Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh thu về hơn 173.500 tỷ đồng trong 11 tháng năm 2024 Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Nhiều điểm du lịch hút khách

Huyện Thường Tín nằm ở phía Nam thành phố Hà Nội, là vùng đất khoa bảng, đất trăm nghề, nơi tiếp nhận, giữ gìn, lan tỏa nhiều giá trị văn hóa truyền thống. Những năm gần đây, huyện đang đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa với những thay đổi tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Thường Tín còn sở hữu hàng loạt di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh với 462 công trình tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có 126 di tích được xếp hạng (61 di tích cấp quốc gia, 65 di tích cấp thành phố). Nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng như: Chùa Đậu; đền, bến Chương Dương; nhà thờ Nguyễn Trãi đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng sắc màu.

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Những năm gần đây, huyện đang đầu tư phát triển lĩnh vực văn hóa với những thay đổi tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế.

Điển hình, tại xã Hồng Vân (huyện Thường Tín), những năm qua, xã đã đón hàng nghìn lượt du khách về nghỉ, tham quan, trải nghiệm du lịch nông nghiệp, tham dự các lễ hội lịch sử của xã. Điểm du lịch làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân có diện tích 128ha, bao gồm 6 khu chuyên biệt.

Bí thư Đảng ủy xã Hồng Vân Nguyễn Hải Đăng chia sẻ, đến Hồng Vân, du khách sẽ thong dong thả bộ trên bờ đê sông Hồng. Ngoài ra, du khách có thể đi xe điện, đạp xe tham quan làng nghề; trò chuyện với các nghệ nhân, người dân làng nghề; tham gia trải nghiệm hoạt động làm vườn, trồng và chăm sóc hoa, trò chơi dân gian... Đặc biệt, Hồng Vân còn là vùng đất của rất nhiều di tích lịch sử văn hóa với hệ thống đình, đền, chùa mang nét đặc trưng vùng Đồng bằng Bắc Bộ, thu hút rất nhiều du khách.

Hay tại xã Duyên Thái (huyện Thường Tín), nhờ sự hỗ trợ của địa phương, những năm qua, người dân làng Hạ Thái đã mở rộng các mô hình kinh doanh nhằm nâng cao độ phủ sóng và thúc đẩy kinh tế. Lấy nét đặc trưng là chất liệu hội họa độc đáo của Việt Nam, làng Hạ Thái đã thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến tìm hiểu và thử sức làm tranh sơn mài.

Làng nghề sơn mài Hạ Thái trở thành địa chỉ có uy tín với bạn hàng trong nước cũng như quốc tế, sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã có mặt ở nhiều quốc gia trên thế giới như Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Tây Ban Nha, Australia, Italia, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Phát huy tiềm năng, lợi thế

Trải qua chiều dài chặng đường lịch sử gìn giữ và phát triển, Thường Tín đã đạt được những thành tựu đáng tự hào, đặc biệt trong đó, Đảng bộ và chính quyền địa phương luôn xác định văn hóa là nền tảng, là động lực và mục tiêu của phát triển, “Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội”.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Huyện ủy Thường Tín đã ban hành Chương trình số 02-CTr/HU, ngày 22/8/2020 về “Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn theo hướng văn minh, giàu đẹp, hiện đại, xây dựng nông thôn mới nâng cao gắn với việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa lịch sử huyện Thường Tín giai đoạn 2020 - 2025”.

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch
Huyện Thường Tín tổ chức Liên hoa văn nghệ biểu diễn nghệ thuật truyền thống phi vật thể.

Từ chủ trương mang tính chiến lược giúp huyện bảo tồn, lưu giữ giá trị văn hóa, lịch sử mà còn là nguồn lực để huyện phát triển công nghiệp văn hóa đúng như Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 22/02/2022 của Thành ủy Hà Nội “Về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Qua đó, ngày 14/11/2022, huyện Thường Tín đã khởi công xây dựng dự án Khu lưu niệm Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi tại xã Nhị Khê với diện tích 2,7ha tổng mức đầu tư 144 tỉ đồng. Bên cạnh đó, là chủ trương xã hội hóa “Đầu tư xây dựng và phát huy giá trị văn hóa lịch sử công trình Văn Từ Thượng Phúc” hoàn thành năm 2021.

Ngoài ra, còn có 74 di tích được đầu tư chống xuống cấp, tu sửa cấp thiết với 78 tỷ đồng từ nguồn ngân sách; kinh phí xã hội hóa từ Nhân dân giai đoạn 2018 - 2022 để tu bổ, tôn tạo di tích hơn 50 tỷ đồng. Nhiều di tích được tu bổ bằng 100% nguồn xã hội hóa.

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ông Bùi Công Thản chia sẻ, để bảo tồn giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, Thường Tín tổ chức Tọa đàm khoa học chủ đề “Công chúa Khúc Thị Ngọc và chủ trương đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo cụm di tích đền - chùa Vĩnh Mộ, xã Nguyễn Trãi”. Hoạt động này nhằm tìm ra hướng trùng tu, tôn tạo cụm di tích đền - chùa Vĩnh Mộ xứng với công lao to lớn của công chúa Khúc Thị Ngọc.

Theo thống kê, Thường Tín hiện có 126 làng nghề, trong đó 50 làng được công nhận làng nghề truyền thống và làng nghề Hà Nội. Nhờ có thương hiệu giúp các sản phẩm làng nghề không chỉ tiêu thụ tốt trong nước mà còn xuất khẩu ra thị trường quốc tế. Huyện đã kết hợp giữa phát triển làng nghề gắn với hoạt động du lịch văn hóa tạo động lực phát triển kinh tế bền vững.

Để phát huy tiềm năng, lợi thế văn hóa, lịch sử, làng nghề, Thường Tín tiếp tục thực hiện có hiệu quả Chương trình 06-CTr/TU của Thành ủy về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025”. Đồng thời, chú trọng, đầu tư đồng bộ, bảo tồn, phát triển bản sắc “Đất danh hương, khoa bảng, trăm nghề”.

Nhiều năm qua, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín đặc biệt quan tâm chỉ đạo ngành Văn hóa huyện phối hợp với các xã, thị trấn, các cơ quan, đơn vị tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, rà soát, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể. Cùng với đó, huyện cũng phối hợp với Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam nghiên cứu, phục hồi các loại hình nghệ thuật truyền thống có nguy cơ thất truyền như hát trống quân, hát chèo, chầu văn, múa rối cạn… Đây cũng là những hoạt động thiết thực góp phần khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch.
Kim Tiến

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

Nâng cao vai trò cộng đồng trong bảo tồn và phát huy giá trị Lễ hội đền Đồng Nhân

(LĐTĐ) Ngày 24/12, tại Di tích quốc gia đặc biệt Đền - Chùa - Đình Hai Bà Trưng, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng tổ chức chương trình tọa đàm "Nâng cao vai trò của cộng đồng trong bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá phi vật thể Lễ hội đền Đồng Nhân, phường Đồng Nhân và phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội".
Hành trình vượt khó của Lê Vĩnh Toàn qua phim "Miền nhớ"

Hành trình vượt khó của Lê Vĩnh Toàn qua phim "Miền nhớ"

(LĐTĐ) Từ một cậu bé nghèo xứ Nghệ đến chàng ca sĩ đầy triển vọng, hành trình theo đuổi đam mê của Lê Vĩnh Toàn vừa được tái hiện qua bộ phim ca nhạc "Miền nhớ" phát sóng trên VTV1. Đây không chỉ là câu chuyện về nghị lực vươn lên mà còn là thông điệp đầy nhân văn về tình yêu thương gia đình.
Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh

Giá vàng bất ngờ giảm trong ngày lễ Giáng sinh

(LĐTĐ) Sáng nay (24/12), giá vàng trong và ngoài nước cùng giảm. Như vậy chỉ sau một phiên nóng lên, giá vàng thế giới nhanh chóng hạ nhiệt trong bối cảnh đồng USD tăng giá.
Năm 2025: Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm

Năm 2025: Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm

(LĐTĐ) Kể từ ngày 1/1/2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm 0,1%, từ mức 4,8%/năm xuống còn 4,7%.
Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

Học sinh Hà Nội nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày

(LĐTĐ) Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, học sinh mầm non, phổ thông trên địa bàn thành phố Hà Nội được nghỉ học 9 ngày liên tục. Thời gian nghỉ bắt đầu từ ngày 25/1/2025 đến hết ngày 2/2/2025.
6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

6.482 thí sinh dự thi học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 có 6.482 thí sinh đăng ký dự thi (tăng 663 thí sinh so với năm học 2023 - 2024).
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

Người phụ nữ giàu lòng nhân ái

(LĐTĐ) Luôn năng nổ, nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo ở địa phương - đó là những việc làm ý nghĩa được địa phương ghi nhận của chị Bùi Thu Hiền (xã Bình Yên, huyện Thạch Thất, Hà Nội). Chị Hiền đã thắp lên ngọn lửa nhân ái, làm ấm lòng những người kém may mắn, bất hạnh trong cuộc sống.

Tin khác

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

Hoài niệm về Hà Nội xưa qua không gian nghệ thuật ga Long Biên

(LĐTĐ) Sau khi hoàn thành Dự án nghệ thuật công cộng ga Long Biên, cảnh quan khu vực đã hoàn toàn đổi khác với cụm tác phẩm nghệ thuật đa dạng như tranh 3D, sắp đặt điêu khắc và ánh sáng. Từ đây, ga Long Biên đã được làm mới, tạo sức hút hấp dẫn đối với người dân và du khách khi đến tham quan Thủ đô.
Độc đáo di sản cổ tự  2.000 năm tuổi

Độc đáo di sản cổ tự 2.000 năm tuổi

(LĐTĐ) Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

Phở - Tinh hoa ẩm thực Hà thành trong kỷ nguyên số

(LĐTĐ) Với hơn một thế kỷ phát triển, phở Hà Nội đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2024. Đây không chỉ là niềm tự hào của người Hà Nội, mà còn là thành quả từ công sức của nhiều thế hệ nghệ nhân. Hiện phở truyền thống không chỉ được bảo tồn, mà còn phát triển, lan tỏa mạnh mẽ trong kỷ nguyên công nghệ số, và là sản phẩm sáng tạo của Hà Nội trong ngành công nghiệp văn hóa.
“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

“Đêm Trúc Bạch” - Trải nghiệm Hà Nội qua lăng kính thời bao cấp

(LĐTĐ) Hưởng ứng các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch, nhằm thúc đẩy và phát triển đa dạng, đặc sắc các sản phẩm du lịch đêm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Sở Du lịch Hà Nội và Ủy ban nhân dân quận Ba Đình phối hợp tổ chức chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch đêm với chủ đề “Đêm Trúc Bạch”.
Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

Báo Lao động Thủ đô giành giải Ba cuộc thi viết về Bảo vệ môi trường Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 28/11, Báo Kinh tế & Đô thị tổ chức Lễ Tổng kết và Trao giải Chương trình truyền thông về Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024. Đáng chú ý, vượt qua hàng nghìn tác phẩm, loạt bài viết "Phát triển kinh tế làng nghề - làm sao để “được nhiều hơn mất”?" của Báo Lao động Thủ đô đã giành giải Ba cuộc thi viết Bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sông Đáy thuở xưa

Sông Đáy thuở xưa

(LĐTĐ) Mỗi lần nghe những giai điệu da diết chứa chan tình quê của người nhạc sĩ tài hoa Hoàng Hiệp, trong tôi lại trào dâng niềm thương nhớ dòng sông tuổi thơ quê mình: “Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình/ Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ/ Con sông tôi tắm mát, con sông tôi đã hát/ Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà”… Có lẽ đúng là vậy, không chỉ riêng tôi mà trong trái tim mỗi người, ai cũng có một dòng sông để thương, để nhớ.
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ III, nhiệm kỳ 2024 -2029 để tổng kết đánh giá công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nhiệm kỳ 2019 -2024 và đề ra phương hướng, nhiệm vụ công tác Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng

(LĐTĐ) Thời gian qua, mô hình “Cụm dân cư nhân ái” và “Gian hàng nhân đạo” trên toàn địa bàn huyện Ứng Hòa (thành phố Hà Nội) đã phát huy được hiệu quả, góp phần giúp các hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư

(LĐTĐ) Tại Bảo tàng Hà Nội, ngày 17/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức “Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư", bán kết “Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII”.
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ

(LĐTĐ) Với mong muốn bảo tồn, phát huy những kiến trúc của người Việt xưa, mới đây, Ủy ban nhân dân (UBND) phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội, đã có sáng kiến phục dựng lại nhà tranh vách đất, nhà gỗ truyền thống ngay tại khu phố ẩm thực, đi bộ Đảo Ngọc - Ngũ Xã. Đây là một trong những sáng kiến nhằm góp phần bảo tồn kiến trúc của người Việt xưa, tạo ra không gian gần gũi, thân thuộc với du khách.
Xem thêm
Phiên bản di động