Xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới, hồn cốt mới

(LĐTĐ) “Tiện ích thì đô thị, nhưng mà hồn cốt là hình thành không gian sống và không gian sản xuất cả nghìn năm nay, làm sao chúng ta phải xem đó là một tài nguyên để giữ gìn, bên cạnh việc chúng ta tạo ra một hồn cốt mới để đáp ứng nhu cầu của đô thị”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đề cập.
Tăng tính cạnh tranh cho nông sản mới có thể tăng thu nhập cho người dân Thực hiện chính sách tam nông bằng xây dựng nền nông nghiệp có giá trị kinh tế cao Công đoàn huyện Thanh Oai chung sức xây dựng nông thôn mới

Đội ngũ lãnh đạo xã quyết định sự thành công của nông thôn mới

Tại phiên thảo luận ngày 27/7 của Quốc hội, liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Chương trình nông thôn mới), Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã báo cáo, làm rõ một số nội dung đại biểu quan tâm.

Xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới, hồn cốt mới
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “Các địa phương hay chính quyền địa phương, nhất là ở cấp cơ sở cho thấy chữ “xây dựng” nghĩa là thiên về hạ tầng, là cầu, đường, trụ sở,... bởi vì xây dựng liên quan tới công trình. Tôi nghĩ rằng đó chính là chúng ta thiếu quan tâm tới điều kiện để nâng cao thu nhập và chất lượng sống của người dân thông qua sinh kế”.

Liên quan tới thu nhập người dân, liên quan tới sinh kế của người dân trong Chương trình nông thôn mới, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng một trong những “cái bẫy” trong thời gian vừa qua chính là từ tên của chương trình là “xây dựng nông thôn mới”.

“Các địa phương hay chính quyền địa phương, nhất là ở cấp cơ sở cho thấy chữ “xây dựng” nghĩa là thiên về hạ tầng, là cầu, đường, trụ sở... bởi vì xây dựng liên quan tới công trình. Tôi nghĩ rằng đó chính là chúng ta thiếu quan tâm tới điều kiện để nâng cao thu nhập và chất lượng sống của người dân thông qua sinh kế”, ông Lê Minh Hoan chỉ rõ.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu ví dụ: Nếu 5 năm trước cũng trồng 1 hecta lúa, 5 năm sau cũng trồng 1 có hecta lúa như truyền thống thì không thể nào tăng thu nhập lên 1,5 lần. Nếu hỗ trợ cho người dân vay tiền để giảm nghèo để mà sản xuất ra một mặt hàng nào đó mà không kết nối được bà con tới thị trường thì cũng không thể nào nâng cao thu nhập gấp 1,5 lần.

Do đó, ông Lê Minh Hoan đề nghị đại biểu Quốc hội chia sẻ và cho biết, sẽ tiếp tục phát triển hạ tầng để tạo điều kiện cho người nông dân tiếp cận với các tiện ích của đô thị, chú trọng hơn những phần mềm để người nông dân kết nối với thị trường, tạo những giá trị mới để người dân được nâng cao thu thập, nâng cao chất lượng sống.

Để giải quyết vấn đề này, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cũng cho rằng, cần bắt đầu là tư duy bền vững, là tư duy nâng cao chất lượng sống, nâng cao thu nhập và bằng cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với những mô hình nông nghiệp mới, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp thông minh, gắn với chuỗi ngành hàng từ công nghệ sau thu hoạch, phân loại, bảo quản, chế biến và phát triển thị trường, vì chính chỗ đó mới là bền vững.

Xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới, hồn cốt mới
Các đại biểu tham gia phiên thảo luận tại hội trường Diên Hồng ngày 27/7

Theo Bộ trưởng Lê Minh Hoan, xây dựng nông thôn mới là tạo những giá trị mới, xây dựng bản sắc văn hóa, hồn cốt của nông thôn. “Tiện ích thì đô thị, nhưng mà hồn cốt là hình thành không gian sống và không gian sản xuất cả nghìn năm nay, làm sao chúng ta phải xem đó là một tài nguyên để giữ gìn, bên cạnh việc chúng ta tạo ra một hồn cốt mới để đáp ứng nhu cầu của đô thị”, ông Lê Minh Hoan nêu rõ.

Từ những kết quả đạt được cũng như kinh nghiệm rút ra từ thực tế, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, trong thực hiện Chương trình nông thôn mới giai đoạn 2016-2021, đó là: Chính đội ngũ ở lãnh đạo ở xã, nhóm lãnh đạo ở xã mới quyết định sự thành công trong xây dựng Chương trình nông thôn mới. Đội ngũ này sẽ chuyển hóa được những phần mềm, những vấn đề mới vào xây dựng, thực hiện Chương trình nông thôn mới.

“Cán bộ huyện xuống rồi về, cán bộ tỉnh xuống rồi về, cán bộ Trung ương xuống rồi về, ai là người gần gũi, thường xuyên hằng sáng hay ra đồng, buổi chiều, buổi tối cùng ngồi với bà con để thấu cảm với bà con, tìm những điểm nghẽn, điểm khó trong sản xuất, trong kinh doanh, trong kết nối thị trường với bà con để thay đổi những tập quán của bà con?”, ông Lê Minh Hoan đặt vấn đề.

Huy động nguồn cần tính đến yếu tố đặc thù vùng, miền

Thảo luận tại hội trường về Chương trình nông thôn mới, nhiều đại biểu Quốc hội tán thành với Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế. Theo đó, các đại biểu đánh giá cao kết quả thực hiện Chương trình nông thôn mới thời gian vừa qua.

Theo các đại biểu, qua 10 năm thực hiện, Chương trình đã được triển khai quyết liệt, đồng bộ và rộng khắp trong cả nước với sự hưởng ứng tham gia tích cực, nhiệt tình của Nhân dân, có nhiều mô hình mới, cách làm hay, nhiều giải pháp hiệu quả đã được triển khai. Nhờ đó, nước ta đã đạt được nhiều thành tựu hết sức quan trọng, toàn diện.

Đến hết năm 2020, cả nước có 62,4% xã đạt chuẩn nông thôn mới, hoàn thành vượt mức 12,4% so với chỉ tiêu đã đề ra; hoàn thành mục tiêu về xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết 142/2016/QH13 ngày 12/4/2016 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 trước 2 năm; 12 tỉnh, thành phố có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới.

Xây dựng nông thôn mới là tạo ra những giá trị mới, hồn cốt mới
Đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hóa)

Tuy nhiên, khu vực nông thôn còn đứng trước nhiều thách thức đòi hỏi tiếp tục có sự quan tâm đầu tư, vừa duy trì, phát huy các thành quả đã đạt được, vừa hỗ trợ các xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới. Các đại biểu cho rằng, việc tiếp tục thực hiện Chương trình này là cần thiết, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời có nhiều thuận lợi, trong đó, bộ máy, nguồn nhân lực thực hiện Chương trình đã được vận hành trong nhiều năm qua, nhận thức người dân về lợi ích của Chương trình có nhiều chuyển biến, tích cực hưởng ứng tham gia...

Quan tâm đến vấn đề về nguồn lực để thực hiện Chương trình, đại biểu Mai Văn Hải (Đoàn Thanh Hoá), đề xuất cần phải quan tâm giải pháp về nguồn lực, huy động nội lực trong nhân dân. Trong giải pháp mới đề cập đến nguồn lực từ ngân sách nhà nước, từ các nguồn vốn tín dụng hay từ các doanh nghiệp và thành phần kinh tế, nhưng mà giải pháp để huy động các nguồn lực trong nhân dân thì chưa đề cập đến.

Bên cạnh đó, đối với vấn đề về cơ chế hỗ trợ của ngân sách trung ương cho địa phương, trong chương trình dự kiến bố trí nguồn ngân sách trung ương bằng khoảng 62% so với chương trình của giai đoạn 2016-2020. Đại biểu cho rằng cần xem xét thêm về nguồn vốn này, có thể phân bổ kinh phí nhiều hơn. Đại biểu đề xuất Chính phủ nên nghiên cứu để hỗ trợ cho những địa phương còn phải cân đối ngân sách từ trung ương với các địa phương.

Cũng quan tâm về nội dung này, đại biểu Nguyễn Thị Thu Nguyệt (Đoàn Đắk Lắk), bày tỏ băn khoăn về tỷ lệ bố trí nguồn vốn đối ứng của ngân sách địa phương. Ngoài ra, theo cơ chế hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách trung ương cho các địa phương trong giai đoạn tới, đại biểu đề nghị Chính phủ trong xây dựng, ban hành nguyên tắc, tiêu chí, định mức hỗ trợ cần tính đến các yếu tố đặc thù của từng vùng, miền, trong đó chú trọng đến miền núi vùng Tây Nguyên. Đảm bảo bố trí nguồn vốn, như diện tích tự nhiên khu vực nông thôn, dân số, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ người dân tộc thiểu số để giúp cho các địa phương ở vùng thực sự khó khăn có thêm nguồn lực để triển khai thực hiện mục tiêu, các nội dung của chương trình một cách hiệu quả...

Đỗ Đạt

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

Tỷ giá USD trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc

(LĐTĐ) Tỷ giá USD sáng nay (24/4) trên thị trường tự do bất ngờ lao dốc ngay đầu phiên sáng. Các ngân hàng thương mại vẫn tăng giá mua - bán đồng USD so với phiên trước. Tỷ giá trung tâm tăng lên mức 24.275 đồng/USD.
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tìm hiểu “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng (105 Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, Hà Nội), Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề “Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động”.
TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

TRỰC TUYẾN chuyên đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động"

(LĐTĐ) Sáng nay (24/4), tại Hội trường UBND huyện Đan Phượng, Báo Lao động Thủ đô phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đan Phượng tổ chức buổi Đối thoại - giao lưu trực tuyến, truyền thông chính sách năm 2024 với chủ đề "Những điểm mới về chế độ, chính sách cho người lao động".
Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

Nhân lên những gương điển hình trong phong trào thi đua

(LĐTĐ) Thấm nhuần lời Bác Hồ dạy: “Thi đua là cách tốt nhất và thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ, thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm để thi đua mãi”, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thị xã Sơn Tây đã chủ động phát động sâu rộng các phong trào thi đua trong đội ngũ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn thị xã.
Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

Không tăng giá nhưng vé tàu xe vẫn “nóng”!

(LĐTĐ) Vé máy bay trong nước quá đắt do “khan” máy bay phục vụ đợt cao điểm nghỉ lễ, nên nhiều người đã chọn cách đi du lịch các nước trong khu vực. Giá vé xe khách, tuy ngành Giao thông vận tải yêu cầu nhà xe không tăng giá, nhưng việc đặt chỗ xe đã “nóng” từ lâu. Thời điểm này đặt xe từ Hà Nội về các tỉnh miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh bằng xe chất lượng cao rất khó. Đơn giản, vì chỗ đã được hành khách đặt trước từ lâu rồi.
3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

3 doanh nghiệp bị xử phạt hơn 600 triệu đồng

(LĐTĐ) Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp với tổng số tiền 600 triệu đồng. Doanh nghiệp bị phạt nặng nhất gần 450 triệu đồng vì không đăng ký giao dịch chứng khoán.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/5/2024, nhiều Nghị định mới bắt đầu có hiệu lực thi hành.

Tin khác

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

Hiệu quả từ mô hình trồng rau sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc

(LĐTĐ) Việc ứng dụng chế phẩm sinh học thảo mộc trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã giúp nông dân xã Thọ An, huyện Đan Phượng nâng chất lượng nông sản, góp phần bảo vệ môi trường, sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững.
Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

Người dân Đồng Nai "thấp thỏm" vụ hoa Tết

(LĐTĐ) Những ngày này, người dân trồng hoa tại tỉnh Đồng Nai đang nhộn nhịp chuẩn bị cho vụ hoa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024. Mặc dù năm nay thời tiết được đánh giá khá thuận lợi nhưng bà con vẫn đang thấp thỏm và lo lắng vì sợ việc tiêu thụ gặp khó do ảnh hưởng của nền kinh tế. Ghi nhận của phóng viên Báo Lao động Thủ đô.
Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Đẩy mạnh vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Ngày 27/12, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Hà Nội tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Đề án "Đẩy mạnh vai trò của Hội Phụ nữ các cấp trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh đến năm 2025" và Kế hoạch tuyên truyền, vận động phụ nữ thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố năm 2023.
Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Trên 99% người dân hài lòng về xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Người dân huyện Thanh Trì phấn khởi trước sự đổi mới toàn diện về cơ sở hạ tầng, giáo dục đào tạo, sự phục hồi kinh tế sau đại dịch, nhất là các hoạt động an sinh xã hội, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Đó là kết quả từ xây dựng Nông thôn mới (NTM) và những nỗ lực để về đích Huyện NTM nâng cao trong thời gian tới của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện.
Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

Hiệu quả từ mô hình trồng bưởi hữu cơ ở Hạ Mỗ

(LĐTĐ) Cây bưởi tôm vàng đã gắn bó lâu năm và mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho người dân xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng (Hà Nội). Bởi vậy, trong những năm qua, huyện Đan Phượng không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng bưởi tôm vàng. Gần đây, mô hình kinh tế “Trồng bưởi sinh học hữu cơ sử dụng chế phẩm thuốc trừ sâu thảo mộc Anisaf” được Hội Nông dân huyện triển khai đã đem lại hiệu quả rõ rệt, giúp người nông dân làm giàu bền vững.
Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện Nghi Lộc: Điểm sáng trong phong trào xây dựng nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Sau hơn 10 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp uỷ, chính quyền và hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở, sự đồng thuận của người dân và cộng đồng doanh nghiệp, đến nay, huyện Nghi Lộc đã vươn lên trở thành huyện tốp đầu của tỉnh Nghệ An hoàn thành các tiêu chí về xây dựng NTM, phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM nâng cao
Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

Đan Phượng: Nỗ lực đưa 3 xã cuối cùng về đích Nông thôn mới kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một huyện ven đô có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, Đan Phượng luôn phấn đấu là huyện đi đầu của Hà Nội trong quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM). Đóng góp vào thành quả chung của huyện, nông dân huyện Đan Phượng đã và đang nỗ lực để cùng huyện đưa 3 xã cuối cùng về đích NTM kiểu mẫu.
Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

Yên Mỹ vươn mình trở thành nông thôn kiểu mẫu

(LĐTĐ) Là một miền quê đáng sống của Thủ đô, sắp sửa cán đích Nông thôn mới kiểu mẫu, xã Yên Mỹ (huyện Thanh Trì, Hà Nội) đang đổi thay từng ngày. Diện mạo làng quê ngày càng tươi đẹp hơn, nhiều mô hình nông nghiệp hiệu quả hình thành cho thu nhập tốt, đời sống người dân ngày càng được nâng cao. Không ngừng đổi mới, Yên Mỹ đang tiếp tục nỗ lực xây dựng quê hương giàu đẹp hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động