Ba làm xe ôm thì con có xấu hổ hay nhục nhã không?
Kỳ vọng gì ở Chương trình giáo dục phổ thông mới? | |
Hãy có trách nhiệm với cuộc sống của chính mình | |
Mẹ và con gái | |
Thí sinh hào hứng bàn về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái |
Ngọc Nhã, học sinh lớp 10 trường THPT Hùng Vương, đã mang đến câu chuyện ý nghĩa và xúc động mà em được một người lái xe ôm chia sẻ. "Ngày hôm đó em đi thi vì bố bận nên phải tự bắt xe đến trường, em hay xem trên tivi thì có những việc như giết, hiếp, cướp của nên em rất sợ và rất ngại với chú tài xế chở em đi, cho đến lúc chú hỏi nhỏ em ba con làm nghề gì thì em có trả lời ba con làm tài xế xe hơi, xe tải. Chú im lặng một hồi rồi nói nhỏ là nếu ba con chạy xe giống như chú thì con có xấu hổ hay nhục nhã gì không?". Khi Ngọc Nhã trả lời rằng cô bé không xấu hổ, thì người lái xe ôm mới nói “con gái của chú không nghĩ như con".
Câu chuyện của Ngọc Nhã đã khiến nhiều khán giả xúc động, em còn chia sẻ, chú chạy xe ôm nuôi con lúc còn nhỏ đến giờ học lớp 9 rồi nhưng mỗi lần đi đón con gái đều phải đứng xa cổng trường vì xấu hổ với bạn bè. Ngọc Nhã muốn gửi đến thông điệp bố mẹ là những người cực khổ nuôi mình, dù có làm nghề gì đi chăng nữa có cao sang hay thấp hèn thì cái nghề của ba mẹ đã nuôi lớn mình và hãy tự hào về họ.
Ngọc Nhã bật khóc khi kể câu chuyện của người lái xe ôm |
Còn cô bé Khải Trân lớp 10 mang đến câu chuyện "Mẹ không cho học vẽ", đây là lần đầu tiên cô bé dám mạnh dạn nói lên điều này với mẹ. Khải Trân cho biết từ nhỏ đã thích vẽ tranh nên mày mò từ vẽ chì, sáp cho đến vẽ bằng nước. Em còn khoe những bức tranh do mình vẽ đã từng được thầy giáo khen và nói "sao con không theo nghề kiến trúc?", lúc này cô bé mới nghẹn ngào rơi nước mắt nói: "Có một người không muốn mình học vẽ và bảo có xem lại hoàn cảnh gia đình không, hay vẽ chỉ bắt chước người ta không có gì hay ho? Mày có tin đòi một lần nữa thì sẽ không được học gì hết luôn không? Đó là mẹ của mình!".
Cô bé biết mẹ muốn tốt cho mình nên bắt học các nghề như bác sĩ, giáo viên để tương lai sung sướng hơn nhưng đó không phải là đam mê nên em sẽ không cố gắng được, em bật khóc và hỏi mẹ đang đứng dưới sân trường "Sao mẹ không cho con học vẽ vậy?". Trước câu hỏi đầy cảm xúc của con gái, người mẹ chia sẻ: "Bây giờ con chỉ học lớp 10, ước mơ chỉ là thoáng qua thôi, con cứ học còn hai năm nữa thì ba mẹ sẽ suy nghĩ và xem xét lại".
Nhiều câu chuyện thực tế được chia sẻ khiến các em học sinh xúc động |
Trí Thịnh, một học sinh lớp 11 mang đến câu chuyện "Tình yêu tuổi mới lớn và bị phụ huynh ngăn cấm". Em chia sẻ lúc lớp 11 có tình cảm đặc biệt với một bạn nữ chung trường, tình cảm rất trong sáng và đẹp đẽ, cả hai giúp đỡ và quan tâm nhau trong chuyện học tập nhưng bị mẹ bạn nữ phát hiện. Vì không tin tưởng Trí Thịnh nên không cho cả hai gặp gỡ nhau và chấm dứt mối quan hệ nếu không bạn nữ sẽ bị nghỉ học.
Sau sự hoảng loạn về suy nghĩ Trí Thịnh sẽ chấp nhận yêu cầu của mẹ bạn nữ. Trí Thịnh hiểu được điều này không trách được phụ huynh và sẽ cố gắng học để chứng minh cho phụ huynh biết rằng mình sẽ có tương lai và muốn gửi đến bạn nữ đôi lời: "Hãy học thật tốt và vược qua mọi khó khăn và sẽ gặp lại nhau với tư cách khác".
Trí Thịnh chia sẻ câu chuyện về "Tình yêu tuổi mới lớn và bị phụ huynh ngăn cấm" |
Cô bé Thanh Tâm mang đến câu chuyện "Học có mệt không" và kể câu chuyện của mình khi phụ huynh thường nói học "không có gì cực khổ" nhưng thật sự học rất mệt và tốn nhiều tư duy. Em cho biết học sinh phải học một ngày 8 tiếng ở trường và sau đó ra về phải học thêm và làm bài tập, có nhiều kỳ thi phải học bài sáng đêm, cầm cây viết lên phải sử dụng chất xám để biết mình viết cái gì.
Thầy Nguyễn Vân Yên hiệu trưởng trường THPT Hùng Vương cho biết: "Học rất mệt, học đây là hình thức lao động bằng trí óc, lúc nào cảm thấy học cực quá hãy đi vòng sân trường ngắm cảnh, cười thật tươi hay nói chuyện với thầy hiệu trưởng và chia sẻ với bố mẹ".
Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Văn Thảo cũng cho rằng việc học cũng không dễ dàng và nhiều phụ huynh làm rất tốt khi kết nối với cảm xúc của con và là người đồng hành với con. Đứa trẻ cần phải cảm thấy vui và hạnh phúc trước khi nó thành công.
Diệp Anh
Ảnh: F.L
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Hoàn Kiếm bàn giao Công đoàn cơ sở
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam hội đàm cấp cao với Trung tâm Những người lao động Brazil
Gần 300 đoàn viên, người lao động ngành NN&PTNT dự hội thao ở Đắk Lắk
Những điều người dân cần lưu ý trước khi mua nhà đất
Bầu cử Tổng thống Mỹ tác động như thế nào đến tỷ giá, lãi suất?
Khi nào có kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2024?
Để giá nhà chung cư không “nóng”
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58