Thúc đẩy nghiên cứu khoa học để phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người dân Thủ đô
Đoàn đã tới khảo sát, nắm tình hình tại Viện nghiên cứu rau quả (thị trấn Trâu Quỳ, huyện Gia Lâm) và Công ty cổ phần Giống gia súc Hà Nội (Cơ sở sản xuất tinh bò chất lượng cao Hà Nội trên địa bàn xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm).
Đoàn khảo sát thực tế tại khu trồng hoa lan của Viện nghiên cứu rau quả. |
Báo cáo với đoàn giám sát, ông Đặng Văn Đông - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu rau quả cho biết: Thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) và Luật Khoa học và Công nghệ, Viện đã tập trung xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực rau, quả, hoa, cây cảnh phục vụ cho mục tiêu phát triển của ngành; thực hiện nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ thuộc các lĩnh vực: Chọn tạo, khảo nghiệm và phát triển giống rau, quả, hoa, cây cảnh có giá trị hàng hóa cao; kỹ thuật thâm canh tăng năng suất và chất lượng sản phẩm của rau, quả, hoa, cây cảnh; công nghệ bảo quản, chế biến rau, hoa, quả; kiểm nghiệm chất lượng rau quả; nghiên cứu kinh tế và định hướng phát triển thị trường cho các sản phẩm về rau, hoa, quả; nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học trong chọn tạo giống rau, quả, hoa…
Giai đoạn 2016-2020, Viện thực hiện 3 nhiệm vụ KHCN cấp Quốc gia với tổng kinh phí 9.800 triệu đồng; 9 nhiệm vụ KHCN cấp Bộ với tổng kinh phí 52.770 triệu đồng. Năm 2020, Viện thực hiện 2 nhiệm vụ tiềm năng cấp bộ.
Bên cạnh những thuận lợi, ông Đặng Văn Đông cũng cho biết, Viện còn gặp một số khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách; cơ sở hạ tầng như nhà làm việc, phòng thí nghiệm và hệ thống thủy lợi đã xuống cấp, hư hỏng; đất đai phục vụ cho nghiên cứu còn thiếu, công tác thu hồi đất giao cho nghiên cứu, sản xuất ở một số đơn vị còn chưa được thực hiện triệt để…
Từ thực tế triển khai, lãnh đạo Viện nghiên cứu rau quả kiến nghị: Nhà nước cần có cơ chế đầu tư phù hợp cho các tổ chức KHCN đã chuyển đổi hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm để đầu tư cơ sở, tăng cường năng lực cho nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Đồng thời cần có chính sách hỗ trợ cho các tổ chức KHCN công lập, đặc biệt là các tổ chức KHCN đã thực hiện cơ chế tự chủ trong việc thu hút, trọng dụng và đào tạo cán bộ nghiên cứu khoa học có trình độ chuyên môn cao, góp phần nâng cao tiềm lực KHCN và giảm hiện tượng chảy máu chất xám của các đơn vị nghiên cứu khoa học.
Đoàn giám sát nắm tình hình thực tế tại Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội. |
Tại Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội, theo báo cáo của lãnh đạo Công ty, việc ứng dụng thành tựu KHCN thông tin vào các hoạt động sản xuất kinh doanh được Đảng bộ Công ty xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ 2015-2020 và những năm tiếp theo. Định hướng phát triển và ứng dụng KHCN của Công ty phải từng bước tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4; phát triển KHCN gắn liền với bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển Công ty nhanh và bền vững.
Với tinh thần khẩn trương đưa Nghị quyết vào cuộc sống, trong nhiệm kỳ qua, Công ty tập trung nguồn lực phát triển Trung tâm sản xuất tinh bò chất lượng cao trở thành bộ não công nghệ của Công ty với các hệ thống trang thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến nhất trên thế giới; thực hiện nhiều đề tài, dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước, bổ sung nguồn lực khoa học công nghệ cho ngành; làm chủ công nghệ mới, sản xuất ra những sản phẩm mang hàm lượng chất xám cao - sản phẩm tinh bò đông lạnh dạng cọng rạ, phôi giống, con giống thuần chủng và chuyển đổi thành công nhanh thành dòng sản phẩm chủ lực và chiến lược…
Với những nỗ lực không ngừng, ngày 27/4/2021, Công ty đã chính thức được công nhận là doanh nghiệp KHCN đầu tiên của Thành phố Hà Nội trong lĩnh vực nông nghiệp.
Từ thực tiễn hoạt động, ông Bùi Đại Phong - Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty đề xuất, Nhà nước cần tạo cơ chế, môi trường và có chính sách khuyến khích sự hợp tác giữa doanh nghiệp với các trường đào tạo, viện nghiên cứu (hai nhà: Nhà doanh nghiệp - nhà khoa học) để có những kết quả tốt hơn nữa khi những kết quả nghiên cứu của nhà khoa học được ứng dụng nhanh, sớm nhất tại doanh nghiệp và ngược lại doanh nghiệp là nơi thực hành, thực nghiệm, thực tập và tổ chức sản xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu của nhà khoa học.
Phát biểu kết luận buổi giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Nguyễn Anh Tuấn và các chuyên gia trong đoàn giám sát đều đánh giá cao hoạt động của Viện nghiên cứu rau quả và Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ của mỗi đơn vị.
“Thành quả đạt được của các đơn vị thời gian qua đã bám sát các nội dung và định hướng của Nghị quyết Trung ương 6 Khóa XI và Luật Khoa học và Công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho người dân tại nhiều tỉnh, thành phố”, ông Nguyễn Anh Tuấn khẳng định.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố, Trường đoàn giám sát phát biểu. |
Với Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội, Trưởng đoàn giám sát khẳng định, đây là mô hình doanh nghiệp phát triển KHCN có hiệu quả, doanh nghiệp đầu tiên thành công trong nghiên cứu - ứng dụng và kinh doanh hiệu quả trong lĩnh vực nông nghiệp của Thành phố. Hoạt động của nghiên cứu khoa học đã được khai thác xã hội hóa hiệu quả, có sự liên kết giữa nhà khoa học - doanh nghiệp và người nông dân.
Ông Nguyễn Anh Tuấn cũng đề nghị Công ty cần phát huy vai trò đầu tàu là doanh nghiệp KHCN đầu tiên của Thành phố, cần đẩy mạnh nghiên cứu, tích cực góp phần phát triển trong kinh tế nông nghiệp của Thành phố, đặc biệt là nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học. Bên cạnh đó, cần quan tâm nghiên cứu đa dạng sản phẩm, tiếp tục đưa ra sản phẩm mới; tăng cường phát huy thế mạnh trong hoạt động chuyển giao KHCN tới các cơ sở; đồng thời tăng cường quảng bá sản phẩm, chú ý đăng ký đảm bảo thương hiệu, nhãn hiệu…
Nhấn mạnh với 2 đơn vị, hiện, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Chương trình 07-CTr/TU về “Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021-2025”, theo đó, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố mong lãnh đạo 2 đơn vị cần tiếp tục bám sát tinh thần của Chương trình 07-CTr/TU, phát huy thế mạnh trong nghiên cứu giống cây, con giống, tạo sản phẩm khoa học có giá trị thực tiễn, sát với địa bàn, qua đó thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, cũng như nâng cao thu nhập cho người dân Thủ đô.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Infographic 04/11/2024 20:52
EVNHANOI khẳng định, không sử dụng tài khoản cá nhân để thu tiền điện
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 17:32
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Khởi công cụm công nghiệp hơn 1.100 tỷ đồng tại huyện Thanh Oai
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:36
Gần 400 tay vợt tranh tài tại Giải bóng bàn Báo Hànộimới mở rộng lần thứ XI
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:25
Thanh Trì: Bức tranh kinh tế tiếp tục khởi sắc
Nhịp sống Thủ đô 04/11/2024 16:05
Bí thư Thành ủy Hà Nội trao Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng tặng cán bộ tiền khởi nghĩa
Thủ đô 04/11/2024 15:24
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc với 5 dự án đầu tư kéo dài, chậm triển khai
Chỉ đạo - Điều hành 04/11/2024 13:36
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25