Xã Nhị Khê, huyện Thường Tín:

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

(LĐTĐ) Ngay sau khi được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, xã Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội) đã tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển nông nghiệp, thay đổi diện mạo nông thôn và không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Huyện Gia Lâm có thêm 2 xã đủ điều kiện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao Quyết tâm thành huyện nông thôn mới điển hình Tích cực thúc đẩy chương trình xây dựng nông thôn mới của Thủ đô

Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhị Khê Nguyễn Viết Bình cho biết, xác định xây dựng nông thôn mới là quá trình lâu dài, có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc. Vì vậy, sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2014, xã đã tiếp tục xây dựng và triển khai các chương trình, đề án, kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân
Diện mạo nông thôn xã Nhị Khê ngày càng khang trang, sạch đẹp (Ảnh: Mai Quý)

Đảng bộ, chính quyền xã đã phát huy tinh thần đoàn kết, thống nhất, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sáng tạo, có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp xây dựng nông thôn mới; thực hiện tốt dân chủ ở cơ sở, phát huy sức mạnh toàn dân để hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Công tác tuyên truyền được triển khai thường xuyên, liên tục về nhiều nội dung như: Kết quả xây dựng nông thôn mới, vai trò của nhân dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới, các mô hình, cách làm sáng tạo… Qua đó, đã giúp người dân nhận thức được vai trò làm chủ và tích cực tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới nâng cao.

Giai đoạn 2013-2020, xã đã đầu tư trên 102 tỷ đồng để thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao. Nhờ đó, hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng được nâng cấp, đến nay, 100% đường liên xã, đường trục thôn, liên thôn, xóm, đường ngõ, xóm đã được nhựa hóa, bê tông hóa. Hệ thống trường học và thiết bị dạy học được đầu tư nâng cấp, tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 100%.

Đời sống nhân dân trên địa bàn xã ngày càng được nâng cao, đến nay, 100% thôn có nhà văn hóa, điểm vui chơi giải trí và thể thao phục vụ tốt cho sinh hoạt văn hóa cộng đồng của nhân dân; tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã còn 0,8%; tỷ lệ lao động có việc làm đạt 93,9%; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 92,8%; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 60,5 triệu đồng/người/năm…

Mới đây, Văn phòng Điều phối nông thôn mới thành phố Hà Nội đã tổ chức Đoàn thẩm định xã Nhị Khê đề nghị công nhận đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2020. Tại buổi thẩm định, Phó Chánh văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội Ngọ Văn Ngôn cho biết, xã Nhị Khê đã đủ điều kiện trình Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội công nhận xã đạt chuẩn năm 2020.

Theo Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Nhị Khê Nguyễn Viết Bình, đến hết năm 2020, qua rà soát đánh giá, xã có 19/19 tiêu chí đạt theo Bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao quy định tại Quyết định 4212/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc ban hành Bộ tiêu chí xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao thành phố Hà Nội giai đoạn 2018-2020. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, trên địa bàn xã không để xảy ra tình trạng nợ đọng cơ bản.

Không dừng lại ở những kết quả đã đạt được, thời gian tới, xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tổ chức các phong trào thi đua, cuộc vận động, đặc biệt là cuộc vận đồng “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” để thu hút đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

Xã cũng tiếp tục đầu tư xây dựng, hoàn thiện và đồng bộ cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội; tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, phấn đấu đến năm 2025 thu nhập bình quân đầu người của xã cao gấp 1,5 lần so với năm 2020; tiếp tục quan tâm, chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa, đảm bảo trật tự an toàn xã hội… Tất cả hướng đến mục tiêu xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu để diện mạo nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao.

Mai Quý

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.
Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Đánh giá kỹ tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Vấn đề tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá được nhiều đại biểu quan tâm, thảo luận.
Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

Với đồ uống này, stress, áp lực công việc không làm khó được người trẻ

(LĐTĐ) Những ngày này Gen Z phải đối mặt với đủ combo gây căng thẳng từ chạy deadline, cày KPI, đến chi tiêu, mua sắm, săn sale mùa cuối năm.
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.

Tin khác

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

Huyện Thường Tín có thêm 48 sản phẩm được đánh giá OCOP 3 sao

(LĐTĐ) Năm 2024, huyện Thường Tín có 48 sản phẩm tham gia đánh giá, chấm điểm, phân hạng sản phẩm OCOP.
Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy vai trò của Hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Vừa qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Thạch Thất phối hợp với Ban Kinh tế Hội LHPN thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm phát huy vai trò của các cấp hội phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu.
Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

Khẳng định vai trò của phụ nữ trong xây dựng nông thôn mới

(LĐTĐ) Những cách làm hay, sáng tạo của phụ nữ các xã của huyện Thạch Thất (Hà Nội) đã thêm một lần nữa khẳng định vai trò của phụ nữ là nòng cốt trong thực hiện nông thôn mới (NTM) nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu ở các địa phương.
Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

Thanh Trì: Sản phẩm OCOP góp phần xây dựng Nông thôn mới nâng cao

(LĐTĐ) Thanh Trì là huyện đầu tiên của thành phố Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. Với kết quả này, huyện về đích sớm hơn 2 năm so với kế hoạch đề ra. Cùng với nhiều tiêu chí đã được hoàn thành, thì sản phẩm nông nghiệp, đặc biệt là sản phẩm OCOP đã góp phần làm nên thành quả về lĩnh vực kinh tế trong tiến trình cán đích Nông thôn mới nâng cao của huyện Thanh Trì.
Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

Những "Hàng cây nông dân" làm đẹp nông thôn nhờ dân vận khéo

(LĐTĐ) Về Đan Phượng hôm nay, đường làng ngõ xóm, dọc những triền đê như được khoác lên mình tấm áo mới, đó là những hàng cây xanh, cây hoa tỏa bóng mát. Bắt mắt nhất là những tấm biển công trình “Hàng cây nông dân” mang đậm dấu ấn nông thôn mới. Đây chính là thành quả từ công tác dân vận khéo của hội nông dân các cấp huyện Đan Phượng.
Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

Thưởng thức “vị ngọt đồng quê” từ mật ong Đan Phượng

(LĐTĐ) Là vùng đất của “hoa thơm trái ngọt”, Đan Phượng thu hút loài ong mật ở khắp nơi đổ về. Chúng bị hấp dẫn bởi muôn loài hoa đẹp và những nhụy hoa từ cây ăn trái được trồng trên khắp mảnh đất này. Nhận ra điều này, người dân Đan Phượng đã tìm giống ong tốt nhất để nuôi lấy mật. Mật ong Đan Phượng giờ đã trở thành “thức quà” cho nhiều người yêu vị ngọt đồng quê.
Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

Hiệu quả xây dựng nông thôn mới từ phát triển hoa, cây cảnh

(LĐTĐ) Hiện nay, việc xây dựng nông thôn mới tại Hà Nội đang đặt ra yêu cầu cao về cải thiện chất lượng sống cho người dân. Trong đó, mục tiêu của chương trình là xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện với thiên nhiên. Đóng góp vào mục tiêu này, ngành Sinh vật cảnh Thủ đô đã không ngừng đổi mới, hoàn thiện; qua đó không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, kiến tạo cảnh quan, thu hút du lịch, mà còn đóng góp thiết thực trong xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.
Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

Cần đáp ứng nhu cầu trữ nước phục vụ sản xuất

(LĐTĐ) Theo cử tri huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội), hiện nay, các hồ trữ nước phục vụ sản xuất đã bị bồi lắng, vì vậy lượng nước dự trữ không đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp, đề nghị Thành phố cho cơ chế nạo vét để đảm bảo phục vụ sản xuất nông nghiệp cho người dân...
Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

Gỡ “nút thắt” trong đầu tư, xây dựng chợ tại các địa phương

(LĐTĐ) Một trong những “nút thắt” được tháo gỡ tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP ngày 5/6/2024 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, đó chính là việc cho phép các địa phương đầu tư xây dựng chợ bằng nguồn ngân sách (đầu tư công) cho tất cả các hạng chợ 1, 2, 3… Điều này đã mở ra cơ hội trong thu hút đầu tư, phát triển chợ tại các địa phương trong đó có Thủ đô Hà Nội.
Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

Đẩy mạnh số hóa để làng nghề Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Với sự phát triển của khoa học công nghệ, thời gian qua, nhiều làng nghề của Thủ đô đã nhanh chóng nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh việc đầu tư khoa học công nghệ vào sản xuất, quảng bá thương hiệu. Nhờ đó, không chỉ vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề được khắc phục, mà các sản phẩm làng nghề còn tận dụng cơ hội và xu thế công nghệ số để vươn ra thị trường thế giới.
Xem thêm
Phiên bản di động