Sự thật đáng kinh ngạc của stress
Ăn sáng món gì để vừa khỏe vừa đẹp? | |
Stress- thủ phạm gây mụn | |
Stress khiến phòng the nguội lạnh |
Chút căng thẳng đôi khi cũng có lợi cho sức khỏe trí não - Ảnh: Shutterstock |
Daniela Kaufer, giáo sư, tiến sĩ của Đại học California tại Berkeley (Mỹ) tiến hành nghiên cứu về mặt sinh học của stress bằng việc kiểm tra cấp độ phân tử của não bộ phản ứng với lo lắng và sự kiện chấn thương như thế nào đã phát hiện một số loại stress có thể mang lại những lợi ích đáng ngạc nhiên.
Tiến sĩ Kaufer nói thêm, có sự khác biệt rõ rệt giữa stress tốt và xấu, và nhờ đó chúng ta có thể dễ dàng đối phó với các sự kiện căng thẳng một cách lành mạnh.
Phản ứng với căng thẳng được thiết kế nhằm giúp chúng ta phản ứng trước một cái gì đó có khả năng đe dọa xảy ra, từ đó giúp chúng ta đối phó với nó và học hỏi được nhiều điều mới mẻ.
Nghiên cứu của tiến sĩ Kaufer cho thấy stress vừa phải có thể cải thiện sự tỉnh táo và tăng cường trí nhớ.
Đo lường ảnh hưởng của stress
Kaufer cùng cộng sự của cô đã tiến hành nghiên cứu những tác động của stress trên chuột sau khi xem xét cụ thể sự tăng trưởng của tế bào gốc ở vùng hippocampus của não, và nhận thấy hippocampus tham gia vào các phản ứng căng thẳng, đồng thời nó cũng rất quan trọng cho việc học tập và trí nhớ.
Khi những con chuột tiếp xúc căng thẳng ở mức trung bình trong một thời gian ngắn (cố định trong một vài giờ), các nhà khoa học nhận thấy có sự kích thích tăng trưởng ở tế bào gốc và những tế bào này góp phần để tạo thành tế bào thần kinh hoặc các tế bào não. Một vài tuần sau đó, xét nghiệm cho thấy các con chuột đã có những cải tiến trong học tập và trí nhớ. Từ đó, các nhà khoa học nhận định các tế bào cụ thể được tạo ra trong quá trình căng thẳng có vai trò kích hoạt các tế bào thần kinh hoạt động hiệu quả hơn.
Stress vừa phải có thể giúp cải thiện trí nhớ - Ảnh: Shutterstock |
Có thể quản lý năng lượng não
Sau khi tiến hành nghiên cứu ở chuột, các nhà khoa học tin rằng điều này cũng xảy ra tương tự ở người.
Stress vừa phải có thể quản lý căng thẳng, làm tăng sự tỉnh táo và hiệu suất làm việc của não bằng cách khuyến khích sự tăng trưởng tế bào gốc thành tế bào não, từ đó giúp cải thiện trí nhớ. Sự gia tăng các tế bào gốc và các thế hệ tế bào thần kinh làm cho tinh thần trở nên thích nghi với những tình huống khó khăn.
Chẳng hạn, nếu bạn đang đi trên một con hẻm và ai đó đe dọa bạn, điều quan trọng là phải nhớ chính xác nơi bạn đang đi để tránh lặp lại điều đó trong tương lai. Bộ não không ngừng đáp ứng với stress. Căng thẳng cực độ hoặc mạn tính có thể có một tác động tiêu cực. Nhưng căng thẳng như vừa phải và xảy ra trong thời gian ngắn - như một kỳ thi sắp tới hoặc chuẩn bị có bài phát biểu trước công chúng - thì stress, trong trường hợp đó, lại có tác dụng cải thiện khả năng nhận thức và trí nhớ.
Khi nào căng thẳng trở nên có hại?
Theo Huffington Post, mỗi người có cách đối phó với stress khác nhau, tùy thuộc một phần vào nhận thức.
Những người cảm thấy tự tin vì cho rằng họ có thể quản lý căng thẳng thường ít có khả năng bị stress áp đảo, đồng thời cũng có phản ứng lành mạnh hơn với stress.
Thêm vào đó, stress ít có khả năng gây hại với những người biết kiểm soát tình hình. Trường hợp bạn không có khả năng đối phó, bạn sẽ cảm thấy bất lực và lúc đó căng thẳng sẽ quay ra gây hại cho cơ thể.
Kinh nghiệm cuộc sống góp phần giúp định hình cách phản ứng với stress. Nếu cuộc sống trước đây của bạn từng trải qua nhiều sự việc gây căng thẳng, bạn có thể dễ bị tổn thương hơn trước các tác hại của stress.
Căng thẳng ảnh hưởng sức khỏe
Căng thẳng mạn tính có thể làm co mạch máu và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Nghiên cứu cho thấy quá nhiều căng thẳng có thể ức chế hệ thống miễn dịch. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra stress mạn tính làm giảm khả năng sinh sản ở động vật. Ở chuột cái, căng thẳng làm giảm ham muốn tình dục, làm giảm khả năng sinh sản và làm tăng nguy cơ sẩy thai.
Yoga hay thiền có thể giúp giảm bớt căng thẳng - Ảnh: Shutterstock |
Làm gì khi bị căng thẳng?
Yoga, thiền định, âm nhạc, đi bộ… có thể giúp làm giảm bớt căng thẳng. Và hơn hết, cần phải hiểu rõ vấn đề gây căng thẳng cho bạn là gì, để từ đó biết cách tháo gỡ.
Mặt khác, cũng nên nhận thức rằng căng thẳng tạm thời có thể mang lại nhiều lợi ích nên cần một thái độ tích cực để ứng phó.
Theo các chuyên gia tâm lý, cách nhìn nhận vấn đề với thái độ tích cực đóng vai trò to lớn trong việc giúp chúng ta xử lý căng thẳng một cách lành mạnh.
Theo Ngọc Khuê/thanhnien.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46