Đảng đoàn Quốc hội triển khai các nhiệm vụ về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực
Đoàn kiểm tra số 138 của Bộ Chính trị làm việc với Đảng đoàn Quốc hội Hà Nội lấy ý kiến góp ý của Đảng đoàn Quốc hội vào dự thảo Báo cáo chính trị |
Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Kế hoạch số 555-KH/ĐĐQH15 của Đảng đoàn Quốc hội, triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao cho Đảng đoàn Quốc hội trong năm 2022.
Theo Kế hoạch số 13-KH/BCĐTW ngày 26/1/2022 và Chương trình công tác số 14-Ctr/BCĐTW ngày 28/1/2022 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng đoàn Quốc hội và Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Trưởng ban Chỉ đạo Nguyễn Khắc Định được phân công chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo, các cơ quan, tổ chức hữu quan thực hiện 4 nhiệm vụ.
Nhiệm vụ thứ nhất là chỉ đạo rà soát để sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tiêu cực phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm thống nhất, đồng bộ, hiệu lực, hiệu quả.
![]() |
Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành Kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ được Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao cho Đảng đoàn Quốc hội. |
Thứ hai là chỉ đạo tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Nhiệm vụ thứ ba chỉ đạo hoàn thiện cơ chế giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp để phòng, chống tiêu cực; chỉ đạo rà soát, khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán….
Nhiệm vụ thứ tư là sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các dự án luật liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đảng đoàn Quốc hội đã phân công nhiệm vụ thành viên Đảng đoàn Quốc hội và cơ quan chủ trì, phối hợp, cơ quan thường trực; nội dung và tiến độ thực hiện đối với từng nhiệm vụ cụ thể.
Theo đó, nhiệm vụ thứ nhất do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chịu trách nhiệm chỉ đạo, Thường trực Ủy ban Tư pháp là cơ quan thường trực. Về tiến độ, bảo đảm tiếp thu, hoàn thiện Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát, báo cáo Ban Chỉ đạo chậm nhất là ngày 25/12/2022.
Nhiệm vụ 2 do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chịu trách nhiệm chỉ đạo, Thường trực Ủy ban Tư pháp là cơ quan thường trực. Dự thảo Quy định sẽ được Đảng đoàn Quốc hội báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong tháng 12/2022.
Nhiệm vụ 3 do Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chịu trách nhiệm chỉ đạo, Văn phòng Quốc hội là cơ quan thường trực.
Nhiệm vụ 4 do Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định chịu trách nhiệm chỉ đạo, Thường trực Ủy ban Pháp luật là cơ quan thường trực; trong đó, Báo cáo tổng hợp kết quả rà soát những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan đến đấu thầu, đấu giá, quản lý, sử dụng đất đai, tài sản công, tài chính, chứng khoán… sẽ được tiếp thu, hoàn thiện, báo cáo Ban Chỉ đạo chậm nhất là ngày 25/12/2022.
Riêng đối với nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thanh tra, Luật Đất đai, Luật Thực hành dân chủ ở xã, phường, thị trấn và các dự án luật liên quan trực tiếp đến phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, Đảng đoàn Quốc hội yêu cầu các cơ quan hữu quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động thực hiện hoặc phối hợp thực hiện việc soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện, trình Quốc hội xem xét, thông qua theo Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội.
Đảng đoàn Quốc hội yêu cầu việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công phải góp phần đánh giá đúng thực trạng cơ chế, chính sách, pháp luật liên quan trực tiếp đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; cơ chế giám sát về phòng, chống tiêu cực; việc kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Qua đó kiến nghị, đề xuất khắc phục những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, bảo đảm thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Cùng với Kế hoạch số 555, Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đã ký ban hành Quyết định thành lập Ban soạn thảo xây dựng dự thảo “Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật”.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Công đoàn huyện Chương Mỹ đổi mới, sáng tạo vì quyền, lợi ích của đoàn viên, người lao động

Kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV: Chất vấn 4 nhóm vấn đề

Long Biên: Đánh giá thi đua hoạt động công đoàn khối trường học

Chính thức khai mạc Năm du lịch Sơn Tây - xứ Đoài 2023

Đề xuất tăng hạn tuổi phục vụ của Công an nhân dân

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm chăm lo sức khỏe cho đoàn viên, người lao động

Công đoàn Thủ đô chú trọng chăm lo sức khỏe cho lao động nữ
Tin khác

Gỡ khó cho các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp
Tin mới 27/05/2023 20:35

Hà Nội: Mọi quyết sách đều xuất phát từ lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân
Thời sự 26/05/2023 19:28

Quy hoạch Thủ đô Hà Nội với tư duy đổi mới, tầm nhìn đột phá
Tin mới 26/05/2023 09:41

Việt Nam cam kết đóng góp hết sức mình vì hòa bình, hợp tác, ổn định và phát triển thịnh vượng ở châu Á
Tin mới 25/05/2023 19:19

Một bệnh nhân ngộ độc botulinum tử vong trước khi kịp dùng thuốc giải
Tin mới 25/05/2023 13:07

Tháo gỡ các vướng mắc để triển khai Đề án 06
Tin mới 24/05/2023 18:10

Sắp có thêm 720 căn hộ nhà ở xã hội cho lao động thu nhập thấp ở Hà Nội
Thời sự 24/05/2023 13:55

Hà Nội: 45 xã, phường hoàn thành chỉ tiêu cấp CCCD gắn chíp cho người dân
Tin mới 24/05/2023 12:31

Thúc đẩy quan hệ song phương Việt Nam - Slovenia đi vào chiều sâu, hiệu quả
Tin mới 23/05/2023 20:55

Quân chủng Hải quân cảm ơn tình cảm, sự sẻ chia của thành phố Hà Nội
Tin mới 23/05/2023 19:52