Xúc cảm về 4 “thủ lĩnh” kiến tạo Lao động Thủ đô

Nhân kỷ niệm 23 năm ngày báo LĐTĐ ra số đầu, tôi được Ban Biên tập phân công phỏng vấn và  viết về các thế hệ Tổng Biên tập của báo, những người đã để lại nhiều dấu ấn trong sự phát triển chung của tờ báo. 
Khai mạc Hội khỏe Hội nhà báo TP. HN mở rộng lần thứ 21
Báo Lao động Thủ đô bổ nhiệm thêm cán bộ
Ra mắt phiên bản mới Báo Điện tử Lao động Thủ đô

Trong quá trình 23 năm xây dựng và trưởng thành, trải qua 4 đời Tổng Biên tập, những dấu ấn của các “thủ lĩnh” ở mỗi thời kỳ đã và đang tạo nên diện mạo, sức sống của tờ báo là không thể không ghi nhận

Xúc cảm về 4 “thủ lĩnh” kiến tạo Lao động Thủ đô
TBT đầu tiên Nguyễn Thành Văn và TBT đương nhiệm Lê Thị Bích Ngọc (thứ 3 và thứ 4, từ trái sang) tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2015 của Báo Lao động Thủ đô.

TBT Nguyễn Thành Văn

Người “thủ lĩnh” đầu tiên luôn đau đáu với nghề

Tôi may mắn có một thời gian ngắn là “quân” của ông khi về thực tập tại Báo Lao động Thủ đô vào quý đầu của năm 1999. Ngày đó, Báo Lao động Thủ đô mặc dù mới 6 tuổi, nhưng đã là “cái nôi” đào tạo rất nhiều lớp sinh viên báo chí trước khi bước vào làm nghề thực thụ. Vì thế, qua bao năm, những ấn tượng về ông trong tôi đến giờ vẫn còn tươi mới - một vị TBT mẫn cán, luôn quan tâm, sát sao đến tổ chức Công đoàn và người lao động.

Mặc dù thời gian về nghỉ hưu của ông cũng đã xấp xỉ bằng thời gian giữ trọng trách TBT của Báo LĐTĐ, thế nhưng rất khó để ai đó bắt được cái “bệnh” già của vị thủ lĩnh đầu tiên ấy.

Nhân dịp kỷ niệm 23 năm ngày thành lập báo, tôi đến gặp ông để mong được ông chia sẻ về một thời dựng xây báo LĐTĐ, thế nhưng ông lại lảng tránh kể về những việc mình đã làm được cho tờ báo.

Ví như việc ông rời một tờ báo lớn (báo Nhân Dân), chấp nhận khó khăn, về chung tay với lãnh đạo, cán bộ LĐLĐ TP. Hà Nội xây dựng bản tin Công đoàn thành tờ báo của tổ chức Công đoàn Thủ đô và người lao động, …

Ông lại say sưa thổ lộ về một vệt bài mà ông nung nấu cần phải viết. Đó là chuỗi bài về những chuyện ở cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979. Ngày đó, ông là phóng viên báo Nhân Dân xông pha truyền tin trận này, nên còn rất nhiều tư liệu hay, phải viết đến tận 8 kỳ mới đầy đủ được, nhưng do bận nhiều việc nên đã bỏ lỡ. “Đành để năm sau, vào dịp 38 năm Chiến tranh biên giới 1979 vậy” - ông nói.

Ông bảo, làm báo bây giờ thuận tiện hơn thời ông nhiều. Ngày trước, cơ sở vật chất nghèo nàn, chưa có mạng; làm gì có máy tính; phóng viên, lãnh đạo đều phải viết bằng tay, trong khi đó, văn phòng chật chội, nhân sự mỏng mà đa phần lại không học đúng chuyên ngành báo chí. Khó khăn là thế, nhưng được sự quan tâm vào cuộc của LĐLĐ thành phố, của các thành viên trong tòa soạn và sự ủng hộ của các cấp công đoàn, nên tờ báo cũng đã có chỗ đứng trong lòng bạn đọc.

“Từ tờ báo tháng 2 kỳ, mỗi kỳ 8 trang rồi đến 1 kỳ /tuần - 16 trang và đến bây giờ là tuần 3 kỳ, lại có báo điện tử nữa; văn phòng khang trang, điều kiện làm việc tốt,… đó là sự phát triển đáng tự hào của Lao động Thủ đô. Tôi rất mừng vì thấy LĐTĐ đã “thay da đổi thịt” sánh vai cùng các tờ báo trong đội ngũ báo chí Thủ đô. Tôi thật sự xúc động vì các TBT kế nhiệm đã luôn nỗ lực vì sự phát triển của tờ báo. Qua bao khó khăn, thăng trầm chung của làng báo mà LĐTĐ vẫn khẳng định được vị thế là tôi mừng” - ông chia sẻ.

TBT Nguyễn Đắc Trịnh

Khó quên tình cảm ấm áp của cán bộ Công đoàn

Chia tay vị TBT đầu tiên, tôi lại ghé thăm nhà nguyên TBT thứ 2 của LĐTĐ - nhà báo Nguyễn Đắc Trịnh. Có mặt từ những ngày đầu thành lập báo, kinh qua nhiều vị trí, nhà báo Nguyễn Đắc Trịnh là người kế nhiệm giữ trọng trách TBT tiếp theo, sau khi TBT Thành Văn về nghỉ chế độ.

Như một cơ duyên, sau 7 năm làm việc ở một tờ tạp chí đầu ngành của giới văn nghệ sĩ, làm truyền thông ở một tập đoàn, tôi lại trở lại Báo Lao động Thủ đô làm “quân” của ông. Tôi nhớ mãi ngày còn thực tập ở LĐTĐ, khi đó nhà báo Nguyễn Đắc Trịnh là Thư ký tòa soạn, sau khi đọc bài viết của tôi về Xí nghiệp May xuất khẩu Thanh Trì, ông gọi tôi đến, chỉ vào mấy đường gạch con chữ và thay từ “thị trường” bằng “thương trường”…, bài báo đã nâng lên tầm khác.

Ông bảo, làm báo cần phải biết nâng tầm con chữ để nhấn mạnh vấn đề cần nhấn, không thể nghĩ gì viết nấy được. Từ đó, cách dùng câu chữ của tôi cũng trưởng thành hơn lên.

Ông chia sẻ với tôi, ông thực may mắn vì được làm ở một tờ báo có đối tượng độc giả lớn - người lao động, mà người lao động thì đủ mọi tầng lớp, vị trí - từ lãnh đạo đến công nhân, nhân viên, từ già tới trẻ,…Vì thế, bản thân có điều kiện để lăn xả với nghề hơn.

Ông kể, trước khi về LĐTĐ, ông đã từng công tác ở báo khác. Thế nhưng, nói về kỷ niệm làm báo thì đúng là chỉ có ở LĐTĐ. Đó là sự vào cuộc của toàn bộ hệ thống Công đoàn với tờ báo ở những ngày đầu thành lập. “Tôi không quên được hình ảnh hối hả, tấp nập của các cán bộ Công đoàn Thủ đô đến tòa soạn lấy báo đi phát hành, thậm chí có người còn đến đợi từ tờ mờ sáng để lấy báo.

Sự ấm áp và yêu quý tờ báo như vậy khiến cho những người làm báo - từ lãnh đạo đến phóng viên, nhân viên của LĐTĐ luôn thấy mình có trách nhiệm với từng trang báo, bài viết. Số lượng phát hành vì thế cũng tăng lên theo cấp số nhân.” - vị TBT thứ 2 của LĐTĐ cho biết.

Thì ra, bao năm trôi qua, ông vẫn vậy. Sự chân chất của một nhà báo luôn trăn trở cho từng câu chữ không thay đổi. Ông bảo, trước những khó khăn của làng báo và sự bùng nổ của công nghệ thông tin cùng sự khủng hoảng kinh tế, LĐTĐ vẫn đứng vững là quả là điều không đơn giản. Điều đó ông cho rằng, các thế hệ TBT kế nhiệm đã rất bản lĩnh, không ngừng nỗ lực để xây dựng tờ báo lớn mạnh như hôm nay.

Xúc cảm về 4 “thủ lĩnh” kiến tạo Lao động Thủ đô
TBT Lê Thị Bích Ngọc triển khai kế hoạch phát triển Báo tại Hội nghị cán bộ công chức Báo Lao động Thủ đô 2015.

Q.TBT Nguyễn Thị Minh Hạnh

Người “thủ lĩnh” đi qua “tâm bão”

Là người kế nhiệm, giữ vị trí người đứng đầu thứ 3 của LĐTĐ đúng vào đỉnh điểm khó khăn của nền kinh tế, với sự đóng băng của thị trường bất động sản - một thị trường có tác động lớn đến các ngành kinh tế khác, báo chí được nhận định là khó khăn nhất từ trước đến giờ, số lượng phát hành giảm rõ rệt.

Thế nhưng, với thời gian công tác còn lại ít ỏi, 2 năm, vị “thủ lĩnh” ấy đã luôn trăn trở, nỗ lực không ngừng để tìm đường đi phù hợp cho LĐTĐ. Bà đã khơi dậy được tình đoàn kết trong toàn thể CB, PV, NV; chiếm trọn được sự quan tâm, hỗ trợ của lãnh đạo thành phố, cơ quan chủ quản,… cùng tập thể LĐTĐ để đi qua “tâm bão”, xây dựng báo điện tử phát triển tốt hơn, đặc biệt là khởi đầu việc xây dựng cho LĐTĐ một cơ ngơi khang trang, tạo điều kiện làm việc tốt nhất cho mọi người trong tòa soạn.

Nhắc đến báo LĐTĐ, bà nở một nụ cười đôn hậu. Bà bảo, ấn tượng về LĐTĐ là sự hài hòa về nhân sự của mỗi thời kỳ, sự đoàn kết trong BBT, trong CB, PV, NV; sự ủng hộ của các cấp Công đoàn, của cơ quan chủ quản, của lãnh đạo thành phố… Đó chính là một trong những thành công của tờ báo.

Đến bây giờ, theo bà, thế mạnh này được người kế nhiệm đang phát huy rất tốt, không phải tờ báo nào cũng có được.

TBT đương nhiệm Lê Thị Bích Ngọc

Vị thuyền trưởng với sức sáng tạo không ngừng

Từng trưởng thành từ cương vị phóng viên của Báo LĐTĐ, TBT Lê Thị Bích Ngọc thấu hiểu rất rõ nỗi vất vả cũng như áp lực của “quân” mình. Vì thế, sau 5 năm rời LĐTĐ tới làm TBT một tờ báo khác, chị lại quay trở về vào giữa năm 2014, giữ trọng trách cao nhất của tờ báo. Chị luôn vận động và sáng tạo không ngừng với mong ước cùng tập thể cán bộ phóng viên, trên nền tảng vững chắc của tờ báo mà các thế hệ lãnh đạo đi trước để lại, tiếp tục phát triển báo LĐTĐ thành một trong những tờ báo mạnh trong làng báo, xứng đáng là tiếng nói của tổ chức Công đoàn và CNVCLĐ.

“Tôi thật sự cảm ơn sự vào cuộc, “chung lưng đấu cật” của tất cả cán bộ, Phóng viên, nhân viên của báo, cảm ơn sự quan tâm, tạo điều kiện, hỗ trợ của cơ quan chủ quản, lãnh đạo thành phố, các cấp Công đoàn,… Đó chính là điều kiện, sự động viên, tạo động lực lớn cho tôi làm việc không biết mệt mỏi” - đồng chí TBT đương nhiệm chia sẻ.

Thương Huế

Nên xem

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

Du lịch Hà Nội - Khánh Hoà: Thêm kết nối, thêm cơ hội

(LĐTĐ) Trong những năm qua, lượng du khách nội địa đến với Khánh Hoà từ Hà Nội đều tăng trưởng rất tốt. Ngành Du lịch Khánh Hoà xác định Hà Nội là cầu nối quan trọng giữa du khách và các địa phương
Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ  Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

Công tác phối hợp giữa Chính phủ và Tổng LĐLĐ Việt Nam thực sự khăng khít, hiệu quả

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính biểu dương, đánh giá cao sự phối hợp ngày càng khăng khít, chất lượng, hiệu quả giữa Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam và cho rằng, mối quan hệ phối hợp này đã đóng góp tích cực vào thành công chung của cả nước thời gian qua.
Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

Thu hút nhân tài, nhân lực chất lượng cao để xây dựng và phát triển Thủ đô

(LĐTĐ) Kết luận số 80-KL/TW của Bộ Chính trị về “Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2023, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2024, tầm nhìn đến năm 2065” nhấn mạnh việc xác định giáo dục, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài là trụ cột mang tính nền tảng, nội dung cốt lỗi trong chiến lược xây dựng và phát triển Thủ đô.
Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

Sôi nổi Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân

(LĐTĐ) Ngày 26/5, tại Khu Công nghiệp Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ), Thành đoàn Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố tổ chức Ngày hội đồng hành cùng thanh niên công nhân. Đây là một trong những hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024. Hoạt động đã thu hút sự tham gia của hơn 500 thanh niên và gia đình công nhân trên địa bàn thành phố.
Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

Nỗ lực bảo vệ môi trường Thủ đô

(LĐTĐ) Tại kết luận số 80 của Bộ Chính trị về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, nêu rõ, một trong những yêu cầu cấp bách, cần thực hiện là bảo vệ môi trường.
Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

Vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...

(LĐTĐ) Theo GS.TS Hoàng Văn Cường, việc Quốc hội xem xét dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Quy hoạch Thủ đô và Quy hoạch chung Thủ đô đồng thời với nhau vừa tạo ra định hướng phát triển, vừa đưa ra các phương án để thực thi...
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội được bầu 125 đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố, trong đó có ít nhất là 25% tổng số đại biểu hoạt động chuyên trách.

Tin khác

Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

Kết luận số 80 của Bộ Chính trị: Tạo động lực hiện thức hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh- Hiện đại

(LĐTĐ) Việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 80-KL/TƯ về Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Đồ án Điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065 thực sự "mở" cơ chế, tạo động lực để hiện thực hóa khát vọng xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại với những cơ chế đặc thù mang tính đột phá.
Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

Khai thác tiềm năng, lợi thế thúc đẩy Hà Nội phát triển nhanh và bền vững

(LĐTĐ) Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục và giao dịch quốc tế, đóng vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển đất nước, là một trong những động lực chính để thúc đẩy phát triển kinh tế. Do đó, tại Kết luận số 80-KL/TW, Bộ Chính trị yêu cầu tiếp tục rà soát, xác định rõ chức năng, vị trí, vai trò của Thăng Long - Hà Nội trong suốt hơn 1.000 năm lịch sử và các tiềm năng, lợi thế, đặc thù riêng của Hà Nội để khai thác, phát huy tối đa cho phát triển Thủ đô.
Kinh tế đang trên đà tăng tốc

Kinh tế đang trên đà tăng tốc

(LĐTĐ) Báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV về tình hình kinh tế - xã hội cho thấy, 4 tháng đầu năm 2024, mặc dù gặp nhiều khó khăn, thách thức song nền kinh tế vẫn thu được nhiều thành quả.
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành hoạt động của Bộ Công an

(LĐTĐ) Ngày 22/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Quyết định số 439/QĐ-TTg về việc giao điều hành hoạt động của Bộ Công an. Theo đó, Thủ tướng giao Thượng tướng Trần Quốc Tỏ - Thứ trưởng Bộ Công an, điều hành hoạt động của Bộ Công an cho đến khi kiện toàn chức danh Bộ trưởng Bộ Công an.
Chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ, phát biểu nhậm chức

Chủ tịch nước Tô Lâm tuyên thệ, phát biểu nhậm chức

(LĐTĐ) Sáng nay (22/5), sau khi được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021 - 2026, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước với ông Tô Lâm

Quốc hội thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước với ông Tô Lâm

(LĐTĐ) Sáng 22/5, với 472/473 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, đạt tỷ lệ 96,92%, Quốc hội khóa XV đã thông qua Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với ông Tô Lâm.
Sáng nay (22/5), Quốc hội bầu Chủ tịch nước

Sáng nay (22/5), Quốc hội bầu Chủ tịch nước

(LĐTĐ) Theo Chương trình, sáng nay (22/5), Quốc hội sẽ bầu Chủ tịch nước bằng hình thức bỏ phiếu kín. Sau khi Nghị quyết bầu Chủ tịch nước được thông qua, Chủ tịch nước sẽ tiến hành tuyên thệ và phát biểu nhậm chức.
Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

Cần xem xét lại quy định cấm người trong gia đình tham gia đấu giá cùng một tài sản

(LĐTĐ) Đại biểu Quốc hội cho rằng, hiện nay, dự thảo Luật Đấu giá tài sản chưa làm rõ khái niệm cha, mẹ, anh, em… không được quyền tham gia đấu giá. Quá trình áp dụng có nhiều vướng mắc, nhiều cách hiểu khác nhau, dẫn đến phát sinh khiếu nại, tố cáo về người tham gia đấu giá.
Quốc hội: Đặt trước tối thiểu 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất

Quốc hội: Đặt trước tối thiểu 10% khi đấu giá quyền sử dụng đất

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Đấu giá tài sản quy định rõ tiền đặt trước đối với một số tài sản đặc thù và thường là tài sản có giá trị lớn, có thể tác động đến thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, mức tiền đặt trước tối thiểu là 10% và mức tối đa là 20% giá khởi điểm để góp phần hạn chế tình trạng người trúng đấu giá bỏ cọc, bảo đảm thống nhất với quy định của pháp luật hiện hành về khoáng sản, đất đai, tần số vô tuyến điện.
Hà Nội - Thiểm Tây (Trung Quốc): Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy  giá trị di sản  văn hóa

Hà Nội - Thiểm Tây (Trung Quốc): Thúc đẩy hợp tác trong lĩnh vực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Ngày 20/5, Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Phong làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc.
Xem thêm
Phiên bản di động