7 mẹo cải thiện tâm trạng theo các chuyên gia
Stress lâu ngày sẽ có hành vi tự hủy hoại bản thân | |
17 cách đơn giản để giảm stress | |
8 thắc mắc hay gặp nhất về lo âu và stress | |
Sự thật đáng kinh ngạc của stress |
1. Hãy nói lời cảm ơn
Khi chúng ta cảm ơn một người, chúng ta sẽ hướng mình tập trung đến những khía cạnh tích cực của cuộc sống. Một trí nhớ thoải mái sẽ thúc đẩy sản sinh serotonin (phân tử của sức mạnh ý chí) trong vỏ não trước. Phương pháp này thường được áp dụng để chữa trị chứng chán nản.
2. Giải quyết vấn đề ngay lập tức
Não của chúng ta không ngừng tìm kiếm giải pháp cho tất cả vấn đề khiến ta lo lắng. Điều này tốn rất nhiều năng lượng, vì vậy, bất cứ khi nào não mệt mỏi vì phải tìm hướng giải quyết, chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi và tức giận.
Mặt khác, những quyết định đúng đắn sẽ khiến não tự cảm thấy thỏa mãn với một loạt chất dẫn truyền thần kinh giúp dịu đi hệ thống liên đới, khiến ta thấy cuộc sống tốt đẹp hẳn lên. Vì vậy, hãy nhớ giải quyết vấn đề ngay khi có thể nhé!
3. Đừng dồn nén, hãy nói ra hết những điều bạn phiền muộn
Quá trình vượt qua khó khăn và nói về chúng cần sự hoạt động của rất nhiều bộ phận trong não. Nhưng sau đó, cảm xúc tiêu cực sẽ có ít ảnh hưởng hơn. Khi bạn nói về vấn đề gây khó chịu cho mình, não sẽ kích thích sản sinh ra serotonin và thậm chí tìm đến những khía cạnh tích cực để giải quyết.
4. Hành động
Với loài người, sự tương tác là vô cùng quan trọng. Rất nhiều loại hành động, đặc biệt là chạm, ôm, có thể khiến con người ta quên đi mệt mỏi nhanh chóng. Nếu bạn không có được những tương tác xúc giác này, não sẽ cảm nhận sự thiếu hụt này như cảm nhận nỗi đau thể xác vậy. Ngược lại, chỉ một cái ôm cũng có thể thúc đẩy quá trình cải thiện tâm trạng của bạn rồi đó.
5. Học, học nữa, học mãi
Với não bộ, tiếp thu kiến thức mới đồng nghĩa với sự thích nghi liên tục với thay đổi môi trường. Khi não phát triển và được thông tin mới, não sẽ sản sinh ra dopamine (hormone tạo cảm giác dễ chịu và niềm vui). Nếu bạn muốn tìm kiếm niềm vui, đừng ngại trải nghiệm những điều mới mẻ!
6. Chơi thể thao
Hoạt động thể chất gây áp lực cho cơ thể. Và khi áp lực được giải phóng, cơ thể bạn sẽ cảm thấy thỏa mãn, tuyến yên sẽ sản sinh ra một lượng dopamine. Phản ứng này cũng tương tự như thuốc phiện vậy, có thể làm giảm đau đớn và cải thiện tâm trạng.
7. Luôn cố gắng ngủ thật ngon
Khi ngủ, não chúng ta sẽ sản xuất ra melatonin (hormone có liên quan tới giấc ngủ và nhịp sinh học). Hormone này có tác dụng làm chậm lại tất cả quá trình diễn ra trong cơ thể, tái tạo và tăng lượng serotonin trong vùng dưới đồi của não.
Nếu não nhận thấy sự thay đổi ánh sáng trong khi ngủ, nó sẽ sản sinh ra hormone stress và đánh thức cơ thể. Hãy nhớ ngủ 6-8 tiếng mỗi ngày ở nơi ít ánh sáng nhé!
Theo Khánh Duy/Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tăng tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan là phù hợp với tính chất, nhiệm vụ của quân đội
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây diễn ra vào ngày 10/11
Xe buýt xanh: Triển khai rộng rãi càng sớm càng tốt
Truy tố cựu Chủ tịch Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam về tội "Nhận hối lộ"
Quận Tây Hồ trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 7/11 tới 151 đảng viên
Ngày Pháp luật Việt Nam 2024: Đổi mới tư duy trong xây dựng, thi hành pháp luật
Tin khác
Suy hô hấp cấp do mắc sởi
Y tế 05/11/2024 16:17
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện
Y tế 05/11/2024 11:40
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Y tế 05/11/2024 10:44
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36