Xã Dương Xá, Gia Lâm, Hà Nội:

Xây dựng nông thôn mới là hành trình không có điểm dừng

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, ngay sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010-2015, xã Dương Xá (Gia Lâm, Hà Nội) đã tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu.
Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân Huyện Gia Lâm có thêm 2 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao Quyết tâm thành huyện nông thôn mới điển hình

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Dương Xá Tô Hữu Vịnh cho biết, trong những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong xã đã nghiêm túc quán triệt và nhận thức sâu sắc về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thay đổi diện mạo nông thôn và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

Thực hiện sự chỉ đạo của Thành phố và huyện Gia Lâm, xã đã tích cực triển khai công tác xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao; đẩy mạnh phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” và cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

Xây dựng nông thôn mới là hành trình không có điểm dừng
Xây dựng nông thôn mới góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp xã Dương Xá ngày càng phát triển. (Ảnh: Mai Quý)

Xã cũng thường xuyên tuyên truyền về kết quả xây dựng nông thôn mới, vai trò của nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các mô hình, cách làm sáng tạo… Qua đó, đã giúp người dân nhận thức được vai trò làm chủ và tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.

Sau gần 10 năm xây dựng nông thôn mới và 2 năm xây dựng nông thôn mới nâng cao, đến nay, diện mạo xã ngày càng khang trang, sạch đẹp, nông nghiệp phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện, an sinh xã hội được đảm bảo, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tính đến hết năm 2020, trên địa bàn xã có 100% đường trục chính, đường liên thôn được cứng hóa; 100% đường ngõ, xóm trên 2m có điện chiếu sáng; 100% trường học cấp 3 đạt chuẩn Quốc gia và có cấp trường mầm non đạt chuẩn mức độ 2; Trạm y tế xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Y tế; 100% thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa cộng đồng; 90,1% người dân tham gia bảo hiểm y tế; 98,6% hộ gia đình sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 60,3 triệu đồng/người/năm; xã không còn hộ nghèo…

Mới đây, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Đoàn thẩm định xã Dương Xá đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020. Tại buổi thẩm định, Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết, xã Dương Xá đã đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn năm 2020.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Dương Xá Tô Hữu Vịnh, năm 2015, xã Dương Xá được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2010-2015. Đến hết năm 2020 qua rà soát đánh giá, xã có 19/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao quy định tại Quyết định 4212/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020.

Không dừng lại ở những kết quả đã đạt được, thời gian tới, xã Dương Xá sẽ tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao; xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu theo hướng đồng bộ kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và bảo vệ môi trường; huy động các nguồn lực để phát triển hạ tầng thương mại, bảo tồn và phát huy các di tích lịch sử văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Tập trung phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, công nghệ cao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và quản lý giám sát, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp. Đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân…

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".
Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

Công an điều tra nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo Công an huyện Hoài Đức phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn làm 4 người tử vong tại xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức; đồng thời đề nghị lái xe điều khiển xe ô tô BKS 88H-288.49 đến cơ quan Công an trình diện để giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật.
Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

Tôn vinh 135 điều dưỡng tiêu biểu trong công tác chống dịch giai đoạn 2020 - 2023

(LĐTĐ) Chiều 16/7, Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế và Hiệp Hội Điều dưỡng Việt Nam tổ chức chương trình Tôn vinh Điều dưỡng viên tiêu biểu trong công tác phòng chống dịch giai đoạn 2020 - 2023; phát động cuộc thi sáng tác và biểu diễn ca khúc về ngành Y tế; trao giải chạy Vì sức khỏe Việt Nam lần thứ hai, chặng 2.
Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

Tủ sách Công đoàn góp phần nâng cao đời sống văn hóa cho công nhân lao động

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức lễ ra mắt Tủ sách Công đoàn tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nội.
Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

Phát động Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”

(LĐTĐ) Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam, Cổng Thông tin điện tử nhân đạo quốc gia 1400, Nền tảng thiện nguyện MB và các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện chương trình kêu gọi đồng bào, chiến sĩ cả nước, với trách nhiệm, nghĩa tình hãy đồng hành, ủng hộ Chương trình “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam năm 2024”.
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Tin khác

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

Vẫn còn nhiều khó khăn trong kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm tại Hà Nội

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhằm đảm bảo nguồn cung thịt gia súc, gia cầm an toàn cho người dân Thủ đô, việc giám sát chặt chẽ hoạt động giết mổ theo đúng quy định, các cấp, các ngành của thành phố Hà Nội đã vào cuộc quyết liệt và sát sao. Tuy nhiên, do tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, mạnh mún còn khá phổ biến, khiến cho việc kiểm soát giết mổ tại các cơ sở giết mổ trên địa bàn Thành phố vẫn còn gặp không ít khó khăn.
Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

Đan Phượng có một loại hoa “hái ra tiền”

(LĐTĐ) Để hoa đồng tiền giúp nông dân “hái ra tiền”, xã Đồng Tháp (huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội) đang ấp ủ nhiều dự định, trong đó có việc gắn sản xuất với khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương để phát triển du lịch.
Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

Xác định 3 nhóm vấn đề lớn cần giải quyết để làng nghề Thủ đô “cất cánh”

(LĐTĐ) Nhóm vấn đề quy hoạch, hạ tầng, du lịch và môi trường làng nghề; cơ chế chính sách hỗ trợ làng nghề và nhóm vấn đề liên quan đến khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thương hiệu và liên kết vùng nguyên liệu, được xác định là 3 nhóm vấn đề lớn cần được giải quyết nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh tại các làng nghề Hà Nội phát triển trong thời gian tới.
Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

Xây dựng làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hoá của Thủ đô

(LĐTĐ) Xác định làng nghề là điểm nhấn trong thập kỷ công nghiệp văn hóa, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều cơ chế, chính sách nhằm xây dựng và phát triển các làng nghề. Trong đó, Thành phố thí điểm xây dựng và phát triển 6 làng nghề gắn với du lịch, xây dựng 9 điểm giới thiệu quảng bá sản phẩm làng nghề… Trong đó, Thành phố sẽ tập trung phát triển các cụm công nghiệp, tạo điều kiện phát triển làng nghề bền vững.
Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

Thanh Trì có một loại rượu thơm hương hoa cúc

(LĐTĐ) Tại vùng đất Tam Hiệp, huyện Thanh Trì (Hà Nội), nghề chưng cất rượu đã được truyền lại qua nhiều thế hệ. Mỗi giọt rượu chứa đựng tinh hoa từ bàn tay khéo léo và tâm huyết của người dân. Rượu Ngâu không chỉ nổi tiếng với sản phẩm rượu thơm ngon, đậm đà, mà còn gìn giữ được giá trị truyền thống của quê hương.
Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

Mô hình vườn nho sạch ở huyện Nam Đàn

(LĐTĐ) Thích làm nông nghiệp và mong muốn đưa sản phẩm nông nghiệp sạch đến với khách hàng, anh Nguyễn Đình Năng (sinh năm 1981) ở xóm 1, xã Nam Lĩnh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An đã mạnh dạn đầu tư trồng nho Hạ Đen và có những mùa quả ngọt đầu tiên.
Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Chuyển biến tích cực qua chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Vừa qua, Đoàn thẩm định liên ngành Trung ương đã tổ chức khảo sát các tiêu chí, thẩm định hồ sơ đề nghị xét, công nhận huyện Thanh Trì đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.
Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

Hội Nông dân huyện Đan Phượng: Nhiều mô hình gắn với kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Ngay từ những tháng đầu năm 2024, Hội Nông dân huyện Đan Phượng đã ban hành kế hoạch và tổ chức phát động phong trào thi đua sâu rộng trong toàn thể cán bộ, hội viên, nông dân trên địa bàn. Từ đó, phát triển nhiều mô hình, phong trào gắn với kinh tế - xã hội.
Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

Nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới

(LĐTĐ) Xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, liên tục, thời gian qua, trên địa bàn Hà Nội đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn. Tuy nhiên, quá trình này đã và đang là thách thức không nhỏ đối với các địa phương, đòi hỏi cần có các giải pháp cụ thể, sát thực tế, sự chung sức, đồng lòng của chính quyền và nhân dân.
Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

Huyện Thường Tín phấn đấu về đích nông thôn mới nâng cao năm 2024

(LĐTĐ) Để phấn đấu với mục tiêu huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, ngay từ đầu năm, cán bộ và nhân dân trên toàn địa bàn huyện Thường Tín đang nỗ lực gấp rút để hoàn thành các tiêu chí.
Xem thêm
Phiên bản di động