Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội không có quá 4 Phó Chủ tịch
Hà Nội: Đề xuất sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn dư để chi thu nhập tăng thêm Áp dụng phương thức đối tác công tư để phát triển văn hóa, thể thao |
Đặc thù so với chính quyền quận, huyện, thị xã
Mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội là mô hình tổ chức hoàn toàn mới, được đề xuất trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), đang được Ban soạn thảo dự án Luật chỉnh lý, hoàn thiện để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp sắp tới.
Mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội dự kiến được thành lập theo Nghị quyết số 15-NQ/TW tại khu vực phía Bắc - thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hòa Lạc, Xuân Mai. Mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội có những đặc thù khác so với chính quyền quận, huyện, thị xã như tăng số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, bổ sung Ban Đô thị.
Theo dự thảo Luật mới nhất, Hội đồng nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương, pháp luật có liên quan, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân quận, thị xã quy định tại Điều 11 và các quy định khác tại Luật Thủ đô.
Hội đồng nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể một số cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính đặc thù thuộc Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội.
Về cơ cấu tổ chức, Hội đồng nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội gồm có Chủ tịch, 2 Phó Chủ tịch và không quá 9 đại biểu chuyên trách. Tổ chức bộ máy gồm có Ban Kinh tế - Xã hội, Ban Pháp chế và Ban Đô thị; mỗi ban gồm có Trưởng ban và không quá 2 Phó Trưởng ban.
Dự thảo Luật cũng quy định về Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội. Cụ thể, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, pháp luật có liên quan. Đồng thời, có nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân quận, thị xã quy định tại Khoản 1 Điều 12 và các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo Luật Thủ đô.
Dự kiến vùng Hoà Lạc, Xuân Mai sẽ thành lập thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học. Ảnh: Tuấn Dũng |
Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội có quyền điều chỉnh một số nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác trực thuộc; quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý; tổ chức tuyển dụng công chức cho các cơ quan, tổ chức của thành phố thuộc thành phố Hà Nội. Về cơ cấu tổ chức, Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội có không quá 4 Phó Chủ tịch.
Thúc đẩy việc phân cấp, phân quyền mạnh hơn
Bên cạnh đó, dự thảo Luật cũng quy định Ủy ban nhân dân thành phố thuộc thành phố Hà Nội có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố thuộc thành phố Hà Nội gồm: Dự án đầu tư có đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất không thông qua đấu giá, đấu thầu hoặc nhận chuyển nhượng; dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, cho thuê mua, khu đô thị có quy mô sử dụng đất dưới 300 ha và quy mô dân số dưới 50.000 người; dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước sử dụng vốn ngoài ngân sách trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Thảo luận về dự án Luật tại Kỳ họp thứ 6 vừa qua, đại biểu Quốc hội Nguyễn Tạo (Đoàn tỉnh Lâm Đồng) cho rằng, việc tổ chức mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội sẽ thúc đẩy việc phân cấp, phân quyền mạnh hơn cho Thủ đô; tạo tính chủ động, nâng cao tính chủ tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại của Thủ đô.
Đại biểu Hoàng Quốc Khánh (Đoàn tỉnh Lai Châu) cũng cho rằng, nên quy định mô hình thành phố thuộc thành phố Hà Nội trong dự thảo Luật vì hiện nay đã có mô hình thành phố Thủ Đức thuộc thành phố Hồ Chí Minh, tạo cơ sở pháp lý cho thành phố Hà Nội xây dựng thành phố trong thành phố trong tương lai gần, đảm bảo phù hợp với thực tiễn hiện nay.
Theo một số đại biểu, mô hình tổ chức chính quyền thành phố Hà Nội theo Nghị quyết 97 Quốc hội khóa XIV cơ bản phù hợp với điều kiện thực tiễn của Hà Nội, nhưng cần thiết lập cơ sở pháp lý để thành lập thành phố trực thuộc thành phố trong tương lai. Đồng thời, để mô hình chính quyền đô thị hiệu quả, cần bổ sung các quy định về đổi mới phương thức hoạt động, cách thức làm việc, bộ máy giúp việc… nhất là trong bối cảnh tăng cường phân cấp, phân quyền.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Lãnh đạo Mặt trận thành phố Hà Nội thăm hỏi gia đình 4 nạn nhân tử vong tại Chương Mỹ
EVNHANOI đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả
Thanh niên quận Bắc Từ Liêm với chuyển đổi số, văn minh - an toàn
Đảo Ngọc Ngũ Xã hóa phim trường tái hiện ký ức Hà Nội thời bao cấp
Cụm thi đua số 8 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Chú trọng công tác chăm lo, bảo vệ người lao động
Một số biện pháp để đảm bảo an toàn phòng cháy, chữa cháy
Thiếu 87 bàn thắng, Ronaldo sẽ cán mốc 1.000
Tin khác
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 15:46
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết
Luật Thủ đô 2024 14/11/2024 14:03
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà
Luật Thủ đô 2024 13/11/2024 12:34
Luật Thủ đô 2024 mở ra “kỷ nguyên mới” để Hà Nội bứt phá về kết cấu hạ tầng
Luật Thủ đô 2024 06/11/2024 23:12
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 22:12
Luật Thủ đô 2024: Thêm cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút đầu tư xã hội
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 17:26
Phát triển nông nghiệp Thủ đô theo hướng nông nghiệp sinh thái, bền vững
Luật Thủ đô 2024 04/11/2024 12:25
Hà Nội xây dựng dự thảo áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Luật Thủ đô 2024 04/10/2024 11:56
Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Luật Thủ đô 2024 05/09/2024 21:53
Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 03/09/2024 19:08