều hơn, các chính sách phải thiết thực hơn để mang đến điều kiện chăm sóc sức khỏe kịp thời và toàn diện cho bệnh nhân: "Mặc dù Bộ Y tế đã kết nối với nhiều tổ chức phi chính phủ, các câu lạc bộ bệnh nhân và các công ty dược phẩm, thiết bị y tế để thực hiện Chương trình Phòng chống ung thư quốc gia, song chúng ta vẫn cần nhiều hơn nữa những nguồn lực để hỗ trợ thực hiện các kế hoạch và chiến lược này để hỗ trợ nhu cầu của bệnh nhân ung thư Việt Nam. Do đó, chúng tôi tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ từ mọi cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp để cùng tham gia vào cuộc chiến chống lại bệnh ung thư ở Việt Nam".
Đại diện của Viện Ung thư Quốc gia Việt Nam, GS Trần Văn Thuấn cho biết: Các quốc gia Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn cần sự hỗ trợ từ các trung tâm nghiên cứu, chăm sóc sức khỏe toàn cầu với các nghiên cứu về bệnh ung thư như nghiên cứu ACTION. Nhờ những nghiên cứu này, chúng ta sẽ có một cái nhìn tổng quát, toàn diện về thực trạng bệnh ung thư trong khu vực và ở riêng từng nước, từ đó làm tiền đề để xây dựng kế hoạch thực tế nhằm phòng ngừa và điều trị ung thư đúng hướng. Hơn nữa, tiếp xúc với các nhà nghiên cứu nổi tiếng thế giới cũng là một cơ hội tuyệt vời cho các bác sĩ Việt Nam và các nhà khoa học trẻ được tìm hiểu và được cập nhật những thông tin, nghiên cứu mới nhất của ngành dược phẩm. Cuộc chiến phòng chống bệnh ung thư là cuộc chiến khó khăn và dài hạn, do đó, ngay thời điểm này, cần phải kêu gọi sự hỗ trợ cùng những hành động thiết thực từ các nguồn lực và các bên có liên quan.
Theo các nhà dự báo kinh tế và các chuyên gia y tế, nếu không hành động ngay từ bây giờ thì trong 15 năm tới, khi số lượng bệnh nhân ung thư ở châu Á tăng lên 70%, bệnh ung thư sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe, đời sống xã hội và nền kinh tế của các quốc gia châu Á.
Chế độ dinh dưỡng không hợp lý và sử dụng thực phẩm có chứa chất bảo quản là nguyên nhân gây nên 30% các bệnh ung thư, điển hình là ung thư đại tràng, ung thư vú...
Trong đó, thuốc lá là nguyên nhân gây nên 30% số bệnh ung thư, điển hình là ung thư phổi và ung thư vòm họng. Có 30% số bệnh nhân bị ung thư do ăn thực phẩm có chứa chất bảo quản. Có từ 5-10% các bệnh ung thư liên quan đến yếu tố di truyền. Bên cạnh đó, các loại vi rút, thuốc trừ sâu, người làm việc trong môi trường độc hại cũng có nguy cơ mắc ung thư cao.
Hiện nay tại một số nước phát triển đã chữa khỏi được trên 80% các bệnh ung thư. Có được kết quả trên là nhờ các thành tựu trong phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị ung thư. Tại Việt Nam, theo thống kê, có trên 70% số bệnh nhân ung thư đến khám và điều trị ở giai đoạn cuối. Chính vì vậy mà hiệu quả điều trị không cao, kéo theo đó là thời gian điều trị và chi phí tăng cao. Do đó, việc phát hiện sớm ảnh hưởng rất lớn tới quá trình chẩn đoán và điều trị ung thư. Người dân nên khám sức khỏe định kỳ để đảm bảo sức khỏe. Trường hợp mắc ung thư sẽ được bác sĩ phát hiện và điều trị sớm. "Ung thư có thể chữa khỏi hoàn toàn nếu được phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị đúng phương pháp” - PGS. TS Trần Văn Thuấn nói.
Trần Minh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05