1,5 tỷ USD cam kết đầu tư vào sân bay Long Thành
Đây là một trong những nội dung trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành được Chính phủ gửi đến các đại biểu Quốc hội.
Ngày 4/6, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Đinh La Thăng, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ sẽ trình bày Báo cáo về dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
1,5 tỷ USD cam kết đầu tư sân bay Long Thành. |
Theo báo cáo, dự án Long Thành sẽ được triển khai thành 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng 1 đường cất, hạ cánh và 1 nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ đồng bộ với công suất 25 triệu khách/năm, 1,2 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5,2 tỷ USD. Dự kiến thời gian triển khai trong giaj đoạn 2018 - 2025 (phấn đầu hoàn thành sớm dự án, dự kiến vào khoảng năm 2022).
Giao đoạn 2 tiếp tục đầu tư xây dựng được cất hạ cách số 2 độc lập, cấu hình mở và 1 nhà ga hành khách để đáp ứng công suất 50 triệu khách/năm, 1,5 triệu tấn hàng hóa/năm. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 4 tỷ USD. Dự kiến triển khai trong giai đoạn 2030 - 2035.
Giai đoạn sau cùng là hoàn thành các hạng mục của Dự án để đạt công suất 100 triệu khách/năm, 5 triệu tấn hàng hóa/năm theo mục tiêu quy hoạch. Tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 6,6 tỷ USD. Dự kiến triển khai trong giao đoạn 2040 - 2050.
Theo quy hoạch được duyệt, diện tích đất dành cho Cảng hàng không quốc tế Long Thanh là 5.000 ha. Sau khi rà soát lại báo cáo đầu tư dự án theo phương án phân kỳ đầu tư, nhu cầu sử dụng đất cho dự án là 2.750 ha. Diện tích này chỉ dành cho các hàng mục hàng không thiết yếu của cảng hàng không, sân bay như khu bay, khu vực đỗ tàu bay, khu vực nhà ga hành khác, nhà khách, nhà làm việc của cơ quan khai thác cảng, nhà ga hàng hóa…
Với cơ chế đặc thù của dự án, Chính phủ đề nghị được thu hồi đất, giải phóng mặt bằng của dự án một lần và thực hiện ngay trong giai đoạn 1 của dự án; tách công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư thành một dự án riêng. Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ đạo các Bộ, ngành và các địa phương liên quan thực hiện dự án theo quy định của pháp luật.
Như vậy, sau khi rà soát và tinh toán chi tiết hơn, giá trị khái toán của dự án được xác định khoảng 15,8 tỷ USD, giảm so với tính toán ban đầu là 18,7 tỷ USD.
Dự kiến cơ cấu vốn trong giai đoạn 1 gồm vốn NSNN ước tính 12.149 tỷ đồng, chiếm 11,1% tổng mức đầu tư của dự án; vốn ODS ước tính 29.177 tỷ đồng, chiếm 26,5% tổng mức đầu tư của dự án; vốn huy động ngoài ngân sách ước tính 68.644 tỷ đồng, chiếm 62,4% tổng mức đầu tư của dự án.
Hiện nay, có một số nhà đầu tư trong và ngoài nước đang quan tâm đến dự án nếu được chấp thuận chủ trương đầu tư như tập đoàn ADP của Pháp, Sam Sung, Công ty cảng hàng không Incheon của Hàng Quốc, các tập đoàn của Nhật Bản… Riêng tập đoàn ADP đã đề nghị cụ thể đầu tư trực tiếp 500 triệu USD và huy động 1 tỷ USD từ ngân hàng nếu dự án được thông qua và được tham gia hợp tác đầu tư.
Báo cáo của Chính phủ cho hay, trong thời gian vừa qua, chúng ta đã có kinh nghiệm huy động vốn cho một số dự án đầu tư sân bay như Phan Thiết, một số nhà đầu tư đang quan tâm và mong muốn được đầu tư các dự án Cảng hàng không Phú Quốc, Đà Nẵng…
“Chính phủ sẽ chỉ đạo chủ đầu tư và các cơ quan liên quan tính toán cụ thể hiệu quả kinh tế tài chính, phương án huy động vốn cho dự án, phù hợp với tiến độ đầu tư ở bước lập báo cáo nghiên cứu khả thi”, báo cáo viết.
Cũng theo báo cáo, giai đoạn 1 của dự án (tạm tính từ năm 2016 - 2026) chỉ tác động lớn nhất là 0,28%GDP vào năm 2024 nếu phần vốn NSNN không cân đối được phải đi vay để đóng góp cho dự án. Còn trong trường hợp NSNN cân đối đủ thì chỉ tác động lớn nhất là 0,22%GDM vào năm 2024 - 2025.
“Như vậy, tác động của dự án đến nợ công tối đa chỉ là 0,28%GDP và ảnh hưởng tới nợ công của dự án là không đáng kể. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, tỷ lệ nợ công/GDP đến 31/12/2014 là 59,3%, dự kiến đến hết năm 2015 khoảng 62,3%”, báo cáo phân tích.
Theo báo cáo, kết quả phân tích cho tỷ suất nội hoàn kinh tế (EIRR) cao hơn tỷ suất chiết khẩu xã hội nên dự án có tính khả thi cao. Trong khi đó, các khoản vay của dự án do doanh nghiệp tự hoàn trả và thời gian cho vay kéo dài từ 30 - 40 năm nên áp lực trả nợ vay không lớn, không gây áp lực cho nợ công.
“Trong thời gian qua, dự án nhà ga hành khách quốc tế T2 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, nhà ga hành khách quốc tế T2 Cảng hàng không quốc tế Nội Bài cũng được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn vay ODA mà hiệu quả kinh tế của các dự án này được đảm bảo nên chủ đầu tư luôn trả nợ vốn vay ODA đúng hạn. Vì vậy, dự án hoàn toàn có khả năng thu hồi vốn và khả năng trả nợ vốn vay đúng hạn”, báo cáo viết.
Theo Nguyễn Hiền/ dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Giao thông 05/11/2024 09:54
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10