Huyện Đan Phượng:

Tập trung phục hồi kinh tế nông nghiệp, thực hiện mục tiêu kép

(LĐTĐ) Đan Phượng (Hà Nội) là một vùng đất nông nghiệp trù phú, có diện tích đất canh tác 3.671ha, là nơi sản xuất lúa đạt 5 tấn/ha đầu tiên của miền Bắc. Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, vùng đất này vẫn giữ vững sản xuất nông nghiệp, cung cấp dồi dào lượng lương thực, thực phẩm cho địa bàn huyện và Thành phố. Sau giãn cách, Đan Phượng đã tập trung phục hồi sản xuất, giữ vững sản lượng nông nghiệp, góp phần vào việc phục hồi kinh tế chung của Thủ đô. Báo Lao động Thủ đô có cuộc trò chuyện với ông Thiều Văn Son – Chủ tịch Hội Nông dân Đan Phượng về các vấn đề liên quan.
LĐLĐ huyện Đan Phượng chủ động đổi mới hoạt động trong tình hình mới Sống trong vùng phong tỏa Nông dân Đan Phượng tích cực tham gia trong việc cung ứng lương thực chống dịch

Xin ông cho biết, thời gian qua Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã có những biện pháp gì để hỗ trợ nông dân phục hồi sản xuất, kinh doanh sau khi giãn cách xã hội?

Tập trung phục hồi kinh tế nông nghiệp, thực hiện mục tiêu kép
Ông Thiều Văn Son - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Đan Phượng

Năm 2021 với chủ đề hành động là: “Đoàn kết, chủ động, sáng tạo thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, nâng cao chất lượng hoạt động, xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Thủ đô”, trong 10 tháng đầu năm 2021, Hội Nông dân huyện đã hướng dẫn các xã, thị trấn xây dựng dự án và giải ngân được 25 dự án với số tiền 8.650 triệu đồng cho 400 hộ hội viên vay phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và ngành nghề mới (6 dự điểm nguồn thành phố 03, huyện 03 dự án); tín chấp vay vốn Ngân hàng chính sách-xã hội qua 79 tổ tiết kiệm và vay vốn cho 2.787 hộ vay với số tiền trên 111.593 triệu đồng (tăng 6.599 triệu đồng so với tháng 12/2020); tín chấp vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn qua 43 tổ liên kết cho 486 hộ vay với số tiền trên 42.983 triệu đồng (tăng 446 triệu đồng với tháng 12/2020).

Ngay từ đầu năm các cấp Hội đã tổ chức phát động phong trào. Kết quả đăng ký Hộ sản xuất - kinh doanh giỏi các cấp, trong đó cấp Trung ương là 46 hộ, cấp thành phố là 310 hộ, cấp huyện là 1.919 hộ và cấp cơ sở là 12.837 hộ. Kết quả bình xét hộ đạt cấp Trung ương là 33 hộ, cấp thành phố là 287 hộ, cấp huyện là 1839 hộ và cấp cơ sở là 10.512 hộ

Về sản xuất nông nghiệp, tính đến tháng 10/2021, tổng diện tích gieo trồng vụ xuân đạt trên 2.066 ha; tổng diện tích gieo trồng vụ mùa đạt trên 2.020 ha; tổng diện tích cây lâu năm đạt 1.183,17 ha. Về chăn nuôi, Hội Nông dân các cấp đã tích cực phối hợp tham gia tuyên truyền phát triển chăn nuôi, Kế hoạch phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm.

Tổng đàn chăn nuôi được duy trì và phát triển, đến nay tổng đàn lợn 96.948 con (bằng 106% so với cùng kỳ). Đàn gia cầm đạt 239.750 con (bằng 109,7 % so với cùng kỳ); trâu bò đạt 2.937 con (bằng 105% so với cùng kỳ). Trong tình hình dịch bệnh và giãn cách xã hội, đây là con số đáng khích lệ đối với người nông dân.

Tập trung phục hồi kinh tế nông nghiệp, thực hiện mục tiêu kép
Đan Phượng ứng dụng khoa học công nghệ trồng giống nho cho năng suất chất lượng cao

Được biết, Hội Nông dân huyện rất chú trọng việc nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho nông dân và chuyển giao công nghệ trong sản xuất kinh doanh, cũng như có cách làm sáng tạo có hiệu quả trong tổ chức, sản xuất nông nghiệp. Xin ông cho biết cụ thể?

Về khoa học kỹ thuật, Hội Nông dân huyện và các xã, thị trấn đã chủ động phối hợp với các công ty, Trung tâm, các viện, các trường, Phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông, Trạm Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Trạm Chăn nuôi Thú y tổ chức 62 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới về kỹ thuật kỹ thuật trồng các giống lúa, giống ngô, đậu tương mới, kỹ thuật chăm sóc bưởi tôm vàng Đan Phượng, các loại rau, hoa, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật chăn nuôi lợn, bò, gà, thỏ, về công tác phòng chống dịch bệnh gia súc gia cầm thu hút 7.210 lượt hội viên nông dân tham dự.

Tổ chức hội nghị tọa đàm, tổ chức đi thăm quan học tập các mô hình kinh tế có hiệu quả cao cho hội viên, nông dân như mô hình VAC tại Tân Hội, Tân Lập, mô hình trồng rau hữu cơ tại xã Đan Phượng, Song Phượng, Thọ Xuân, mô hình trồng lan tại xã Thọ An, mô hình nuôi gà, lợn tại xã Trung Châu; mô hình trồng bưSoVietgap xã Tân Lập…

Để giúp nông dân tiếp cận với thị trường, Hội Nông dân huyện đã phối hợp với các ngành, các cơ quan truyền thông đại chúng tuyên truyền, giới thiệu quảng bá sản phẩm nông sản của địa phương như hoa, quả, bánh kẹo, đậu phụ, đồ mộc dân dụng cao cấp, cây cảnh tại Hội chợ nông sản làng nghề do Ủy ban nhân dân huyện tổ chức.

Tập trung phục hồi kinh tế nông nghiệp, thực hiện mục tiêu kép
Mô hình trồng bưởi công nghệ cao do nông dân huyện Đan Phượng thực hiện (Ảnh minh họa chụp trong thời điểm an toàn về dịch)

Về cách làm mới, trong năm 2021, Hội đã chỉ đạo hướng dẫn Hội Nông dân xã Phương Đình cải tạo 1,8 ha đất bỏ hoang sang trồng cây dược liệu; mô hình điểm trồng lúa chất lượng cao ST25 vụ Xuân tại xã Thọ An, lúa Lai Thơm 6, CS6 vụ mùa tại xã Hồng Hà và Tân Lập cho năng suất cao; sử dụng chế phẩm Emuniv, Sumitri, Imo để xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi, xử lý rác thải hữu cơ sinh hoạt, phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ; tặng 142 xuất thuốc bổ nhân dịp 27/7 trị giá trên 30 triệu đồng.

Hội cũng phối hợp xây dựng thương hiệu tập thể 4 sản phẩm tiêu biểu: Chăn nuôi lợn an toàn sinh học xã Trung Châu; Hoa Đan Phượng; Sản phẩm chăn nuôi Phương Đình và nhãn hiệu tập thể Nấm Đan Phượng. Hội hỗ trợ nông dân khởi nghiệp xã Đan Phương, Thọ Xuân kết nối Siêu thị Doanh nghiệp BatTôm Hà Nội và một số cơ quan, đơn vị, cửa hàng giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm rau, nho; mô hình chợ “Nông thôn trong mùa dịch” tại 4 nhà văn hóa thôn trong những ngày giãn cách xã hội theo chỉ thị số 17 của UBND thành phố tại xã Song Phượng.

Trong hai tháng cuối năm, Hội có kế hoạch gì để tiếp tục sản xuất và phục hồi kinh tế nông nghiệp, thưa ông?

Trong hai tháng cuối năm, Hội tiếp tục tuyên truyền, vận động nông dân chăm sóc và thu hoạch cây trồng vụ mùa trong; thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm; tuyên truyền đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất chuyên canh tập trung, xây dựng các thương hiệu sản phẩm, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất.

Tập trung phục hồi kinh tế nông nghiệp, thực hiện mục tiêu kép
Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát, Đan Phượng vẫn giữ vững sản xuất nông nghiệp, cung cấp dồi dào lượng lương thực, thực phẩm cho địa bàn huyện và Thành phố.

Tuyên truyền thực hiện tốt “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch vừa phát triển kinh tế- xã hội. Vận động nông dân tích cực tổ chức sản xuất nông nghiệp, tập trung sản xuất các loại rau xanh ngắn ngày; chủ động phòng chống thiên tai, mưa bão gây ngập úng đồng ruộng và sẵn sàng thực hiện phương án tổ chức sản xuất nông sản liên vùng, tăng quy mô, diện tích đất sản xuất nông nghiệp để nâng khả năng tự cấp nông sản cao nhất, đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong và ngoài huyện.

Tập trung xây dựng, triển khai đề án “Nâng cao chất lượng, hiệu quả của Chi, tổ Hội Nông dân nghề nghiệp, góp phần xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, giai đoạn 2021-2025”; Chương trình “Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp Hội nông dân huyện Đan Phượng trong phát triển kinh tế- xã hội và tích cực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2020-2025” trình huyện ủy phê duyệt. Phối hợp với Trạm khuyến Nông huyện đánh giá mô hình thâm canh mô hình bưởi theo hướng VietGap xã Trung Châu, hướng dẫn, ra mắt tổ hợp tác trồng bưởi sinh học cụm 3 xã Hạ Mỗ...

Xin cảm ơn ông!

Bảo Thoa (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới

(LĐTĐ) Với vị thế Thủ đô, trái tim của cả nước, thành phố Hà Nội luôn quan tâm chỉ đạo thúc đẩy bình đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ trên các lĩnh vực. Với những vấn đề cấp thiết liên quan đến phụ nữ, trong nhiều năm qua, các cấp Hội phụ nữ Hà Nội đã truyền đi thông điệp bình đẳng giới bằng nhiều cách thức. Qua đó, giúp mọi phụ nữ tự tin, có ước mơ, khát vọng vươn lên; xây dựng gia đình hạnh phúc, xã hội văn minh, tiến bộ, công bằng.
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã nghe trinh bày Tờ trình, Báo cáo thẩm tra và thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có quy định về tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia…
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Y tế với sự hỗ trợ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế cùng phối hợp tổ chức Tuần lễ nâng cao nhận thức về kháng thuốc (AMR) (từ 18-24/11/2024) với chủ đề “Giáo dục, vận động, hành động ngay”, nhằm mục đích đẩy nhanh các nỗ lực nâng cao nhận thức và hành động đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng của kháng thuốc.
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện

(LĐTĐ) Năm 2024, phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), hoạt động công đoàn của Cụm thi đua số 6 Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đạt nhiều kết quả quan trọng, trong đó nổi bật là các đơn vị thành viên thuộc Cụm đều đã thực hiện tốt chức năng đại diện, chăm lo đời sống, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Trì cho biết vừa triệu tập, tạm giữ hàng chục thanh, thiếu niên có hành vi gây rối trật tự trên địa bàn. Nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 14-19, mang hung khí là tuýp sắt hàn dao phóng lợn di chuyển với tốc độ cao, hò hét gây khiếp sợ cho người dân...
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở

(LĐTĐ) Cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, là kênh thông tin hữu hiệu để tuyên truyền phổ biến sâu rộng nội dung Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở tới đông đảo cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhân dân trên địa bàn Thủ đô.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Kết quả lấy ý kiến sự hài lòng người dân về đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội vừa có Công văn số 3340/MTTQ-BTT gửi các cơ quan báo chí về việc công khai kết quả lấy ý kiến sự hài lòng của người dân đề nghị thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động