Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học mầm non
Vừa qua, 34 nhà giáo khối Mầm non đã trình bày những sáng kiến độc đáo và nhận được sự đánh giá cao của Hội đồng thẩm định giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 4 năm học 2019 - 2020.
Một trong những điểm sáng của các hồ sơ giáo viên mầm non năm nay phải kể đến việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, dạy trẻ mầm non - lứa tuổi chưa dễ dàng được cho phép tiếp cận công nghệ.
Nhiều sáng kiến trong dạy học mầm non đã được các nhà giáo chia sẻ tới Hội đồng thẩm định giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 4. |
Theo cô giáo Phan Vũ Lan Anh (Hiệu trưởng Trường Mầm non Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm), tại các trường mầm non, công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ là vô cùng quan trọng. Bởi vậy, cô đã nghĩ ra giải pháp nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ trong việc đón và trả trẻ tại trường.
“Qua nhiều lần thử nghiệm, tôi đã xây dựng và hoàn thiện “Phần mềm quản lý trẻ và trẻ muộn”. Phần mềm giúp đỡ cho người quản lý và giáo viên các lớp, nhân viên nhận diện đúng người được phép đón trẻ. Đến nay, phần mềm đã hoàn chỉnh và hoạt động ổn định, phát huy hiệu quả tốt” - cô giáo Phan Vũ Lan Anh chia sẻ.
Là Phó Hiệu trường phụ trách chuyên môn, cô giáo Nguyễn Nguyệt Anh (Trường Mầm non Thăng Long, quận Thanh Xuân) đã lên kế hoạch xây dựng các nhóm “Nhà giáo cùng nhau phát triển” ở các tổ nhóm chuyên môn trong trường; đồng thời cùng nhóm đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động dạy học.
Với gần 200 bài giảng điện tử phù hợp với nhiều lứa tuổi được đưa vào kho học liệu để dạy trẻ trong những năm học vừa qua đã giúp giáo viên tự tin hơn khi lên lớp và học sinh hứng thú khi tham gia các hoạt động.
Cô giáo Nguyễn Nguyệt Anh (Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Thăng Long, quận Thanh Xuân) trình bày trước Hội đồng thẩm định giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần 4. |
Nhờ khả năng ứng dụng công nghệ thông tin tốt, cô giáo Phạm Thị Dung (Giáo viên Trường Mầm non Yên Sơn, huyện Quốc Oai) đã mạnh dạn ứng dụng phương pháp dạy học tiến tiến Montessori - lĩnh vực thực hành cuộc sống vào kế hoạch giáo dục trẻ.
Cô đã thiết kế các bài tập kỹ năng từ những đồ dùng có sẵn, đồ dùng tăng cường; lựa chọn các kỹ năng giáo dục phù hợp với khả năng của trẻ và điều kiện thực tế của nhà trường. Việc phối kết hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh được cô quan tâm ngay từ đầu năm học, nhờ vậy cô luôn được phụ huynh tin tưởng và ủng hộ.
Ngoài ra, cô Dung còn mạnh dạn thực hiện hoạt động tạo hình với đề tài “Vẽ tranh bằng giấy bồi”, đưa loại hình dân gian truyền thống cho trẻ; khuyến khích trẻ cùng cô chế biến các nguyên vật liệu tạo hình; tăng cường các nguồn vật liệu, phương tiện từ thiên nhiên; tận dụng các khu vực sân vườn thành không gian nghệ thuật đẹp, lôi cuốn trẻ, giúp trẻ tư duy sáng tạo.
Cô giáo Phạm Thị Dung (Giáo viên Trường Mầm non Yên Sơn, huyện Quốc Oai). |
Cô giáo Nguyễn Thị Ngọc Thủy (Giáo viên Trường Mầm non Họa Mi, quận Cầu Giấy) 10 năm liền được nhà trường tin tưởng giao nhiệm vụ khối trưởng, khối phó và giáo viên chủ nhiệm lớp điểm các chuyên đề “Xây dựng môi trường phát triển ngôn ngữ”, “Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giáo dục”. Nhiều năm qua, cô đã nghiên cứu, thiết kế và áp dụng có hiệu quả các bài giảng điện tử, bài giảng E-learning, phần mềm giáo dục.
Cô Thủy cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của công nghệ thông tin, cô đã mày mò nghiên cứu và thiết kế ra các bài giảng điện tử E-learning để đưa vào dạy trẻ. Nhờ phần mềm chuyên dụng dạy học Adobe Presenter và các phần mềm hỗ trợ như: Ulead Video Studio, VideoPad Video Editor, ProShow Producer, Freemake Video Converter… việc thiết kế bài giảng trở nên vô cùng sinh động và hấp dẫn.
Đến nay, cô Thủy cùng các giáo viên trường Họa Mi đóng góp hơn 300 bài giảng điện tử và bài giảng E-learning trong kho dữ liệu của nhà trường. Các bài giảng này được đưa vào lồng ghép với các chủ đề giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và phân loại đưa vào các chủ đề để dạy trẻ.
Được biết, giải thưởng “Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 4 năm học 2019 - 2020 do Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp cùng Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tổ chức. Giải thưởng nhằm mục đích tôn vinh những nhà giáo Hà Nội tâm huyết với nghề dạy học, có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” trong năm học 2019 - 2020; quan tâm, động viên nhà giáo ở những cơ sở giáo dục còn khó khăn có những đổi mới, sáng tạo góp phần xây dựng đơn vị phát triển và những nhà giáo tích cực học tập, bồi dưỡng, thay đổi để các học sinh hạnh phúc, xây dựng nhà trường hạnh phúc... Dự kiến, lễ tổng kết và trao giải sẽ diễn ra vào tháng 11/2020. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58
Bộ GD&ĐT làm rõ đề xuất không công khai sai phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận
Xã hội 28/10/2024 06:01
Nguyễn Trung Hiếu - Hành trình chinh phục ngôi vị thủ khoa xuất sắc
Giáo dục 27/10/2024 22:47