Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại

(LĐTĐ) Trong quá trình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021 - 2025, việc đẩy mạnh chuyển đổi số cho nền nông nghiệp là một nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết để giúp thực hiện mục tiêu xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn đồng bộ và từng bước hiện đại, gắn liền với nông nghiệp sinh thái, nông dân thông minh.
Tập trung phục hồi kinh tế nông nghiệp, thực hiện mục tiêu kép Thúc đẩy nghiên cứu khoa học để phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân Thủ đô

Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của xã hội

Trong những năm qua, thị trường kinh tế có nhiều thay đổi do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở sản xuất các mặt hàng tiêu dùng trong và ngoài nước đang chịu thua lỗ, cạn kiệt nguồn ngân sách hoặc dừng hoạt động vĩnh viễn, do gặp khó khăn trong việc tiêu thụ nông sản.

Từ thực tế đó, nền kinh tế đang phải phụ thuộc rất lớn vào các sàn thương mại điện tử, hoặc qua nhiều kênh mạng xã hội để xử lý đầu ra cho sản phẩm. Nhờ vậy, chuyển đổi số trở thành một giải pháp hàng đầu để hỗ trợ nền kinh tế và là giải pháp tối ưu cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, giúp người nông dân và doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn.

Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại
Chuyển đổi số trở thành một giải pháp tối ưu cho sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp hiện nay.

Để thúc đẩy quá trình số hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong xây dựng nông thôn mới, nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, điều hành của Chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới, cải thiện phương thức hiệu quả sản xuất kinh doanh của nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp; Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Trung ương đã đề xuất các đề án xây dựng 4 mục tiêu cụ thể đến năm 2025. Bao gồm: xây dựng Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, và một Bộ tiêu chí quốc gia về NTM thông minh giai đoạn 2026-2030; cùng các giải pháp như: Tập trung phát triển nền tảng cho chuyển đổi số; hoàn thiện chính sách và thể chế; phát triển hạ tầng số và dữ liệu số...

Hướng tới mục tiêu chuyển đổi số để sản xuất thông minh, thời gian qua nông sản Việt Nam có cơ hội được xuất hiện nhiều hơn trên các sàn thương mại điện tử trong nước và quốc tế, đã đem lại nhiều kết quả đáng tự hào.

Năm 2021, nhờ chuyển đổi số, tỉnh Bắc Giang đã giải quyết vấn đề đầu ra cho hàng trăm ngàn tấn vải thiều, cam, bưởi, thịt gà,… được dễ dàng xuất nhập khẩu ngay cả khi đang là điểm nóng đại dịch của cả nước. Được biết, tổng sản lượng vải thiều tiêu thụ đạt 215.852 tấn là con số cao nhất từ trước đến nay. Đặc biệt, hàng nghìn tấn vải được đưa tới tay khách hàng trong và ngoài nước qua hoạt động thương mại điện tử đạt trên 8.000 tấn. Tổng doanh thu từ vải thiều và các dịch vụ phụ trợ ước đạt 6.821 tỷ đồng.

Ngay từ đầu vụ vải, tỉnh Bắc Giang đã tổ chức rà soát, kiểm tra, đánh giá, giám sát tất cả các mã số vùng trồng hiện có; đề nghị cấp mã số vùng trồng mới và số hoá vùng trồng tập trung, mã số cơ sở đóng gói, cơ sở xông hơi khử trùng để chuẩn bị các điều kiện cho việc xuất khẩu vải thiều. Đến nay toàn tỉnh đã cấp 149 mã số vùng trồng vải thiều xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc; 30 mã số vùng trồng phục vụ thị trường Nhật Bản; 18 mã số vùng trồng phục vụ thị trường Mỹ, Úc với trên 17.000 ha.

Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại
Nhờ tiếp cận sớm với chuyển đổi số trong nông nghiệp, tỉnh Bắc Giang đã giải quyết vấn đề đầu ra cho hàng trăm ngàn tấn vải thiều.

Vừa qua, tỉnh Bắc Giang cũng tổ chức thành công Hội nghị trực tuyến xúc tiến tiêu thụ vải thiều với quy mô quốc tế 30 điểm cầu. Trong đó có 22 điểm cầu trong nước; Trung Quốc 4 điểm cầu, Nhật Bản 2 điểm cầu; Singapore và Úc mỗi nước 1 điểm cầu.

Ông Nguyễn Minh Tiến - Cục trưởng, Chánh Văn phòng Điều phối NTM Trung ương nhấn mạnh, chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới là một Đề án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) trong suốt 10 năm qua. Chuyển đổi số là xu hướng tất yếu của xã hội. Chuyển đổi số sẽ làm thay đổi nhận thức của cán bộ, người dân; tạo sự đột phá, diện mạo mới nông thôn.

Trong bài viết có tiêu đề: “Đẩy mạnh chuyển đổi số trong nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp thông minh, hiện đại” của Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Tiến chia sẻ, chuyển đổi số giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hơn. Chuyển đổi số là giải pháp tích cực có thể khắc phục điểm yếu cố hữu là sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, và hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu quả…

Cần số hóa nền nông nghiệp dồi dào

Chuyển đổi số trong nông nghiệp là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của các hộ sản xuất nông nghiệp, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp về cách thức tổ chức sản xuất, quản trị sản xuất, kinh doanh nông nghiệp dựa trên các công nghệ số, áp dụng công nghệ mới như dữ liệu lớn (Big Data), Internet cho vạn vật (IoT), điện toán đám mây (Cloud), công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới... làm giảm đáng kể chi phí sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả kinh doanh.

Ông Lương Quốc Đoàn - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch BCH Trung ương Hội Nông dân Việt Nam: “Chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp sẽ là một trọng những yếu tố then chốt giúp nông dân, trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng, tối ưu hóa hoạt động sản xuất, giảm chi phí, gia tăng lợi nhuận, hiệu quả sản xuất cao hơn. Từ thống kê cho thấy, đến tháng 11/2021 đã có hơn 2 triệu hộ sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh, thành được đào tạo kỹ năng số, gần 50.000 sản phẩm nông sản được đưa lên sàn thương mại điện tử và hàng nghìn giao dịch điện tử đã được thực hiện. Điều đó cho thấy hiệu quả bước đầu của công cuộc chuyển đổi số nông nghiệp. Chuyển đổi số là một tiến trình dài và để có được hiệu quả trên cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cơ quan, ban ngành ở Trung ương và địa phương”.

Thông tin từ Bộ NN&PTNT năm 2021, sản xuất nông nghiệp ở nước ta phát triển, sức sản xuất tăng mạnh, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao cho tiêu dùng trong nước và trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ 2 Đông Nam Á và thứ 15 trên thế giới.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại Diễn đàn Nông dân quốc gia lần thứ VI, hiện cả nước có 4,1 triệu ha đất sản xuất nông nghiệp nhưng lại được chia nhỏ ra thành 7 triệu mảnh ruộng, trải dài trên 14 vĩ độ của 7 vùng sinh thái khác nhau.

Hàng năm, Việt Nam cũng xuất khẩu tới 42-43 tỷ USD các mặt hàng nông, lâm, thủy sản tới trên 180 nước, vùng lãnh thổ; trong đó có 10 mặt hàng chủ lực đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên như lúa gạo, tôm, cá tra, cao su, hồ tiêu, hạt điều, cà phê, sắn, đồ gỗ…

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cũng cho rằng những số liệu, dữ liệu khổng lồ này cần được "số hóa" hay chuyển đổi số từ các dữ liệu đơn lẻ, ghi chép, thống kê khác nhau thành một kho dữ liệu để phục vụ cho chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị của ngành nông nghiệp.

Xu hướng tất yếu của kinh tế nông nghiệp thông minh, hiện đại
Ông Phùng Đức Tiến - Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Theo một khảo sát của Hiệp hội Croplife châu Á, khi hỏi 130 nông dân trồng lúa, cây ăn quả và rau của Việt Nam, có 42% trong số họ cho biết muốn áp dụng số hóa trong nông nghiệp. Khi so với 3 quốc gia ASEAN trong cùng khảo sát, Việt Nam là nước có tỷ lệ cao nhất. Có thể thấy rằng nông dân Việt Nam quan tâm đến số hóa nhiều hơn bất kỳ nơi nào khác trong khu vực.

Từ đó thấy được cơ hội của nông dân kết hợp sản xuất với các đối tác trong chuỗi sản xuất thực phẩm - nông nghiệp tiếp tục hợp tác để đẩy mạnh các hoạt động thử nghiệm ứng dụng công nghệ mới; triển khai các chương trình đào tạo, tập huấn để nông dân hiểu và sử dụng các công nghệ đó một cách hiệu quả, an toàn và bền vững với mục tiêu đảm bảo cơ hội tiếp cận và tăng tỷ lệ ứng dụng công nghệ vào canh tác thực tiễn.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025

(LĐTĐ) Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vietnam Airlines Group (gồm các hãng: Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) sẽ cung ứng thêm hơn 650.000 ghế, tương đương hơn 3.000 chuyến bay trên các chặng bay nội địa Việt Nam trong giai đoạn từ 13/1 - 12/2/2025 (tức 15 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ).
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”

(LĐTĐ) Vạn Phúc - Khu đô thị ven sông tầm cỡ bậc nhất tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự và nhà phố “cuối cùng” tại khu đô thị cùng hàng loạt chính sách ưu đãi hấp dẫn, đáp ứng yêu cầu của nhiều khách hàng mong muốn trở thành cư dân tại nơi đây.
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa

(LĐTĐ) Để tiếp tục phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa, quận Tây Hồ triển khai những biện pháp sáng tạo thu hút sự quan tâm của người dân trong và ngoài nước, đồng thời giúp thế hệ trẻ tiếp nối truyền thống của ông cha, trân trọng và phát huy được giá trị lịch sử, văn hóa của di tích.
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông

(LĐTĐ) Nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm các quy định về an toàn giao thông, góp phần hạn chế các hành vi liên quan dẫn đến tai nạn giao thông liên trên địa bàn quận, thời gian qua, Công an quận Thanh Xuân (Hà Nội) đã triển khai thực hiện kết hợp nhiều giải pháp và bước đầu đã ghi nhận những kết quả tích cực.
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức

Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Để nắm bắt, thấu hiểu hơn nữa những tâm tư, nguyện vọng; kịp thời ghi nhận, giải đáp những băn khoăn vướng mắc của cán bộ, chiến sĩ công tác tại cơ sở, mới đây, Đại tá Nguyễn Thành Long - Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã có buổi đối thoại trực tiếp với lực lượng Công an xã, thị trấn thuộc Công an huyện Mỹ Đức.
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

(LĐTĐ) Sáng 22/11 tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng

(LĐTĐ) Mới đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam 6 đối tượng liên quan vụ án "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động