Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.
Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền Luật Thủ đô 2024

Quyết liệt trong chỉ đạo, điều hành

Hà Nội có vị trí, vai trò là Thủ đô của cả nước. Hà Nội không chỉ là trung tâm của các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa và giáo dục mà còn là biểu tượng của sự phát triển đoàn kết và thịnh vượng của đất nước và được ví như trái tim của cả nước, nơi mọi mặt cuộc sống quan trọng hội tụ và lan tỏa ra toàn quốc. Việc Luật Thủ đô (sửa đổi) được thông qua không chỉ là tin vui lớn với chính quyền và nhân dân Thủ đô, mà còn mang đến những kỳ vọng, mong mỏi về sự thay đổi mạnh mẽ, đáp ứng kỳ vọng của cả nước về một Thủ đô phát triển xứng tầm trong tương lai. Do đó, nhằm hoàn thiện “bệ phóng” thể chế để Thủ đô tăng tốc phát triển, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội đang đẩy mạnh việc phối hợp với các bộ, ngành, tham mưu dự thảo các nghị định, nghị quyết, quyết định hướng dẫn thực hiện để Luật Thủ đô (sửa đổi) sớm đi vào cuộc sống.

Nỗ lực đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống
Sớm đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) vào cuộc sống để xây dựng Hà Nội phát triển theo hướng văn minh - xanh - sạch.

Ngay sau khi Luật được công bố, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã ký ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị về việc triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Theo đó, Sở Tư pháp Hà Nội là đơn vị chủ trì, phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và thành phố Hà Nội xây dựng tài liệu tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô (sửa đổi); kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Thủ đô (sửa đổi), phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng; hoàn thành trước ngày 1/9/2024. Đặc biệt, UBND Thành phố phát động phong trào thi đua thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) và Sở Nội vụ Hà Nội có trách nhiệm chủ trì, tham mưu đề xuất khen thưởng, tôn vinh kịp thời các cá nhân, tổ chức có thành tích xuất sắc trong công tác xây dựng và thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Định kỳ ngày 25 hàng tháng, cơ quan chủ trì soạn thảo cập nhật thông tin về tình hình, tiến độ soạn thảo văn bản quy định Luật Thủ đô (sửa đổi) để tổng hợp, báo cáo tập thể UBND Thành phố tại phiên họp thường kỳ hàng tháng.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội cũng yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã phụ trách, chỉ đạo và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố Hà Nội, Chủ tịch UBND Thành phố về chất lượng, tiến độ xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Thủ đô (sửa đổi). Thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị và người đứng đầu được phân công chủ trì soạn thảo, trình văn bản để xảy ra tình trạng chậm ban hành hoặc ban hành văn bản không bảo đảm chất lượng. Yêu cầu tăng cường kỷ luật, kỷ cương, bảo đảm nguồn lực triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) đúng tiến độ và chất lượng.

Ngày 7/8, UBND thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch số 236/KH-UBND rà soát văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi), yêu cầu các đơn vị, địa phương rà soát các Nghị quyết, quyết định quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân (HĐND), UBND các cấp của Thành phố ban hành; thời gian thực hiện trong tháng 8 và tháng 9/2024... Ngay sau đó, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã liên tục làm việc với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thành phố, nhằm quán triệt yêu cầu, chỉ đạo sát sao tiến độ xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật, cũng như lắng nghe các đơn vị báo cáo tình hình thực tiễn, vướng mắc, khó khăn.

Chủ động vào cuộc đồng bộ, hiệu quả

Là cơ quan “chủ lực” trong xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), Sở Tư pháp đang tích cực phối hợp với các sở, ngành triển khai thực hiện. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Nguyễn Công Anh đã chủ trì cuộc họp xây dựng Nghị quyết quy định chi tiết khoản 2, khoản 3 Điều 33 Luật Thủ đô (sửa đổi). Sở cũng rà soát, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp để xây dựng tài liệu tuyên truyền; xây dựng các văn bản theo chỉ đạo; góp ý, thẩm định các văn bản được gửi xin ý kiến... Trong khi đó, Sở Nội vụ cũng triển khai rất sớm kế hoạch thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Phó Giám đốc Sở Nội vụ Nguyễn Thị Liễu cho biết đã thành lập 3 Tổ biên tập để xây dựng văn bản thi hành Luật theo các nhóm lĩnh vực gồm: Tổ biên tập lĩnh vực Tổ chức bộ máy; Tổ biên tập lĩnh vực biên chế và Tổ biên tập lĩnh vực chế độ chính sách, thi đua khen thưởng. Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Nguyễn Tây Nam cũng cho biết đã thành lập Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi), triển khai 6 nội dung quy định chi tiết, thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố do Sở chủ trì.

Được phân công chủ trì 5 nội dung (trong đó, 2 nội dung cần ban hành VBQPPL thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố; 2 nội dung thuộc chương trình, đề án, danh mục và văn bản cá biệt thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố và 1 nội dung về chương trình, đề án, danh mục và văn bản cá biệt thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố), Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Nguyễn Trọng Kỳ Anh chia sẻ, Sở đã ban hành kế hoạch về việc triển khai xây dựng các văn bản, đề án và các nội dung khác có liên quan; Đồng thời, tổ chức quán triệt tới toàn thể lãnh đạo các phòng chuyên môn, đơn vị, toàn thể công chức, viên chức để triển khai thực hiện. Còn theo Phó Giám đốc Sở Xây dựng Luyện Văn Phương, Sở được giao chủ trì thực hiện 9 nhiệm vụ, gồm: 5 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố; 4 nhiệm vụ thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố; 3 nhiệm vụ xây dựng Chương trình, Đề án, Danh mục, văn bản cá biệt. Căn cứ vào thực tế và tính chất, đặc thù của từng nhiệm vụ tại các điều khoản cụ thể của Luật Thủ đô (sửa đổi), Sở đã kiến nghị UBND Thành phố sớm phê duyệt danh mục VBQPPL lĩnh vực xây dựng, nhà ở để triển khai thi hành.

Chỉ đạo tại các cuộc làm việc với lãnh đạo các sở, ngành, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn nhấn mạnh, Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện được tính đặc thù, vượt trội, tạo nền tảng, cơ sở cho Thủ đô phát triển. Đề nghị các đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao phải chủ động, khẩn trương triển khai để sớm đưa Luật vào cuộc sống một cách hiệu quả, với những sản phẩm cụ thể, thiết thực. Trong quá trình thực hiện cần có sự ưu tiên những việc cấp bách trước, nội dung nào làm sớm được thì thực hiện luôn, nội dung nào cần nghiên cứu kỹ sâu hơn có thể lùi lại... Đối với các nội dung phối hợp, phải xác định rõ đơn vị chủ trì; đồng thời, quy trình xây dựng văn bản phải chặt chẽ.

Sau khi Luật Thủ đô (sửa đổi) được công bố, trên cơ sở chỉ đạo của Thành ủy, HĐND, UBND Thành phố, các cơ quan, đơn vị của Hà Nội vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để chuẩn bị cho ngày Luật có hiệu lực thi hành. Theo nhận định của các chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ là “Cơ hội vàng” để tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển lên tầm cao mới, nâng cao chất lượng đời sống cho người dân Thủ đô. Chính vì vậy, để việc thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi) đem lại hiệu quả, không chỉ là nhiệm vụ chung của Thành phố, mà là nghĩa vụ của mỗi người để góp phần phát triển Thủ đô Hà Nội ngày càng “văn hiến - văn minh - hiện đại”.

Hoàng Phúc

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: 100% trạm bơm tiêu thoát nước đã được khôi phục cấp điện ổn định

Hà Nội: 100% trạm bơm tiêu thoát nước đã được khôi phục cấp điện ổn định

(LĐTĐ) Thông tin từ Tổng Công ty Điện lực thành phố Hà Nội (EVNHANOI) cho biết, tính đến chiều tối ngày 8/9, EVNHANOI đã khôi phục cấp điện ổn định cho 100% trạm bơm tiêu thoát nước trên địa bàn Hà Nội.
Tỷ giá USD hôm nay 9/9: Đồng USD thị trường tự do tăng

Tỷ giá USD hôm nay 9/9: Đồng USD thị trường tự do tăng

(LĐTĐ) Sáng nay 9/9/2024, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước giữ nguyên mức 24.202. Trên thị trường thế giới, chỉ số USD Index (DXY) hiện ở mức 101,19 điểm, tăng 0,13%.
Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

Các bác sĩ nỗ lực xuyên đêm cấp cứu người bị nạn trong bão số 3

(LĐTĐ) Khi bão số 3 (Yagi) càn quét Hà Nội đã gây thiệt hại vô cùng nặng nề cho toàn Thành phố. Trong đêm bão đổ bộ, để đảm bảo công tác cấp cứu, điều trị cho người bệnh trong bão, khoa cấp cứu các bệnh viện trên địa bàn Thành phố luôn sáng đèn và sẵn sàng tiếp nhận các trường hợp cấp cứu cũng như người bị nạn do ảnh hưởng của cơn bão này.
Bắt đối tượng chuyên giả danh thương binh đi đòi nợ

Bắt đối tượng chuyên giả danh thương binh đi đòi nợ

(LĐTĐ) Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Đống Đa (Hà Nội) đã ra Quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối tượng Lê Vũ Ngọc - tức "Ngọc say" (sinh năm 1960; trú tại: Tràng Tiền, Hoàn Kiếm) để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.
Giá vàng hôm nay (9/9): Vàng thế giới chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce

Giá vàng hôm nay (9/9): Vàng thế giới chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce

(LĐTĐ) Sáng 9/9, giá vàng thế giới hôm nay chững lại và vẫn chưa lấy lại được mốc 2.500 USD/ounce.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 9/9: Nhiều mây, có lúc mưa và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 9/9, khu vực Hà Nội nhiều mây, có lúc mưa và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc và sét.
Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

Quận Long Biên: Nhanh chóng khắc phục hậu quả hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ

(LĐTĐ) Theo báo cáo của quận Long Biên, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (bão Yagi), trên địa bàn quận Long Biên có hơn 2.400 cây xanh bị gãy, đổ. Hiện công tác thu dọn, khắc phục hậu quả của bão số 3 đang được các lực lượng trên địa bàn quận triển khai quyết liệt, kịp thời.

Tin khác

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

Triển khai Luật Thủ đô: Ưu tiên những nội dung có lợi cho người dân, doanh nghiệp

(LĐTĐ) Để đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống, Phó Chủ tịch Thường trực UBND Thành phố Lê Hồng Sơn cho rằng, việc rất nhiều, thời gian thì gấp, nên các sở ngành, đơn vị phải xác định rõ lộ trình, nỗ lực vào cuộc một cách kỹ càng và chắc chắn.
Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Hà Nội khẩn trương, quyết liệt chuẩn bị thi hành Luật Thủ đô

Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khoá 15 thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, sẽ tạo động lực, không gian mới để Thủ đô bứt phá phát triển. Để triển khai thi hành Luật (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch, phát động thi đua và đang khẩn trương, gấp rút chuẩn bị các điều kiện cần thiết.
Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

Các cơ quan báo chí đã truyền thông hiệu quả về xây dựng Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND), Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục (PBGDPL) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn ghi nhận sự vào cuộc của các cơ quan báo chí trong truyền thông dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), góp phần quan trọng vào việc dự thảo Luật được thông qua.
Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

Đẩy mạnh truyền thông về Luật Thủ đô 2024 bằng nhiều hình thức

(LĐTĐ) Sáng 14/8, Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL) thành phố Hà Nội tổ chức phiên họp sơ kết 6 tháng đầu năm và định hướng nhiệm vụ trọng tâm công tác PBGDPL 6 tháng cuối năm 2024.
Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

Phải có cơ chế đặc thù để xây dựng Khu Công nghệ cao Hòa Lạc thành hạt nhân đổi mới sáng tạo

(LĐTĐ) Chiều 9/8, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Lê Hồng Sơn đã chủ trì buổi làm việc với Sở Khoa học & Công nghệ (KH&CN) Hà Nội và Ban Quản lý Khu Công nghệ cao Hòa Lạc về việc tổ chức thực hiện kế hoạch của UBND Thành phố về triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024.
Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

Sở Nội vụ Hà Nội thành lập 3 Tổ biên tập, chủ trì xây dựng 12 văn bản thi hành Luật Thủ đô

(LĐTĐ) Sở Nội vụ Hà Nội được giao chủ trì tham mưu xây dựng 12 văn bản và phối hợp xây dựng 1 văn bản thi hành Luật Thủ đô.
Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

Xây dựng kế hoạch, chuẩn bị điều kiện thi hành Luật Thủ đô 2024

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan chức năng của Chính phủ và thành phố Hà Nội đang nỗ lực xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành. Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho biết, Sở Tư pháp đã xây dựng kế hoạch chi tiết thi hành luật ngay từ khi diễn ra Kỳ họp thứ 7.
Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

Luật Thủ đô 2024: Thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn

(LĐTĐ) Luật Thủ đô rất quan trọng với thành phố Hà Nội, giúp Thủ đô phát triển bứt phá nhanh hơn trong chuyển đổi số như: Xây dựng cơ chế để thúc đẩy chuyển đổi số của Hà Nội nhanh hơn; sử dụng tài sản công để ứng dụng công nghệ tiến tới Thành phố thông minh.
Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

Luật Thủ đô 2024, gỡ vướng thể chế cho Hà Nội bứt phá

(LĐTĐ) Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Nguyễn Công Anh cho hay, để triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024, nội dung giao cho Chính phủ quy định chi tiết là 6 nội dung, giao thành phố Hà Nội là 52 nội dung; cùng với đó là rất nhiều đề án, các quyết định cụ thể, dự án, đề án…
Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

Luật Thủ đô (sửa đổi): Rộng mở để “cất cánh hóa Rồng”

(LĐTĐ) Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 7 vừa qua, với tỷ lệ đại biểu tán thành rất cao (chiếm 95,06%). Với 9 nhóm chính sách mới đặc thù, vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền Thành phố, Luật Thủ đô (sửa đổi) chắc chắn sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi để gỡ vướng các bất cập hiện nay, giúp Thủ đô phát triển.
Xem thêm
Phiên bản di động