Xây dựng văn hóa không tham nhũng

(LĐTĐ) Cơ chế có minh bạch thế nào, hành lang pháp lý có chặt chẽ đến mấy mà đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý không liêm chính thì vẫn xảy ra tiêu cực, lãng phí. Vì vậy, việc Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 12-KL/TW về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhằm thể hiện quyết tâm loại tham nhũng ra khỏi đời sống chính trị- xã hội.
Đảng đoàn Quốc hội triển khai các nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Quan trọng là nhân cách Kiên quyết, kiên trì, đẩy mạnh hơn nữa phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

Theo dõi việc kỷ luật, truy tố, xét xử nhiều cán bộ và lãnh đạo doanh nghiệp thời gian qua cho thấy đa số đều vi phạm ở lĩnh vực đầu tư dự án (dự án công) và đất đai, tài nguyên, khoáng sản. Mới nhất, thêm một hành vi là thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khóan để huy động nguồn vốn khổng lồ rồi cũng đầu tư vào đất đai (bất động sản). Hàng loạt cán bộ ở thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Khánh Hòa… vướng vào vòng lao lý; các đại gia như Chủ tịch Tập đoàn FLC, Tân Hoàng Minh bị tạm giam là ví dụ sinh động.

Xây dựng văn hóa không tham nhũng
Ảnh minh họa.

Sáng cà phê với mấy bác hàng xóm về hưu, đề cập về các vấn đề thời sự đất nước, như công tác chống tham nhũng và chuyện đại gia, một bác hưu trí nói: “Các ông cứ vào google tra xem những lâu đài tráng lệ của các đại gia từ Bắc vào Nam, có đại gia nào không liên quan đến lĩnh vực khai thác khoáng sản và đất đai. Những tập đoàn mới nổi, số đông giàu lên từ kinh doanh bất động sản, tỷ lệ doanh nghiệp giàu lên, hùng mạnh từ công nghệ hay các lĩnh vực ngoài đất đai, khai thác tài nguyên rất ít”.

Còn một bác khác thì bình thêm: “Chúng ta mừng vì kinh tế đất nước ngày càng phát triển, số người giàu ngày càng nhiều, đời sống nhân dân ngày càng khấm khá. Nhưng nghĩ lại cũng buồn, từ thành thị đến nông thôn, dân cư đa số giàu lên từ đất. Thôn quê giờ đây nhà cửa xây khang trang, người dân mua sắm nhiều ô tô cũng từ sốt đất”.

Bình luận vẫn chỉ là bình luận, mỗi một quốc gia đều có hoàn cảnh riêng, điểm xuất phát riêng. Tuy nhiên, nhìn lại kinh nghiệm những quốc gia đã phát triển, đang phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Israel, Singapore… những đất nước rất nghèo tài nguyên họ vươn lên thành những nền kinh tế mạnh của thế giới bằng sự phát triển khoa học, công nghệ, tài chính, dịch vụ…

Còn ta, đất đai với người dân gắn bó như cá với nước, đất đai là sinh kế của người dân, không thể phủ nhận việc quy hoạch, thu hồi đất đai để xây dựng công nghiệp, du lịch, dịch vụ, đô thị nhằm góp phần phát triển kinh tế đất nước. Nhưng do công tác quản lý yếu kém, thị trường đất đai đã bị bóp méo. Một số nơi doanh nghiệp, chính quyền bắt tay nhau khiến việc thu hồi, đền bù đất đai không thỏa đáng làm phát sinh những vụ khiếu kiện kéo dài. Mọi nguồn vốn thời gian qua đa số đều đổ vào thị trường bất động sản.

Ngay trong cuộc họp Chính phủ vừa qua Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng nhấn mạnh, Chính phủ đã nhìn thấy những hệ lụy nên đã chỉ đạo sát sao các cơ quan chức năng ngăn chặn kịp thời nguy cơ đối với nền kinh tế. Từ phát hành cổ phiếu doanh nghiệp đến “thao túng” thị trường chứng khoán, đường đi cuối cùng cũng đều tìm đến thị trường đất đai.

Những vấn đề phức tạp đã được nhận diện, vì thế Kết luận số 12-KL/TW chỉ rõ: “Tăng cường quản lý, chống thất thoát, lãng phí trong quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước, quản lý đất đai, tài nguyên, khoáng sản, vốn, tài sản Nhà nước ở các doanh nghiệp; đầu tư công, dịch vụ công,...

Khẩn trương rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, các định mức, đơn giá xây dựng và các lĩnh vực khác phù hợp với thực tiễn; đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ, cải cách hành chính, đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ công, tiết kiệm ngân sách Nhà nước. Đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong việc cổ phần hóa, thoái vốn, tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước; xử lý dứt điểm những tồn tại, yếu kém tại các dự án chậm tiến độ, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả”.

Hy vọng với việc Bộ Chính trị ban hành Kết luận trên sẽ dần thiết lập mặt bằng văn hóa không tham nhũng, đồng thời trước mắt bịt kít lỗ hổng liên quan đến tiêu cực trong lĩnh vực bất động sản.

L.Hà

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hoa hậu Biển Việt Nam không chỉ là cuộc thi nhan sắc

Hoa hậu Biển Việt Nam không chỉ là cuộc thi nhan sắc

(LĐTĐ) Được Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận tổ chức theo giấy phép số 287/STTTT-BC, Hoa hậu Biển Việt Nam 2024 đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của công chúng với những đổi mới về quy mô và chất lượng. Cuộc thi không chỉ đơn thuần là một sân chơi sắc đẹp, mà còn mang sứ mệnh quảng bá hình ảnh biển đảo, con người Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.
Nữ kỹ sư và sáng kiến tiết kiệm hàng tỷ đồng

Nữ kỹ sư và sáng kiến tiết kiệm hàng tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong ngành xây dựng hiện đại, việc tối ưu hóa quy trình làm việc luôn là bài toán được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Và từ những trăn trở thực tế trong công việc, một nữ kỹ sư đã mang đến giải pháp đột phá, giúp tiết kiệm hàng tỷ đồng cho nhiều dự án xây dựng trọng điểm.
Thúc đẩy vai trò, trách nhiệm và khả năng đóng góp của phụ nữ Dầu khí Việt Nam

Thúc đẩy vai trò, trách nhiệm và khả năng đóng góp của phụ nữ Dầu khí Việt Nam

(LĐTĐ) Chiều 15/11, Tập đoàn Dầu khí và Công đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Diễn đàn phụ nữ Dầu khí với chủ đề “Thúc đẩy vai trò của phụ nữ tham gia thực hiện Kết luận 76-KL/TW của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam”; triển khai “Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới”.
Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức

Cháy lớn tại xưởng in bao bì ở Đông La, Hoài Đức

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra vào chiều 15/11, tại xưởng in bao bì Công ty TNHH bao bì Việt Thắng (xã Đông La, huyện Hoài Đức, Hà Nội). Đám cháy làm sập hoàn toàn nhà xưởng khoảng 600m2. Đáng nói, cơ sở này đã bị Công an huyện Hoài Đức ra Quyết định đình chỉ hoạt động từ tháng 11/2021, do vi phạm chưa thẩm duyệt nghiệm thu đã đưa vào hoạt động.
Tổng kết hoạt động Công đoàn các trường Đại học, Cao đẳng năm học 2023 - 2024

Tổng kết hoạt động Công đoàn các trường Đại học, Cao đẳng năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Sáng 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết hoạt động Công đoàn khối các trường Đại học, Cao đẳng năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025. Đồng chí Nguyễn Chính Hữu - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố chủ trì hội nghị.
LĐLĐ Mỹ Đức công bố Quyết định thành lập Công đoàn Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch Chùa Hương

LĐLĐ Mỹ Đức công bố Quyết định thành lập Công đoàn Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch Chùa Hương

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ huyện) Mỹ Đức vừa tổ chức Lễ công bố Quyết định thành lập Công đoàn Hợp tác xã Dịch vụ Du lịch Chùa Hương.
Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ

Đưa Khu kinh tế Nghi Sơn thực sự là động lực tăng trưởng của tỉnh và khu vực Bắc Trung bộ

(LĐTĐ) Ngày 15/11, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hoá Nguyễn Doãn Anh đã đến thăm và làm việc với Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn và các khu công nghiệp (KKTNS&CKCN) tỉnh.

Tin khác

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

“Thần tốc” tinh gọn bộ máy

(LĐTĐ) Dù khoa học công nghệ có phát triển ở mức độ nào, con người vẫn là yếu tố quyết định. Trên bình diện quản trị quốc gia, bộ máy của hệ thống chính trị càng tinh gọn thì hiệu lực, hiệu quả càng cao. Chính vì thế, một lần nữa thảo luận ở tổ bàn về kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến “cách mạng tinh gọn bộ máy” theo nguyên tắc mà V.I Lê- nin đã nói: “thà ít mà tốt”. Hay như Bác Hồ đã dạy “vừa hồng, vừa chuyên”.
Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

Kiên quyết xóa bỏ cơ chế “xin - cho”

(LĐTĐ) Mới đây, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025, với 424/426 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (bằng 88,52% tổng số đại biểu Quốc hội).
Xây trường và học phí

Xây trường và học phí

(LĐTĐ) Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình phát triển kinh tế với nhiều loại hình nhằm thu lại hiệu quả kinh tế cao nhất, thu ngân sách nhiều nhất để Nhà nước đầu tư tốt nhất cho chính sách an sinh - xã hội góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu - nước mạnh; dân chủ, công bằng, văn minh.
Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Góc nhìn dự án quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

(LĐTĐ) Chỉ với 21,7 km thuộc dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 6 đoạn từ Ba La (Hà Đông) đến Xuân Mai (Chương Mỹ) có tổng mức đầu tư trên 8.100 tỷ đồng, được khởi công cuối năm 2022 và dự kiến hoàn thành năm 2027, song đến thời điểm này “chưa chắc” về đích đúng tiến độ là điển hình về các điểm nghẽn liên quan đến các luật Đầu tư công, Quy hoạch và một số vấn đề khác.
Để giá nhà chung cư không “nóng”

Để giá nhà chung cư không “nóng”

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề giá bất động sản, đặc biệt giá nhà chung cư tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh liên tục tăng cao, thậm chí tăng bất thường, Lao động Thủ đô từng có một số bài phản ảnh, bình luận nội dung này. Và nội dung này lại được làm nóng nghị trường khi kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản (TTBĐS) và phát triển nhà ở xã hội (NOXH) từ năm 2015 đến hết năm 2023”.
Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

Đột phá, sáng tạo để Hà Nội là nơi đáng sống, đáng đến

(LĐTĐ) Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành cũng như trong cuộc sống, nếu không có các bước đột phá và đổi mới, sáng tạo sẽ rất khó thành công. Bởi đột phá chính là đòn bẩy tạo động lực cho phát triển.
Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

Kỳ 2: Cải cách thể chế để không thể tham nhũng, lãng phí

(LĐTĐ) Không phải ngẫu nhiên, trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm (nay là Tổng Bí thư) tại phiên khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV ngày 21/10, nhấn mạnh “ba điểm nghẽn lớn nhất hiện nay là thể chế, hạ tầng và nhân lực. Trong đó, thể chế là điểm nghẽn của điểm nghẽn”. Do đó, nhiệm vụ trọng tâm của trọng tâm phải cải cách thể thế hướng tới một nền hành chính công không thể tham nhũng, lãng phí.
Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

Bắt đầu từ “không dám, không thể, không muốn tham nhũng”

(LĐTĐ) Lời toà soạn: Tham nhũng, lãng phí không chỉ làm nghèo, kéo lùi sự phát triển của đất nước mà còn làm gia tăng bất bình đẳng xã hội, gây khoảng cách giàu - nghèo trong xã hội ngày một tăng, không đúng với bản chất về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, để chuẩn bị tâm thế bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc như quan điểm chủ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, nên bắt đầu bằng hoàn thiện cơ chế, chính sách để “không dám, không thể, không muốn tham nhũng, lãng phí”.
Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tạo kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

(LĐTĐ) Thấm nhuần những lời dạy, căn dặn của Bác Hồ trong những lần đến thăm, làm việc với Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thủ đô về việc phải phấn đấu để “thành một Thủ đô bình yên tươi đẹp, mạnh khỏe cả về vật chất và tinh thần”- đến nay Hà Nội đã trở thành đô thị tương đối hiện đại và đang chuẩn bị tâm thế tạo nên những kỳ tích mới trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

Đường sắt trong kỷ nguyên vươn mình

(LĐTĐ) Giao thông là mạch máu của nền kinh tế, muốn phát triển phải có kết cấu hạ tầng hiện đại theo hướng đồng bộ, lan tỏa. Vì vậy, chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam là quyết định mang tầm chiến lược.
Xem thêm
Phiên bản di động