Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Chiều 5/9, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô đã chủ trì phiên họp của Tổ công tác.
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

Tham dự phiên họp có Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội Phạm Quí Tiên; đại diện lãnh đạo Bộ Tư pháp, Văn phòng Quốc hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội và các sở ban, ngành Thành phố.

Tại hội nghị, Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Ngô Anh Tuấn đã triển khai Quyết định số 4279/QĐ-UBND về việc thành lập Tổ công tác, Tổ giúp việc triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.

Trong đó, Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô có 3 nhiệm vụ chính gồm: Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị thuộc Thành phố trong công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô; phối hợp với các bộ, ngành trong triển khai các nhiệm vụ theo kế hoạch, chỉ đạo của Chính phủ và cơ quan của Trung ương về thi hành Luật Thủ đô; điều phối, gắn kết việc triển khai thi hành Luật Thủ đô với việc triển khai thực hiện Quy hoạch chung Thủ đô và Quy hoạch Thủ đô.

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn - Tổ phó Thường trực Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô chủ trì phiên họp.

Về văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền của Chính phủ, thành phố Hà Nội chỉ đạo các sở, ngành chuyên môn tham gia xây dựng 6 nghị định, gồm: Nghị định quy định chi tiết về tổ chức, hoạt động của Ủy ban nhân dân phường của Hà Nội; Nghị định quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, chương trình giáo dục, việc cấp văn bằng, chứng chỉ thực hiện liên kết giáo dục, giảng dạy chương trình giáo dục tích hợp; Nghị định quy định chi tiết về thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư trong lĩnh vực văn hóa, thể thao; Nghị định quy định về quản lý, sử dụng không gian ngầm; Nghị định quy định chi tiết Luật Thủ đô về hợp đồng xây dựng - chuyển giao và Nghị định quy định về thành lập hoặc tham gia thành lập doanh nghiệp, tham gia góp vốn vào doanh nghiệp để thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ.

Về tiến độ xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô, theo thẩm quyền được giao, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố sẽ soạn thảo, ban hành 114 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt; có 87 văn bản là Nghị quyết do Hội đồng nhân dân Thành phố ban hành và 27 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Ủy ban nhân dân Thành phố. Trong 114 văn bản, tiến độ trong năm 2024 ban hành 39 văn bản, các văn bản còn lại được ban hành trong năm 2025 và những năm tiếp theo.

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Tổ công tác xác định rõ các nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc soạn thảo, ban hành các văn bản để tổ chức thi hành Luật Thủ đô.

Hà Nội: Năm 2024, ban hành 39 văn bản thi hành Luật Thủ đô 2024
Toàn cảnh phiên họp.

Tổ công tác cũng đôn đốc, hướng dẫn tháo gỡ, giải quyết vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện để bảo đảm tiến độ, hiệu quả của việc soạn thảo, ban hành các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Phát biểu kết luận tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Lê Hồng Sơn đề nghị, đối với danh mục văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt phải ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, các đơn vị cần tuân thủ đúng thời gian trình Ủy ban nhân dân Thành phố và Hội đồng nhân dân Thành phố xem xét theo quy trình, thủ tục rút gọn đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân Thành phố Lê Hồng Sơn cũng yêu cầu Sở Tư pháp với vai trò cơ quan thường trực Tổ công tác, cần xác định rõ các nhiệm vụ cần thực hiện như tổ chức hội thảo, tọa đàm, đề xuất thuê chuyên gia… nhằm xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, văn bản cá biệt thi hành Luật Thủ đô, báo cáo Thành phố xem xét.

Nhằm phổ biến rộng rãi Luật Thủ đô 2024 đến các tầng lớp nhân dân, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật thành phố Hà Nội vừa có văn bản số 3041/CV-HĐ về việc tăng cường tuyên truyền Luật Thủ đô.

Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Thành phố đề nghị Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các đơn vị báo, đài, địa phương và đơn vị có liên quan tăng cường tuyên truyền Luật Thủ đô bằng nhiều hình thức phù hợp đến các cơ quan, tổ chức, nhân dân; các cơ quan báo chí của Thành phố mở các chuyên trang, chuyên mục giới thiệu, tuyên truyền Luật Thủ đô.

Nội dung cần tập trung tuyên truyền gồm: Sự cần thiết xây dựng Luật Thủ đô; mục đích, ý nghĩa của Luật Thủ đô; nội dung cơ bản Luật Thủ đô; các chính sách theo lĩnh vực quy định trong Luật Thủ đô; các hoạt động cơ quan, tổ chức, diễn đàn pháp luật, hội nghị, hội thảo, toạ đàm… trong quá trình triển khai thi hành Luật Thủ đô; quá trình xây dựng, dự thảo và triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ

(LĐTĐ) Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) đề nghị Ủy ban nhân dân các địa phương chỉ đạo các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền và thực hiện tặng quà của Chủ tịch nước kịp thời, đầy đủ trước Tết Nguyên đán, không để xảy ra sai sót, tiêu cực.
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực

(LĐTĐ) Theo Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn các công việc trong tất cả các lĩnh vực duy trì ổn định, ngoại trừ một vài vị trí có sự giảm nhẹ.
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam và Ngân hàng TNHH một thành viên HSBC (Việt Nam) vừa ký kết thỏa thuận hợp tác trong việc phân phối sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư của Prudential đến với khách hàng của HSBC.
Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

Hà Nội điều chỉnh bảng giá đất, nơi cao nhất gần 700 triệu đồng/m2

(LĐTĐ) Vừa qua, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 71/2024/QĐ-UBND về việc sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 30/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019. Đây là văn bản quan trọng trong việc quy định và điều chỉnh bảng giá các loại đất trên địa bàn thành phố.
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023), Trung tâm Thông tin Triển lãm, Sở Văn hoá Thể thao Hà Nội tổ chức triển lãm “Tiến bước dưới quân kỳ”.
Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết

Nhận định trận đấu Việt Nam vs Myanmar: Thắng nhẹ để vào bán kết

(LĐTĐ) Trận Việt Nam vs Myanmar diễn ra lúc 20h00 ngày 21/12 ở lượt thứ 5 bảng B của AFF Cup 2024 (ASEAN Cup 2024).
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng 21/12, giá vàng thế giới bật tăng trở lại sau phiên giảm sâu. Giá vàng trong nước phục hồi nhẹ sau 2 ngày giảm mạnh.

Tin khác

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Kỳ cuối: Điểm tựa cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô (sửa đổi) với nhiều chính sách đột phá, đặc thù, phân cấp, phân quyền chưa từng có cho thành phố Hà Nội đã thể hiện sự đổi mới mạnh mẽ trong tư duy xây dựng pháp luật của Quốc hội, Chính phủ; sự năng động, chủ động và tầm nhìn kiến tạo, chiến lược của thành phố Hà Nội. Là hành lang pháp lý quan trọng, Luật Thủ đô (sửa đổi) được kỳ vọng sẽ là một trong những giải pháp căn cơ để Hà Nội bứt phá, cùng cả nước tiến vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Kỳ 2: Chung tay thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự nỗ lực của Nhà nước và Nhân dân trong việc xây dựng một hành lang pháp lý phù hợp để phát triển Hà Nội trở thành một đô thị hiện đại, văn minh, và bền vững. Vì vậy, việc triển khai tổ chức thực hiện Luật Thủ đô năm 2024 được Hà Nội xác định là trách nhiệm chính trị của các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị, tổ chức, địa phương trong hệ thống chính trị từ Thành phố xuống cơ sở. Công tác tuyên truyền được đẩy mạnh, cùng với chuẩn bị các điều kiện cần thiết, chờ ngày Luật có hiệu lực đang được thành phố Hà Nội khẩn trương thực hiện với quyết tâm lớn.
Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Kỳ 1: Gỡ “điểm nghẽn” thể chế để bước vào kỷ nguyên mới

Năm 2012, Quốc hội khóa XIII ban hành Luật Thủ đô, trao cho thành phố Hà Nội nhiều cơ chế, chính sách đặc thù. Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đã nỗ lực triển khai thi hành Luật. Tuy nhiên, sau 10 năm thi hành, trước những đòi hỏi mới của thực tiễn, hàng loạt các vướng mắc, bất cập phát sinh, đặt ra yêu cầu phải khẩn trương sửa đổi Luật Thủ đô. Xác định rõ các “điểm nghẽn” về cơ chế chính sách, nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô đã nỗ lực, dày công nghiên cứu, phối hợp cùng với các cơ quan chức năng để sửa đổi Luật Thủ đô và đang khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai thi hành Luật, nhằm tạo hành lang pháp lý mới để Thủ đô bứt phá, trở thành động lực dẫn dắt đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

Chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng

(LĐTĐ) Theo ông Lê Hoàng Phương, chuyển đổi trọng tâm, mang tính chiến lược cho sự phát triển bền vững là chuyển đổi phương thức đi lại thông qua phát triển hệ thống giao thông công cộng, với 14 tuyến đường sắt đô thị, mạng lưới các tuyến xe bus, xe điện...
Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

Cần ưu tiên phát triển mạng lưới giao thông công cộng khối lượng lớn

(LĐTĐ) Để xây dựng Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, có tầm vóc quốc tế, trước hết Thành phố phải xây dựng một hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại và thông minh, kết nối thuận lợi, hiệu quả và an toàn, đồng thời phải phát triển hợp lý những phương thức vận tải hiện đại.
Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

Nền tảng quan trọng để Thủ đô Hà Nội phát triển xứng tầm

(LĐTĐ) Những chính sách trong Luật Thủ đô năm 2024 sẽ tạo đột phá cho sự phát triển và nâng tầm đô thị của Thủ đô. Đây cũng là nền tảng quan trọng mở đường đưa Thủ đô Hà Nội tiến lên một vị thế mới, xứng tầm là hạt nhân, trung tâm hội tụ, lan tỏa của vùng Đồng bằng sông Hồng và cả nước; hội nhập quốc tế sâu rộng, có sức cạnh tranh cao trong khu vực và trên thế giới.
Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

Sớm cụ thể hóa Luật Thủ đô 2024 để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững

(LĐTĐ) Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong nêu rõ, các tham luận và ý kiến tại Hội thảo đều thể hiện mong muốn Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống, tạo động lực mới để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững.
Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

Đảm bảo văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời

(LĐTĐ) Cần đảm bảo văn bản chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành kịp thời để những điều khoản, quy định trong luật có thể áp dụng ngay khi luật có hiệu lực. Việc chậm trễ ban hành các văn bản này có thể dẫn đến tình trạng luật được thông qua nhưng không thể thi hành, gây lãng phí nguồn lực và mất niềm tin từ xã hội.
Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

Triển khai Luật Thủ đô: Kiểm soát chất lượng các văn bản quy định chi tiết

(LĐTĐ) Tiến sĩ Đoàn Thị Tố Uyên cho rằng, trong quá trình soạn thảo, ban hành những văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), cần tuân thủ đúng những quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

Để Luật Thủ đô đến mọi nơi, mọi nhà

(LĐTĐ) Với tình hình thực tế của từng cơ quan, đơn vị địa bàn dân cư, phường Phương Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) đề nghị tiếp tục triển khai, tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô bằng các hình thức đa dạng, phong phú, thiết thực nhất để Luật đi vào cuộc sống.
Xem thêm
Phiên bản di động