Băn khoăn trước ngày thu phí tuyến Pháp Vân- Cầu Giẽ
Từ ngày 23/5: Áp dụng mức thu phí đường bộ tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ
Theo Thông tư số 45/2015/TT-BTC do Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai mới ban hành, từ ngày 23-5-2015, mức thu phí đường bộ Pháp Vân - Cầu Giẽ từ 10.000 - 180.000 đồng/lượt, tùy đoạn tuyến, phương tiện.
Cụ thể, đoạn tuyến được đề xuất mức phí thấp nhất là đoạn Vạn Điểm - cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và ngược lại, với mức thu từ 10.000 - 40.000 đồng/vé/lượt, tùy loại phương tiện.
Đoạn tuyến được đề xuất mức phí cao nhất là đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ - Hà Nam và ngược lại, mức thu từ 45.000 - 180.000 đồng/vé/lượt tùy loại phương tiện.
Bên cạnh đó, các phương tiện cũng có thể sử dụng vé tháng với mức từ 300.000 - 5.400.000 đồng/vé/tháng; vé quý với mức từ 810.000 - 14.580.000 đồng/vé/quý tùy theo đoạn tuyến và theo loại phương tiện.
Thông tư cũng quy định cụ thể về quy trình thu phí: Tại Trạm vào: Người điều khiển phương tiện dừng lại tại cabin làn vào. Nhân viên thu phí phát cho người điều khiển phương tiện Thẻ vào đường (thẻ thông minh; vé từ hoặc vé mã vạch).
Tại Trạm ra: Khi tới làn ra, người điều khiển phương tiện dừng lại tại cabin làn ra, đưa Thẻ vào đường cho nhân viên thu phí, thanh toán tiền phí và nhận chứng từ thu phí.
Riêng Trạm thu phí tại Km 212+200 (trạm dùng chung với Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình): Trường hợp xe đi từ đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình vào đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, đến trạm thu phí, chủ phương tiện trả Thẻ vào đường cao tốc, nộp tiền phí sử dụng đường cao tốc (theo quy định về thu phí của Dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình), nhận chứng từ thu phí của dự án đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và nhận Thẻ vào đường Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Đối với phương tiện sử dụng vé tháng, vé quý, chủ phương tiện mua vé tháng, vé quý sẽ được cấp thẻ vé tháng (có giá trị sử dụng kể từ ngày 01 đến ngày kết thúc tháng), thẻ vé quý (có giá trị sử dụng kể từ ngày 01 của tháng đầu quý đến ngày kết thúc quý) và chứng từ thu phí. Khi qua trạm thu phí, chủ phương tiện thực hiện quẹt thẻ tại trạm vào, trạm ra và không phải nộp phí khi qua trạm.
Trường hợp xe đi từ đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đến trạm thu phí, chủ phương tiện trả Thẻ vào đường Pháp Vân - Cầu Giẽ, nộp phí sử dụng đường Pháp Vân - Cầu Giẽ (theo mức thu quy định tại Thông tư này), nhận chứng từ thu phí đường Pháp Vân - Cầu Giẽ và Thẻ vào đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình.
Vé tháng, vé quý được sử dụng theo đúng đoạn tuyến theo quy định, nếu phương tiện đi vào các đoạn tuyến khác, chủ phương tiện phải mua vé của đoạn tuyến đó theo quy định. Khi hết hạn vé tháng, vé quý thì thẻ không còn giá trị sử dụng, chủ phương tiện phải mua vé tháng, vé quý tiếp theo để sử dụng.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 23/5/2015.
Doanh nghiệp băn khoăn vì phí quá cao
Theo Thông tư 45/2015/TT- BTC, tuyến Pháp Vân - Cầu Giẽ bắt đầu thu phí từ ngày 25/5 tới. Đáng chú ý, dù được nâng cấp trên nền đường cũ nhưng mức thu phí của dự án này bằng mức thu tại các tuyến cao tốc đầu tư mới khác.
Theo đó, đoạn tuyến có mức phí cao nhất là đoạn Pháp Vân - Cầu Giẽ - Hà Nam và ngược lại, với mức thu từ 45 nghìn đến 180 nghìn đồng/lượt, tùy loại phương tiện. Vé tháng trên tuyến từ 300 nghìn đến 5,4 triệu đồng. Vé quý từ 810 nghìn đến 14,580 triệu đồng, tùy theo đoạn tuyến và loại phương tiện.
Với phương án thu phí này, dự án có đơn giá 1.500 đồng/km (tính cho loại xe tiêu chuẩn, dưới 12 chỗ ngồi), bằng với mức thu tại các tuyến đường cao tốc làm mới như Cầu Giẽ - Ninh Bình, hay Nội Bài – Lào Cai. Trong khi đó, theo quyết định đầu tư dự án này, giai đoạn I được nâng cấp trên nền tuyến hiện hữu; toàn tuyến chỉ được khai thác ở tốc độ 100 km/h.
Dù mức thu này, còn một tháng nữa mới triển khai, nhưng nhiều người, nhiều doanh nghiệp đã bày tỏ e ngại. Ông Bùi Danh Liên, Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội bày tỏ: Đây là đoạn đường được nâng cấp lại nhưng mức thu phí bằng tuyến đường mới đầu tư. Nếu phải thu phí cao như vậy, chắc chắn giá cước vận tải phải điều chỉnh tăng.
Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, đại diện doanh nghiệp vận tải đường dài cũng cho rằng, họ sẽ phải điều chỉnh lại giá cước cho dù không muốn. Nhiều lái xe thì cho rằng họ sẽ né bằng cách đi đường cũ cho dù đông, thiếu an toàn… Trên các diễn đàn trên mạng, nhiều ý kiến cũng cho rằng mức phí như trên là quá đắt, so với mặt bằng chung. Không nên vì rút ngắn thời gian thu phí của chủ đầu tư mà để ảnh hưởng đến giá cước vận tải.
“Đắt” để rút ngắn thời gian hoàn vốn
Điều này đã được Bộ GTVT đồng ý, quyết định ngay từ khi ký hợp đồng- ông Phạm Thanh Bình, Phó Giám đốc Ban quản lý dự án Thăng Long đã khẳng định như vậy.
Theo ông Bình, dù ở giai đoạn 1, dự án chỉ nâng cấp trên tuyến cũ nhưng tại dự án này, nhà đầu tư phải bỏ tiền ra giải phóng mặt bằng (hơn 1.600 tỷ đồng để mở thêm 2 làn trong giai đoạn 2). Trong khi các dự án khác được nhà nước hỗ trợ giải phóng mặt bằng, thì ở dự án này, nhà đầu tư phải tự bỏ số tiền lớn. Nếu không cho thu phí ngay ở mức 1.500 đồng/km, họ sẽ không có khả năng hoàn vốn. Do thu phí cao ngay nên thời gian thu phí rút ngắn, dự kiến 23 năm, nay rút còn 17 năm 2 tháng 18 ngày. Sau khi hoàn thành tốc độ trên tuyến sẽ là 100km/h và 120km/h vào năm 2018.
Những ngày cuối tháng 4-2015, có dịp đi trên đoạn tuyến này, nhiều người đã chứng kiến cảnh công nhân và máy móc thi công 3 ca liên tục, giao thông trên tuyến vì thế cũng ùn tắc cục bộ, cả công trường đang gấp rút để dự án cải tạo được hoàn thành và thu phí từ đầu tháng 6 tới. Được biết, cùng với việc hoàn thiện mặt đường, chủ đầu tư đã hoàn thành 4 trạm thu phí gồm: Đại Xuyên, Thường Tín, Vạn Điểm và Km188.
Thu Hương
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15