Nhiều điều chưa biết về ung thư
PGS-TS Ngô Thị Thu Thoa, nguyên Phó Trưởng khoa Giải phẫu bệnh-tế bào (BV K Hà Nội), đề nghị chú ý hơn nữa đào tạo cán bộ chẩn đoán, giải phẫu bệnh. “Muốn chữa bệnh tốt phải chẩn đoán đúng, khâu này chúng ta còn rất mỏng” - bà Thoa nói.
Phần lớn do tác nhân gây nhiễm
Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam, chiếm hơn 12% các loại ung thư. Ước tính tỉ lệ tử vong do ung thư phổi bằng tổng cộng bốn loại ung thư đại tràng, vú, tiền liệt tuyến và tụy cộng lại. Mỗi năm Việt Nam có khoảng 20.000 người bị ung thư phổi, chủ yếu là nam và có đến 17.000 trường hợp tử vong. Đặc biệt là có đến hơn 62% nhập viện ở giai đoạn muộn, không còn khả năng phẫu thuật. Xếp thứ hai ung thư ở nam giới là gan, đại trực tràng, dạ dày, vòm hầu.
Ở nữ giới, ung thư vú chiếm hàng đầu với 7.000-12.000 ca mắc mới mỗi năm, tỉ lệ tử vong chiếm 35%; tiếp đến cổ tử cung, đại trực tràng, phổi và tuyến giáp.
Theo GS-BS Nguyễn Chấn Hùng - Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, ngoài thuốc lá là nguy cơ gây ung thư lớn nhất, các tác nhân gây nhiễm là nguyên nhân của 18% tất cả ung thư trên toàn cầu. Vi khuẩn HP tăng nguy cơ ung thư dạ dày, các virus HPV nguy cơ cao là ung thư cổ tử cung, các ung thư dương vật, âm đạo, hậu môn và họng miệng. Các virus HBV, HCV gây ung thư gan. Một vi khuẩn và ba virus kể trên gây đến 15% ung thư của loài người. Các biện pháp phòng bệnh gồm tiêm vaccine và ngừa nhiễm trùng.
Có đến 40 tác nhân gây ung thư trong môi trường làm việc; 1,4% các ung thư do ô nhiễm môi trường từ không khí, nước và đất…
Nguy cơ ung thư có thể đến từ nguồn thực phẩm bẩn trong bữa ăn hằng ngày. Ảnh: AT |
Không xét nghiệm nào phát hiện hết bệnh
GS-BS Nguyễn Chấn Hùng chia sẻ lâu nay trọng tâm của những người làm công tác phòng, chống ung thư là làm cho mọi người hiểu được bệnh ung thư và đừng nghĩ bệnh ung thư không trị được. Siêu âm, soi trong ruột, dạ dày... để biết được sớm các triệu chứng ung thư và biết đi khám bệnh sớm.
“Về điều trị, bà con uống lá đu đủ, lá sống đời, uống sừng tê giác... để trị ung thư là không biết gì hết, xem cái mạng mình nhẹ quá. Phải đi bác sĩ khám để điều trị đúng cùng nhiều phương pháp mới hóa-xạ trị, phương pháp nhắm trúng đích...” - GS Hùng nói.
Cũng theo GS Hùng: “Nhiều bà con sợ quá hỏi tôi ăn thịt heo, bò nuôi bằng chất gây ung thư thì có nguy hiểm không. Vấn đề này trách nhiệm của Nhà nước rất lớn nhưng từng người phải biết tự lựa chọn món ăn. Thí dụ như hút thuốc lá nặng 20 năm sẽ “trổ ra” ung thư. Các chất khác cũng vậy, không phải ăn một, hai lần là bị mà tránh không dùng lâu, hạn chế tiếp cận các chất gây ung thư. Bà con đừng hoảng hốt nhưng đừng coi thường!”.
Thí dụ, vi khuẩn HP nằm lâu gây viêm loét bao tử thì mới gây ung thư. Tỉ lệ rất nhỏ nhưng con HP kết hợp với khói thuốc lá và chế độ ăn uống thiếu rau trái sẽ thúc đẩy ung thư cao hơn.
Nhưng vấn đề là làm sao để bà con đi khám tầm soát ung thư và khám tầm soát ở đâu.
BS CK2 Trần Nguyên Hà, BV Ung bướu TP.HCM, cho rằng chương trình Ngày mai tươi sáng đang triển khai ở nhiều bệnh viện là cơ hội để mọi người đi tầm soát ung thư. Tuy nhiên, không có một xét nghiệm nào phát hiện được hết các bệnh trong cơ thể. Thí dụ, ở nam giới, ung thư phổi chiếm hàng đầu, tử vong cũng cao nhất thì những người hút thuốc nhiều, người hút thuốc thụ động, tiền căn gia đình bị ung thư thì nên đến các bệnh viện chuyên khoa để chụp X-quang, xét nghiệm đờm... để tầm soát. Với phụ nữ, gia đình có tiền căn ung thư vú... thì nên đến các bệnh viện có khoa sản để chụp nhũ ảnh tầm soát.
BS CK2 Lê Hoàng Minh, Giám đốc BV Ung bướu TP.HCM, cho biết các phương pháp điều trị nội - ngoại - hóa xạ trị của ngành ung thư Việt Nam hiện ngang tầm khu vực và thế giới. Thế giới có trang thiết bị kỹ thuật cao thì Việt Nam cũng có, hóa trị dùng các liệu pháp trúng đích Việt Nam cũng áp dụng, phẫu thuật cũng vậy. Về chất lượng điều trị, theo BS Minh, nếu bệnh nhân đến sớm, phát hiện ung thư kịp thời thì chất lượng cuộc sống sau điều trị rất tốt, điều này ở Việt Nam và thế giới là như nhau. Nhưng bệnh nhân Việt Nam thường đến bệnh viện khi ung thư đã nặng, con số này chiếm đến 30%.
Hai đóng góp với thế giới Trong hai ngày 3 và 4-12, Hội Ung thư Việt Nam và BV Ung bướu TP.HCM tổ chức Hội thảo Ung thư lần thứ 18 với sự tham dự của 1.500 đại biểu thuộc 158 đơn vị y tế trong cả nước. GS-TS Nguyễn Bá Đức, Phó Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam, cho biết Việt Nam hiện phần lớn là áp dụng những thành quả, nghiên cứu của các nước trên thế giới vào công tác phòng, chống ung thư. Tuy nhiên, chúng ta cũng có những đóng góp đáng kể trong công tác phòng, chống ung thư chung của nhân loại. Hai nghiên cứu của Việt Nam đóng góp cho ngành ung thư thế giới thể hiện rõ nhất: Thứ nhất là nghiên cứu về dịch tễ học ung thư ở Việt Nam, có sự tham gia đóng góp các bệnh viện tại Hà Nội, Thái Nguyên, Huế, Hải Phòng, TP.HCM, Cần Thơ. Những cơ sở đã triển khai ghi nhận dịch tễ về ung thư vì vậy trong bản đồ ung thư thế giới chúng ta cũng đã có tiếng nói của mình. Thế giới đã sử dụng số liệu ung thư của nước ta để làm nên bản đồ ung thư chung. Thứ hai, trong lĩnh vực điều trị chúng ta đã đóng góp những đề tài nghiên cứu mà rất nhiều nhà khoa học, bệnh viện tham gia. Chẳng hạn nghiên cứu về nội tiết trong điều trị ung thư vú, đã có hơn 700 bệnh nhân ung thư vú của Việt Nam tham gia vào đề tài này. “Khi nói phụ nữ bị ung thư vú phải cắt buồng trứng thì phụ nữ các nước châu Âu ngại, không hiểu hết được tầm quan trọng của việc cắt buồng trứng để điều trị nội tiết. Chính chúng ta, nói đúng hơn là bệnh nhân nữ tin tưởng vào thầy thuốc, đồng ý điều trị và nó trở thành một phương pháp cho thế giới áp dụng” - GS Đức nói. Cũng theo GS Đức, hiện phương pháp điều trị này của Việt Nam đã được áp dụng, góp tiếng nói vào Viện nghiên cứu quốc gia Hoa Kỳ và trở thành phương pháp điều trị nội tiết ung thư vú chung của thế giới. Những nghiên cứu của Viện nghiên cứu Hoa Kỳ về nội tiết ung thư vú là dựa chính vào những con số của Việt Nam. Trong xếp hạng 172 quốc gia và vùng lãnh thổ về tỉ lệ chết vì bệnh ung thư do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố năm 2014, Việt Nam đứng ở vị trí 78. Ước tính trung bình mỗi năm Việt Nam có 150.000-200.000 ca ung thư mới các loại. Một bệnh nhân mắc cùng lúc ba loại ung thư BS Nguyễn Đình Châu, khoa Xạ trị và Xạ phẫu - BV Trung ương Quân đội 108, cho biết bệnh viện này vừa điều trị thành công một bệnh nhân mắc cùng lúc ba loại ung thư. Đó là một bệnh nhân nam (52 tuổi), uống rượu, hút thuốc lá hơn 30 năm. Bệnh nhân nhập viện với tổn thương vùng họng bên phải, tổn thương thực quản, tổn thương amidal không đối xứng hai bên... Kết quả giải phẫu bệnh cho thấy bệnh nhân bị ung thư amidal phải, xoang ê phải và ung thư thực quản. Sau điều trị (hóa-xạ trị) năm tháng, bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh, không tái phát và tăng cân. Theo các chuyên gia, đây là lần đầu tiên ở Việt Nam nghe báo cáo một bệnh nhân mắc ba loại ung thư khác nhau. Tuy nhiên, BS CK2 Trần Nguyên Hà đặt vấn đề cần xem xét lại đây là ung thư đồng thời hay ung thư kết hợp. Tổn thương ở ba vị trí có thể gọi là tổn thương nhảy cóc, một loại ung thư tế bào gai nhảy cóc ở ba vị trí gần nhau. Cần nghiên cứu để có kết luận chính xác. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38