133 nhà giáo vào vòng chung khảo giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo"
Triển khai giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần thứ 4 Lan tỏa nhiều mô hình giảng dạy sáng tạo Giảm áp lực học tập, tăng ứng dụng công nghệ vào giáo dục phổ thông |
Theo Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội Trần Thị Thu Hà, giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" là giải thưởng cao quý với mục đích tuyên truyền, vận động đông đảo cán bộ giáo viên tích cực hưởng ứng phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” góp phần xây dựng đơn vị, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô ngày càng phát triển. Đồng thời động viên, khích lệ các nhà giáo Hà Nội tự học tập, rèn luyện, vận dụng những đổi mới, sáng tạo vào thực tiễn giáo dục mỗi cơ sở tạo ra những hiệu quả mới, những biến chuyển mới ở mỗi đơn vị nhà trường.
133 nhà giáo lọt vào vòng chung khảo giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo". |
Bên cạnh đó, giải thưởng cũng nhằm tôn vinh những nhà giáo Hà Nội tâm huyết với nghề dạy học, có đóng góp xuất sắc trong phong trào thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” trong năm học 2019 - 2020; quan tâm, động viên nhà giáo ở những cơ sở giáo dục còn khó khăn có những đổi mới, sáng tạo góp phần xây dựng đơn vị phát triển và những nhà giáo tích cực học tập, bồi dưỡng, thay đổi để các học sinh hạnh phúc, xây dựng nhà trường hạnh phúc.
Qua 8 tháng phát động, giải thưởng đã được các Phòng Giáo dục và Đào tạo quận/huyện/thị xã, các đơn vị trực thuộc triển khai sâu rộng đến các nhà giáo. Theo đó, các đơn vị cũng đã tổ chức xét duyệt, lựa chọn được 133 nhà giáo (34 nhà giáo cấp học Mầm non, 30 nhà giáo cấp học Tiểu học, 31 nhà giáo cấp học Trung học cơ sở và 38 nhà giáo cấp học Trung học phổ thông) tâm huyết, sáng tạo đề nghị xét duyệt và trao giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” cấp Ngành.
Cô giáo Phạm Thị Dung (Giáo viên trường Mầm non Yên Sở, huyện Quốc Oai) trình bày trước Hội đồng thẩm định giải thưởng "Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo" lần 4 vào ngày 6/10. |
Tại vòng chung khảo cấp Ngành diễn ra từ ngày 6 đến ngày 9/10, các nhà giáo sẽ báo cáo những kết quả nổi bật thể hiện sự tâm huyết, sáng tạo; những ý tưởng, cách làm, kết quả của những đổi mới, sáng tạo trong quản lý, dạy học, tổ chức các phong trào thi đua, các cuộc vận động (giúp đỡ học sinh khó khăn, bồi dưỡng học sinh giỏi)… mà cá nhân đã đạt được với những minh chứng cụ thể để minh họa. Hội đồng thẩm định sẽ phỏng vấn trực tiếp các nhà giáo.
Qua đó, Hội đồng thẩm định sẽ lựa chọn những nhà giáo có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục; có tinh thần trách nhiệm, vươn lên khắc phục mọi khó khăn, đạt thành tích cao trong công tác; khơi nguồn, truyền cảm hứng, sáng tạo, tâm huyết và cống hiến cho ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô; có nhiều sáng kiến, giải pháp cụ thể đã được áp dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục tại đơn vị; được học sinh, đồng nghiệp tín nhiệm cao… để trao giải.
“Sự thành công nhất là giải thưởng không phải đánh giá để kết thúc một quá trình sáng tạo, mà nó luôn nhắc nhở các thầy, cô giáo không chấp nhận đứng tại chỗ mà luôn phát huy được những điểm mạnh, không ngừng sáng tạo. Khi các thầy, cô giáo nhận giải thưởng là vinh dự nhưng cũng là nhận trách nhiệm vừa tiếp tục phát triển bản thân, vừa lan tỏa, nhân rộng tinh thần sáng tạo; vừa tự nâng bậc, vừa giúp được học sinh và đồng nghiệp cùng sáng trí - ấm lòng” - Chủ tịch Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội chia sẻ
Dự kiến, lễ tổng kết và trao giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 4 năm học 2019 - 2020 sẽ diễn ra vào tháng 11/2020.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36