Kỳ vọng gì ở Chương trình giáo dục phổ thông mới?

(LĐTĐ) Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới đang được khởi động và sẽ được áp dụng bắt đầu từ năm học tới. Vấn đề đặt ra ở đây là, đội ngũ giáo viên làm sao phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới. Nói cách khác, ở chương trình GDPT mới, bản thân giáo viên là tác nhân giữ vai trò quyết định chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Hà Nội: Tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung giáo dục địa phương
Công bố giá sách giáo khoa lớp 1 trước ngày 15/2/2020
Hà Nội lên kế hoạch tuyển bổ sung giáo viên
Kỳ vọng gì ở Chương trình giáo dục phổ thông mới?
Theo quan niệm của giáo dục truyền thống, việc truyền tải kiến thức được coi là trọng yếu và giáo viên là người đứng ở vị trí trung tâm của việc giảng dạy. (Ảnh: P.T)

Bắt nhịp với xu hướng mới

Theo quan niệm của giáo dục truyền thống, việc truyền tải kiến thức được coi là trọng yếu. Giáo viên là người đứng ở vị trí trung tâm của việc giảng dạy. Giáo viên sẽ là người cung cấp, học sinh, sinh viên là những người thụ động hấp thu kiến thức. Cách làm ấy đã có hàng trăm năm nay mà chưa hề thay đổi. Tuy nhiên, giờ đây, giáo dục trong nước đang đứng trước một thách thức, đòi hỏi thay đổi toàn diện.

Cần phải khẳng định, mục đích đổi mới chương trình GDPT mới là hướng đến phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh. Theo đó, học sinh cần tích cực, chủ động tham gia các hoạt động học tập; được tìm tòi, khám phá; được làm việc độc lập, hợp tác, trao đổi theo nhóm hay lớp, trong đó các em được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tế.

Bên cạnh đó, học sinh được tạo cơ hội bộc lộ, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển. Dạy học hướng tới đáp ứng nhu cầu phát triển của từng cá nhân học sinh được chú trọng.

Chẳng hạn, theo chương trình GDPT mới, học sinh tiểu học sẽ học 2 buổi/ngày, mỗi ngày bố trí không quá 7 tiết học, mỗi tiết 35 phút. Mục tiêu của hoạt động dạy học 2 buổi/ngày là tăng cường giáo dục toàn diện năng lực, phẩm chất, kĩ năng cho học sinh, đáp ứng yêu cầu quản lý và giáo dục học sinh của gia đình, xã hội. So với chương trình GDPT hiện hành, chương trình mới ít môn học hơn do thực hiện chủ trương tích hợp cao ở các lớp dưới, nhưng có thêm 2 môn là Ngoại ngữ, Tin học và Công nghệ.

Ngoài ra, trong chương trình GDPT mới, việc đánh giá học sinh dựa trên phẩm chất và năng lực được quy định trong chương trình tổng thể và chương trình môn học, hoạt động giáo dục, chứ không phụ thuộc vào nội dung kiến thức trong sách giáo khoa. Do vậy, kiến thức trong sách giáo khoa chỉ là tài liệu dạy học để hình thành phẩm chất và năng lực của học sinh. Ví dụ, đánh giá học sinh lớp 1 khi kết thúc học kỳ 1 về môn Tiếng Việt thì giáo viên sẽ yêu cầu học sinh đọc được 30 tiếng/phút...

Bắt nhịp với xu hướng mới đã và đang là mục tiêu hướng đến của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT). Tuy nhiên, song hành với sự đổi mới hiện vẫn đang tồn tại những khó khăn nhất định. Chẳng hạn, thiếu phòng học cũng là thách thức đối với các thành phố lớn hoặc ở nơi tập trung quá nhiều khu công nghiệp. Ngoài ra, đến thời điểm này phần lớn giáo viên vẫn đang lúng túng vì thời gian triển khai đã cận kề nhưng chưa biết sẽ dạy bộ sách giáo khoa mới nào?

Trong khi đó, khi áp dụng chương trình GDPT mới, các môn như: Tin học (ở cấp tiểu học); Âm nhạc, Mỹ thuật (ở cấp Trung học phổ thông) sẽ rơi vào tình trạng khan hiếm giáo viên. Lấy ví dụ, cấp Trung học phổ thông sẽ dạy Âm nhạc, Mỹ thuật, mỗi môn có 2 tiết/lớp nhưng hiện chưa có giáo viên dạy các môn học này. Trong khi cả nước có tới 2.834 trường Trung học phổ thông, nếu tính đơn giản mỗi trường cần 1 giáo viên/môn thì số lượng tuyển mới sẽ cần đến gần 6.000 giáo viên.

Chuẩn hóa đội ngũ

Quanh chương trình GDPT mới, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ từng chia sẻ: Giáo viên là người trực tiếp tạo ra sản phẩm giáo dục nên nếu tinh thần đổi mới chỉ đi từ Bộ GD&ĐT đến các Sở/Phòng GD&ĐT, các hiệu trưởng trường phổ thông mà không tới được các giáo viên thì sự đổi mới sẽ không thể thành công. Nếu giáo viên không triển khai đổi mới thì tất cả ý tưởng và giải pháp mà Bộ, Sở/Phòng đề ra cho một nền giáo dục mới theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học sẽ không hiệu quả…

Có thể khẳng định, để đáp ứng yêu cầu đổi mới GDPT, giáo viên phải có những vai trò chủ yếu. Trong đó, giáo viên phải thể hiện được ở vai trò là nhà giáo dục. Bởi giáo viên gánh vác việc trang bị cho học sinh kiến thức, cách học để học sinh không ngừng phát triển nhận thức, trí tuệ, có thế giới quan khoa học. Đồng thời, tạo ra những cơ hội hoạt động và giao lưu trong đời sống lớp học, nhà trường và trong cộng đồng để xây dựng sức khỏe thể chất và tinh thần, những xúc cảm và kỹ năng cần thiết, cơ bản cho nhân sinh quan và thế giới quan.

Ngoài ra, giáo viên cũng chính là người nghiên cứu và giải quyết những vấn đề của thực tiễn giáo dục. Nói cách khác, giáo viên là người lao động sáng tạo, xây dựng những kiến thức mới về nghề trên cơ sở quan sát, phân tích, suy ngẫm và tổng kết những kinh nghiệm từ thực tiễn giáo dục và hoạt động nghề nghiệp của bản thân và tập thể sư phạm của nhà trường…

Giữ vai trò quan trọng song theo TS Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội), số đông nhà giáo chưa thể hiện được đặc trưng nghề nghiệp. Chưa kể nhiều thầy cô còn mắc bệnh nghề nghiệp như chạy theo lý thuyết kinh điển, bám vào trí thức có sẵn trong sách giáo khoa, không gắn với thực tiễn đời sống.

Rõ ràng, những băn khoăn của Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội hoàn toàn có cơ sở bởi trong môi trường giáo dục mới, vai trò truyền thụ kiến thức một cách thụ động của người thầy sẽ giảm đi. Người thầy sẽ phải làm tốt hơn vai trò của một người hướng dẫn các quá trình tìm kiếm tri thức, gợi mở những con đường phát hiện tri thức, qua đó trau dồi khả năng độc lập tư duy và sáng tạo cho người học.

Đặc biệt, giáo viên không chỉ đóng vai trò truyền đạt tri thức mà còn phải phát triển cảm xúc, thái độ, hành vi, bảo đảm cho người học làm chủ tri thức, biết vận dụng tri thức vào cuộc sống

Đổi mới đào tạo giáo viên đáp ứng chương trình GDPT mới là vấn đề cần triển khai ngay trong thời điểm hiện nay. Cuối tháng 10 vừa qua, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức đợt 1 khoá bồi dưỡng chương trình GDPT mới cho 1.870 giáo viên cốt cán của 10 tỉnh thành phía Bắc. Đây là một trong nhiều lớp đã được 8 trường đại học sư phạm trọng điểm triển khai trên cả nước với mục tiêu tập huấn cho 28.000 giáo viên cốt cán các trường phổ thông.
Nội dung của khoá bồi dưỡng, ngoài giới thiệu chương trình tổng thể, chương trình các môn học của chương trình GDPT mới, giáo viên cốt cán còn được tập trung tìm hiểu, hướng dẫn những phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực. Tham dự khoá bồi dưỡng này, các giáo viên cốt cán ngoài tích luỹ các bài học và kinh nghiệm cho bản thân còn có nhiệm vụ trở về địa phương để hướng dẫn giáo viên đại trà cùng triển khai tốt chương trình GDPT mới.
Phạm Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

Tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 trên Báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Sau khi điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 được công bố, thí sinh có thể tra cứu điểm thi trên Báo Lao động Thủ đô điện tử (tại địa chỉ https://laodongthudo.vn/tra-cuu-diem-thi).
3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

3 cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo kế hoạch, 8h ngày mai (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

14 nhà giáo tham dự Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 15/7, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phúc Thọ và Liên đoàn Lao động huyện Phúc Thọ đã phối hợp tổ chức Chung khảo Giải thưởng “Nhà giáo Phúc Thọ tâm huyết, sáng tạo” năm 2024.
Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

Để con trẻ hòa mình vào nghệ thuật, khoa học dịp hè

(LĐTĐ) Các lớp học mỹ thuật, thủ công hay những trại hè khoa học… đang được nhiều phụ huynh lựa chọn để giúp con em mình có một mùa hè bổ ích, lành mạnh, sáng tạo.
4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

4/4 học sinh Việt Nam giành Huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

(LĐTĐ) Thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), tham dự kỳ thi Olympic Sinh học quốc tế (IBO) năm 2024, 4/4 học sinh Việt Nam đều giành Huy chương với 3 Huy chương Vàng và 1 Huy chương Bạc; đứng thứ 3/81 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.
Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

Hỗ trợ học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10

(LĐTĐ) Nhằm giúp học sinh nhập học theo điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 trung học phổ thông (THPT) công lập năm học 2024 - 2025 được thuận lợi, nhanh chóng, chính xác; Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố các số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ, đồng thời thông tin về quy trình và các mốc thời gian cần lưu ý.
Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 công lập năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sau khi công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024 - 2025.
Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

Điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 chuyên năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Tối 12/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển bổ sung vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) chuyên, lớp 10 chương trình song ngữ tiếng Pháp và lớp 10 chương trình thí điểm song bằng tú tài năm học 2024 - 2025.
Hà Nội: Bổ sung 1.505 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Bổ sung 1.505 chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa quyết định giao bổ sung chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2024 - 2025 cho 10 trường với tổng chỉ tiêu 1.125 học sinh vào 25 lớp và 3 Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên với tổng chỉ tiêu 380 học viên vào 9 lớp.
Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

Từ hôm nay (12/7), Hà Nội tiếp nhận hồ sơ học sinh trúng tuyển vào lớp 10

(LĐTĐ) Từ hôm nay (12/7), các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập (chuyên và không chuyên) trên địa bàn thành phố Hà Nội sẽ tổ chức tiếp nhận hồ sơ của học sinh trúng tuyển vào lớp 10.
Xem thêm
Phiên bản di động