Trình Quốc hội Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) với nhiều điểm mới

(LĐTĐ) Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 7, chiều 3/6, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi). Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung làm việc.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Toàn diện, bao quát, mang tính đột phá Đại biểu Quốc hội đề nghị giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, cá nhân Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng trình Quốc hội Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa

Đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và hệ thống pháp luật

Trình bày Tờ trình, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam Nguyễn Đình Khang cho biết, việc sửa đổi Luật đáp ứng yêu cầu từ việc thể chế hóa Hiến pháp năm 2013, các chủ trương, nghị quyết của Đảng và bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật. Do Luật Công đoàn được ban hành trước khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua, nên có những quy định của Luật Công đoàn chưa hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp. Sau Đại hội XII, XIII của Đảng, Ban Chấp hành Trung ương đã ban hành nhiều nghị quyết chuyên đề liên quan đến tổ chức bộ máy, đổi mới phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp của hệ thống chính trị và hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trình Quốc hội Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) với nhiều điểm mới
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành nội dung làm việc.

Bên cạnh đó, trong những năm gần đây Quốc hội đã ban hành nhiều luật mới có nội dung liên quan đến quyền và lợi ích của người lao động và tổ chức Công đoàn, như: Luật Việc làm (năm 2013), Luật Bảo hiểm xã hội (năm 2014), Luật Doanh nghiệp (năm 2014), Luật An toàn, vệ sinh lao động (năm 2015), Bộ luật Tố tụng dân sự (năm 2015), Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở (năm 2022), Luật Nhà ở (năm 2023)...

Đặc biệt, Bộ luật Lao động được Quốc hội thông qua tháng 11/2019 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2021), với nhiều nội dung mới về quan hệ lao động, về quyền Công đoàn tại doanh nghiệp, khác biệt so với các quy định của Luật Công đoàn. Do đó, Luật Công đoàn cần tiếp tục được sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự thống nhất, đồng bộ với Hiến pháp và hệ thống pháp luật.

Theo Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, hội nhập quốc tế là một xu hướng tất yếu, đã trở thành một trong những động lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Việt Nam đã phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Cam kết về lao động trong các Hiệp định này yêu cầu các quốc gia thành viên có nghĩa vụ tuân thủ các nguyên tắc và quyền cơ bản trong lao động của người lao động theo Tuyên bố năm 1998 của ILO.

Những cam kết trong các Hiệp định thương mại tự do nêu trên, đã đặt ra yêu cầu rà soát và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt là quan hệ lao động và “nội luật hóa theo lộ trình phù hợp những điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trước hết là luật pháp về thương mại, đầu tư, sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ, lao động - công đoàn”.

Trình Quốc hội Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) với nhiều điểm mới
Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang trình bày Tờ trình Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Về địa vị pháp lý của Công đoàn, ông Nguyễn Đình Khang nêu rõ, nội dung này được quy định tại Điều 1 Luật Công đoàn 2012. Do được ban hành trước khi Hiến pháp năm 2013 được thông qua, nên một số nội dung tại Điều 1 nêu trên chưa hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp.

Quy định Công đoàn “cùng với” cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội “chăm lo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động” đã làm mờ nhạt vai trò của tổ chức Công đoàn, đồng thời gây khó khăn cho việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm và không phù hợp với phạm vi, đối tượng điều chỉnh của Luật Công đoàn.

Bên cạnh đó, việc xác định và sắp xếp thứ tự các đối tượng Công đoàn đại diện cũng được xem xét để đảm bảo “Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động” trong bối cảnh mới, khi mà công nhân, lao động đang chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số đoàn viên, người lao động cả nước.

Trên cơ sở quy định tại Điều 10 Hiến pháp năm 2013, dự thảo Luật dự kiến sửa đổi Điều 1 theo hướng bổ sung rõ khái niệm “Công đoàn Việt Nam”; bỏ các cụm từ “là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam” và “cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội”; sắp xếp lại các cụm từ “đại diện cho công nhân, người lao động, cán bộ, công chức, viên chức”, “tham gia kiểm tra, thanh tra và giám sát” để đảm bảo phù hợp với Hiến pháp năm 2013 và thể hiện rõ hơn địa vị pháp lý của tổ chức Công đoàn Việt Nam.

Về quyền, trách nhiệm của Công đoàn trong đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ ra rằng, Điều 10 Luật Công đoàn 2012 là cơ sở pháp lý quan trọng, cụ thể để tổ chức Công đoàn thực hiện có hiệu quả quyền, trách nhiệm của mình trong việc đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng cho người lao động.

Trình Quốc hội Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) với nhiều điểm mới
Các đại biểu dự Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV.

Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở theo Bộ luật Lao động 2019 thì các quy định tại điều này phải được tiếp tục duy trì và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp. Theo đó, Công đoàn có quyền, trách nhiệm: Đối thoại với người sử dụng lao động; Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; Tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, bảng lương, mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động; Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động... theo quy định của pháp luật lao động.

Ngoài ra, dự thảo Luật đã bổ sung mới một số quyền, trách nhiệm của công đoàn nhằm bảo đảm sự thống nhất với các đạo luật khác đã quy định cho Công đoàn: Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của lao động nữ, bảo đảm thực hiện bình đẳng giới và các biện pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (khoản 11 Điều 11 dự thảo Luật); Chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động của Ban thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp nhà nước (khoản 12 Điều 11 dự thảo Luật); Quản lý, hướng dẫn hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên theo Luật An toàn, vệ sinh lao động. Tham gia điều tra tai nạn lao động theo quy định của pháp luật (khoản 13 Điều 11 dự thảo Luật); Đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, các thiết chế công đoàn phục vụ đoàn viên công đoàn và người lao động theo quy định của pháp luật (khoản 14 Điều 11 dự thảo Luật).

Khẳng định vai trò và hiệu quả hoạt động của tổ chức Công đoàn

Trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, đa số ý kiến thành viên Ủy ban Xã hội, ý kiến tham gia thẩm tra của các cơ quan của Quốc hội, ý kiến góp ý của một số Đoàn đại biểu Quốc hội tán thành với sự cần thiết và các quan điểm xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Tuy nhiên, các quy định của dự án Luật chủ yếu mang tính nguyên tắc, khái quát về các nội dung xác định tại phạm vi điều chỉnh. Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục rà soát, quán triệt, thể chế hóa các quan điểm của Đảng bằng các quy định cụ thể của dự thảo Luật.

Trình Quốc hội Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) với nhiều điểm mới
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Trong quá trình triển khai thực hiện thời gian tới, đề nghị Tổng LĐLĐ Việt Nam hết sức quan tâm đến việc đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Công đoàn Việt Nam trong việc tập trung phát triển về số lượng gắn với nâng cao chất lượng hoạt động, phát huy vai trò công đoàn cơ sở, thu hút và kết nạp được đông đảo hơn nữa người lao động gia nhập Công đoàn Việt Nam để xứng đáng là tổ chức đại diện lớn nhất, trung tâm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân và người lao động cả nước; góp phần xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh, là lực lượng tiên phong trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh nhất trí với việc sửa đổi toàn diện dự án Luật và thấy rằng, còn nhiều vấn đề cần thiết khác phải được đặt ra trong quá trình xây dựng dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) như: Xây dựng mô hình tổ chức công đoàn theo hướng mở, linh hoạt, tuyển dụng cán bộ công đoàn trưởng thành từ cơ sở, phong trào công nhân, khuyến khích xã hội hóa nguồn lực. Do đó, đề nghị Cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, bổ sung để việc sửa đổi các chính sách trong dự án Luật bảo đảm toàn diện, sâu sắc, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng và đòi hỏi của thực tiễn.

Về địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam, Ủy ban Xã hội của Quốc hội cơ bản nhất trí với quy định địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam tại Điều 1.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thúy Anh cho biết, có ý kiến cho rằng, địa vị pháp lý của Công đoàn Việt Nam cần quy định theo hướng phân chia thành hai nhóm quy phạm theo chức năng, nhiệm vụ của Công đoàn Việt Nam theo đúng theo tinh thần của Hiến pháp năm 2013, đó là Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội và Công đoàn là tổ chức đại diện cho người lao động. Mặc dù, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã giải trình tại Báo cáo số 51/BC-TLĐ ngày 19/4/2024, song đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục quan tâm nghiên cứu ý kiến này để tiếp thu hoặc giải trình thấu đáo hơn.

Về bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn, Khoản 2 Điều 27 dự thảo Luật quy định thời giờ làm việc trong một tháng đối với cán bộ Công đoàn không chuyên trách để làm công tác Công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương đang đề xuất 2 phương án: Phương án 1 giữ như Luật hiện hành, quy định “cứng” là 12 giờ cho mỗi cán bộ Công đoàn; Phương án 2 quy định tổng thời gian làm việc của toàn bộ cán bộ Công đoàn không chuyên trách được xác định trên cơ sở tương ứng với số lượng đoàn viên Công đoàn.

Trình Quốc hội Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) với nhiều điểm mới
Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi).

Bà Nguyễn Thúy Anh cho hay, Ủy ban Xã hội của Quốc hội thấy rằng, khoản 2 Điều 176 của Bộ luật Lao động đã quy định: “Chính phủ quy định thời gian tối thiểu mà người sử dụng lao động dành cho toàn bộ thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thực hiện nhiệm vụ của tổ chức đại diện trên cơ sở số lượng thành viên của tổ chức”.

Do vậy, đề nghị Cơ quan soạn thảo giải trình thêm về việc quy định nội dung này trong dự thảo Luật cũng như lấy ý kiến Chính phủ, các cơ quan theo quy định (dự án Luật khi xin ý kiến Chính phủ chưa có nội dung này), đồng thời, nghiên cứu có quy định đối với cán bộ công đoàn không chuyên trách tại công đoàn cơ sở ở các trường học, khu công nghiệp còn đang vướng mắc để bảo đảm tính khả thi.

Ngoài các nội dung trên, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị tiếp tục nghiên cứu các nội dung như: Bảo đảm chính sách dân tộc; lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật; hồ sơ dự án Luật; tính khả thi; giải thích từ ngữ (Điều 4); hành vi bị nghiêm cấm (Điều 10); về quyền, trách nhiệm đại diện, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động của Công đoàn (Điều 11); tuyên truyền, vận động, giáo dục người lao động (Điều 18); quyền, trách nhiệm của công đoàn cấp trên đối với người lao động ở đơn vị sử dụng lao động chưa có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (Điều 20); trách nhiệm của Nhà nước đối với Công đoàn (Điều 24); bảo đảm về tổ chức, cán bộ (Điều 26); mối liên hệ giữa dự thảo Luật và Điều lệ Công đoàn.

Hoàng Phúc

Nên xem

Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội biểu dương 48 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

Công đoàn ngành NN&PTNT Hà Nội biểu dương 48 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 27/6, Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Hà Nội tổ chức Hội nghị biểu dương "Gia đình công nhân viên chức, lao động (CNVCLĐ) tiêu biểu" năm 2024 và khen thưởng con của CNVCLĐ đạt thành tích xuất sắc trong năm học 2023-2024.
Chặt chẽ, đúng quy trình, tạo thuận lợi cho thí sinh

Chặt chẽ, đúng quy trình, tạo thuận lợi cho thí sinh

(LĐTĐ) Ngày 27/6, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước đã hoàn thành bài thi môn Ngữ văn và Toán của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024. Trong đó, thành phố Hà Nội có số thí sinh chiếm 1/10, cũng là địa phương có số lượng thí sinh nhiều nhất. Toàn hệ thống chính trị của Thành phố và người dân đã chung sức nỗ lực bảo đảm an toàn và hỗ trợ các điều kiện thuận lợi nhất cho thí sinh.
EVNNPC: Gắn biển công trình TBA 110kV Yên Lạc, Vĩnh Phúc

EVNNPC: Gắn biển công trình TBA 110kV Yên Lạc, Vĩnh Phúc

(LĐTĐ) Ngày 27/6, tại xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã gắn biển công trình Trạm biến áp 110kV Yên Lạc.
LĐLĐ quận Đống Đa biểu dương 121 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

LĐLĐ quận Đống Đa biểu dương 121 gia đình CNVCLĐ tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 27/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Đống Đa tổ chức Hội nghị sơ kết công tác công đoàn và phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) 6 tháng đầu năm, đồng thời triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; biểu dương gia đình CNVCLĐ tiêu biểu năm 2024, tặng quà cho con CNVCLĐ đạt giải các kỳ thi học sinh giỏi năm học 2023-2024; tổng kết Hội khỏe CNVCLĐ quận năm 2024.
Đề xuất tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

Đề xuất tăng mức chuẩn trợ giúp xã hội lên 500.000 đồng/tháng

(LĐTĐ) Mức chuẩn trợ giúp xã hội được đề xuất tăng lên 500.000 đồng/tháng, tương đương mức tăng 38,9%. Ước tính, nguồn kinh phí thực hiện trong 6 tháng cuối năm 2024 tăng thêm hơn 4.700 tỷ để trợ cấp xã hội cho hơn 3,3 triệu đối tượng bảo trợ xã hội và 349.000 đối tượng hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
Nỗ lực thực hiện hiệu quả phúc lợi cho đoàn viên huyện Hoài Đức

Nỗ lực thực hiện hiệu quả phúc lợi cho đoàn viên huyện Hoài Đức

(LĐTĐ) Ngay sau hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ huyện Hoài Đức lần thứ 6, nhiệm kỳ 2023-2028, LĐLĐ huyện đã tổ chức ký kết chương trình phúc lợi với Công ty cổ phần đầu tư PA “Gạo Vian”.
Xử phạt tài xế xe chở phế liệu chất cao gần chạm nóc hầm chui Thanh Xuân

Xử phạt tài xế xe chở phế liệu chất cao gần chạm nóc hầm chui Thanh Xuân

(LĐTĐ) Chiều 27/6, Phòng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội cho biết, đơn vị vừa lập biên bản xử phạt tài xế điều khiển xe chở phế liệu quá khổ di chuyển trên đường Nguyễn Trãi, Trần Phú. Đáng nói, tài xế còn ngang nhiên vượt đèn đỏ, gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác.

Tin khác

Bố trí nền đất tái định cư dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

Bố trí nền đất tái định cư dự án cao tốc Biên Hoà - Vũng Tàu

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai đang chuẩn bị các thủ tục để 140 hộ dân đầu tiên bị ảnh hưởng bởi dự án cao tốc Biên Hòa - Vùng Tàu tiến hành bốc thăm nhận vị trí đất tái định cư tại khu tái định xã Long Đức và xã Long Phước, huyện Long Thành.
Bảng lương y, bác sĩ khi tăng lương cơ sở từ 1/7

Bảng lương y, bác sĩ khi tăng lương cơ sở từ 1/7

(LĐTĐ) Nếu mức lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng từ 1/7 tới, thì lương các y, bác sĩ đang làm việc trong các cơ sở y tế công lập đạt hơn 18 triệu đồng/tháng.
Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

Quốc hội thông qua quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 24/6, với 459/460 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 94,25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022.
Thủ tướng đề nghị Nghệ An và các địa phương, bộ ngành đẩy nhanh tiến độ dự án 500kV mạch 3

Thủ tướng đề nghị Nghệ An và các địa phương, bộ ngành đẩy nhanh tiến độ dự án 500kV mạch 3

(LĐTĐ) Sáng 23/6, tại UBND tỉnh Nghệ An, đồng chí Phạm Minh Chính - Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với lãnh đạo một số bộ, ngành và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia và lãnh đạo các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh về tiến độ dự án đường dây 500kV mạch 3.
“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

“Lửa nghề” của những nhà báo trẻ

(LĐTĐ) Nghề báo chưa bao giờ là dễ dàng, nhất là với những phóng viên trẻ khi mới chập chững bước chân vào nghề bởi nếu không thật sự nỗ lực, cố gắng, họ sẽ rất dễ bỏ cuộc trước những thách thức của nghề.
Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

Tạo bước đột phá về cơ chế để báo chí phát triển

(LĐTĐ) Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, cải cách có tính đột phá về cơ chế cho báo chí là chấp nhận cho các cơ quan báo chí có hai cơ chế hoạt động song song, vừa là đơn vị sự nghiệp, vừa như doanh nghiệp nhưng báo chí kinh doanh là để làm báo, không vì mục tiêu lợi nhuận.
Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

Gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống từ sen Tây Hồ

(LĐTĐ) Từ ngày 12 - 16/7, Lễ hội Sen Hà Nội và giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2024 sẽ chính thức diễn ra tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, ngõ 612 đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ. Đây là lần đầu tiên Hà Nội tổ chức Lễ hội Sen với nhiều hoạt động đặc sắc.
Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

Đào tạo nghề và giải quyết việc làm rất quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội

(LĐTĐ) Tại Hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề “Công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn thành phố” của Thường trực Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội, ngày 19/6, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn nhấn mạnh, đào tạo nghề và giải quyết việc làm là nhiệm vụ quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, từ đó bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII: Vinh danh những tác phẩm báo chí xuất sắc

(LĐTĐ) Giải báo chí Quốc gia lần thứ XVIII có 165 tác phẩm vào Chung khảo, Hội đồng đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C và 41 giải Khuyến khích để trao Giải. Lễ trao Giải được tổ chức tối ngày 21/6, tại Cung văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Việc ban hành Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (PCCC và CNCH) nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn khách quan và khắc phục hạn chế, vướng mắc, bất cập của pháp luật hiện hành, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật; tăng cường công tác quản lý nhà nước về PCCC trong tình hình mới.
Xem thêm
Phiên bản di động