Tránh rơi vào “bẫy” xuất khẩu lao động

(LĐTĐ) Sau thảm kịch 39 lao động bị chết tại Anh, Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) tại Việt Nam đã phát đi cảnh báo về tình hình di cư bất hợp pháp, kêu gọi di cư lao động an toàn, có trật tự, hợp thức và dễ dàng.
tranh roi vao bay xuat khau lao dong Người lao động nghèo đi xuất khẩu lao động được vay 100% vốn ưu đãi
tranh roi vao bay xuat khau lao dong Gần 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 7 tháng đầu năm

Tỷ lệ lao động “chui” còn cao

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, trung bình mỗi năm nước ta đưa khoảng 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, chiếm hơn 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm hàng năm. Cả nước có khoảng 500.000 lao động đang làm việc tại hơn 40 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 30 nhóm ngành nghề khác nhau. Thời gian qua tỷ lệ lao động đi xuất khẩu lao động theo kênh chính thức tăng nhưng tỷ lệ lao động đi “chui” cũng tăng theo đáng kể.

tranh roi vao bay xuat khau lao dong
Lao động Việt Nam sang Hàn Quốc làm việc hợp pháp, sau khi nhập cảnh sẽ có 3 ngày học về Luật Lao động, an toàn sản xuất và văn hóa Hàn Quốc để thích nghi với công việc mới. (Ảnh: Lê Minh Đồng)

Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo cách “tự đi” thường không thuộc đối tượng điều chỉnh của các Bản ghi nhớ (MOU) về phái cử và tiếp nhận lao động được ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ các nước tiếp nhận lao động và họ cũng không thông qua các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ.

Việc người lao động đi làm việc theo các kênh không chính thống đồng nghĩa với việc họ có thể gặp rủi ro về tính mạng, sức khỏe, tiền bạc mà không được cơ quan chức năng bảo vệ. Hiện trong các bộ luật của Việt Nam chưa có quy định rõ ràng trách nhiệm của cơ quan nào trong việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ số lao động này để có thể đảm bảo quyền, lợi ích của họ được bảo vệ khi làm việc ở ngước ngoài cũng như khi về nước. Bên cạnh các đường dây đưa lao động “chui” ra nước ngoài là tình trạng lao động đi theo con đường chính thống, nhưng sau đó bỏ trốn.

Gia tăng nguy cơ bị bóc lột

Theo một nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế và Tổ chức Di cư Quốc tế, lao động Việt Nam đã phải trả chi phí cao nhất so với một số nước trong khu vực để đi làm việc ở nước ngoài. Lao động đồng thời cũng phải vay mượn khoản tiền lớn nhất và làm việc trong khoảng thời gian lâu nhất lên đến 11 tháng để có thể chi trả khoản nợ này. Hơn 3/4 lao động Việt Nam được phỏng vấn (77% lao động nam và 75% lao động nữ) trả lời rằng họ bị vi phạm quyền lao động khi làm việc ở nước ngoài.

Trong những năm gần đây, Việt Nam có số lượng người ra nước ngoài làm việc gia tăng. Riêng trong năm 2019 đã có hơn 142.000 người lao động xuất cảnh (trong đó có khoảng 50.000 người là nữ) đi làm việc theo hợp đồng. Theo ước tính người lao động di cư gửi về nhà 2,5 - 3 tỷ USD mỗi năm. Ngoài ra, các báo cáo cũng cho thấy sự gia tăng đối với luồng di cư không hợp thức sang các nước trong khu vực và châu Âu.

Người lao động có rất ít khả năng kiểm soát sự thành công hay thất bại trong quá trình di cư, cho dù quyết định lựa chọn di cư của họ là theo kênh nào. Việc tăng cường kết quả tích cực từ quá trình di cư đòi hỏi sự thay đổi về chính sách và thực tiễn từ những người có trách nhiệm là Chính phủ, người sử dụng lao động, các đơn vị tuyển dụng hơn là hành vi của người lao động di cư.

Chính vì vậy, Tổ chức Lao động quốc tế khuyến nghị Chính phủ Việt Nam cần xem xét sửa đổi pháp luật liên quan đến việc quản trị lao động di cư ra nước ngoài. Đây chính là cơ hội quan trọng để cải thiện khung pháp lý về di cư lao động và giúp các kênh di cư hợp thức trở nên hấp dẫn hơn đối với người dân. Sử dụng các thuật ngữ “di cư lao động”, “dịch chuyển lao động” thay vì “xuất khẩu lao động” bởi “lao động không phải là hàng hóa”.

Đồng thời, thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia phái cử, trung chuyển và tiếp nhận để tăng cường và đảm bảo những lựa chọn di cư hợp thức, đặc biệt là đối với lao động nữ, nhằm đảm bảo nhu cầu về việc làm thỏa đáng. Phát triển các kênh di cư hợp thức ít tốn kém tiền của, thời gian và ít phức tạp hơn. Mặc dù di cư hợp thức có thể tăng khả năng đạt được kết quả tích cực và tạo ra lợi nhuận, nhưng lợi ích bị giảm đi rất nhiều bởi chi phí di cư hợp thức hiện quá cao và quy trình mất nhiều thời gian, khiến người dân có ý định di cư lựa chọn những con đường dễ tiếp cận hơn, bao gồm cả thông qua môi giới.

Mở rộng tiếp cận pháp lý cho người lao động di cư, đặc biệc là lao động nữ vốn thường gặp nhiều khó khăn hơn nam giới, tại quê hương và ở nước ngoài. Khả năng người lao động di cư tiếp cận các cơ chế khiếu nại khi bị lạm dụng trong quá trình tuyển dụng và làm việc là yếu tố quan trọng để đảm bảo có các biện pháp khắc phục công bằng và đáp ứng yêu cầu.

Bên cạnh đó, Tổ chức Lao động Quốc tế cũng đề xuất cần đào tạo kỹ năng nghề phù hợp với yêu cầu của người sử dụng lao động mà không tạo thêm gánh nặng về thời gian và tài chính đối với người lao động di cư. Điều này có lợi cho cả người sử dụng lao động và người di cư, góp phần tăng năng suất lao động, cải thiện tiền lương và điều kiện làm việc. Mở rộng dịch vụ cho người lao động di cư và gia đình để hỗ trợ họ khi về nước và tái hòa nhập cộng đồng, nhằm đảm bảo rằng người lao động di cư có thể tái hòa nhập thành công cả về phương diện xã hội và kinh tế, không gặp khó khi tìm việc làm khi trở lại Việt Nam.

Những điều quan trọng cần biết

Với mong muốn bản thân và gia đình được “đổi đời”, nhiều người lao động đã tin theo những lời dụ dỗ của các tổ chức môi giới, đường dây “cò mồi” xuất khẩu lao động. Nhiều người chẳng những không giàu lên mà gánh nặng nợ nần đè nặng cả gia đình, lỡ dở tương lai. Về vấn nạn này, cơ quan công an đã khởi tố, truy tố nhiều đường dây, cá nhân đưa người đi lao động trái phép.

Những cách nhận biết công ty xuất khẩu lao động lừa đảo: Không có Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; tiền môi giới phải trả vượt quá 1 tháng lương cho 1 năm hợp đồng; tổng mức tiền dịch vụ tối đa phải nộp vượt quá 03 tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng; tiền ký quỹ vượt quá 3.000 USD; hứa hẹn một công việc với mức lương hấp dẫn ở nước ngoài.

Nhằm giúp người dân tránh rơi vào bẫy của những kẻ lừa đảo xuất khẩu lao động, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đã đưa ra những lưu ý như sau: Trước tiên, cần phải biết tên doanh nghiệp, địa chỉ, số điện thoại văn phòng tư vấn xuất khẩu lao động đưa người đi làm việc ở nước ngoài, tránh thông qua trung gian mập mờ. Cần biết và tìm hiểu kỹ thông tin về nơi mình sẽ đến, công ty nước ngoài sẽ tiếp nhận, việc làm cụ thể như thế nào, thời gian, thu nhập ra sao, các chế độ phúc lợi,... ghi trong các hợp đồng của công ty xuất khẩu lao động; yêu cầu công ty đó cung cấp các giấy tờ pháp lý chứng tỏ họ kinh doanh hợp pháp và được phép tuyển dụng theo quy định của Cục Quản lý lao động ngoài nước; không nên giao tiền hoặc tài sản cho người của doanh nghiệp xuất khẩu lao động hay người đưa đi xuất khẩu lao động khi chưa ký hợp đồng dịch vụ. Khi đóng phải tiền, phải yêu cầu được cung cấp phiếu thu…

Bên cạnh đó, cũng cần tìm hiểu và nắm rõ mọi khoản tiền cần phải nộp cho công ty xuất khẩu lao động từ khi đăng kí tham gia đến lúc xuất cảnh gồm tiền dịch vụ, tiền môi giới, tiền đóng quỹ hỗ trợ lao động làm việc ở nước ngoài, tiền vé máy bay. Ngoài ra còn có các khoản phí như tiền đặt cọc, tiền học nghề, đồng phục,… Nếu cần phải vay tiền ngân hàng để chi trả cho các khoản chi phí khi đi xuất khẩu lao động, cần nhớ chỉ vay tiền ngân hàng và trả các khoản chi phí sau khi đã ký bản hợp đồng với công ty môi giới xuất khẩu lao động.

Khi ký hợp đồng lao động, cần lưu ý ngày tháng, các nguồn tin trong hợp đồng, chữ ký và dấu. Có thể yêu cầu một bên thứ 3 am hiểu về pháp luật đứng ra làm chứng về hợp đồng và các điều khoản hợp đồng. Phải giữ 1 bản hợp đồng gốc và sao lưu nhiều bản để sử dụng; yêu cầu bên tuyển dụng lao động cung cấp số điện thoại, địa chỉ của người đại diện công ty xuất khẩu lao động tại nước bạn sẽ đến làm việc, người trực tiếp trợ giúp khi cần. Đồng thời, phải tìm hiểu và ghi nhớ cách thức liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam, các tổ chức phi chính phủ giúp đỡ lao động,… để lên tiếng khi có trường hợp xấu xảy ra.

Khi có tranh chấp với chủ sử dụng lao động, cần gọi điện thoại, gửi thư, email, fax cho công ty môi giới xuất khẩu yêu cầu can thiệp và ghi chép lại nội dung và ngày tháng năm của những trao đổi đó: Với các công ty xuất khẩu lao động uy tín, bạn sẽ được tham gia các khóa học nghề, học tiếng cũng như tìm hiểu về phong tục, văn hóa nước sẽ đến làm việc từ 3 – 4 tháng trước khi bay: Không nên tin những lời hứa hẹn thực tế sẽ tốt hơn quy định trong hợp đồng. Luôn yêu cầu công ty xuất khẩu phải tuân thủ mọi việc theo đúng như hợp đồng và phải được thể hiện trong hợp đồng.

Hà Phong - Công Phương

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

UBND thị xã Cửa Lò đề nghị xử phạt đơn vị thi công khai thác trái phép cát biển

(LĐTĐ) Chiều ngày 17/4, ông Nguyễn Quang Tiêu – Phó Chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò cho biết, địa phương này vừa có văn bản báo cáo UBND tỉnh cùng Sở Tài nguyên và Môi trường về việc vi phạm hút cát tại bãi biển thị xã Cửa Lò.
Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

Người lao động “tố” Công ty Thể thao Đông Dương nợ lương, chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Báo Lao động Thủ đô nhận được đơn của chị Đỗ Trần Xuân Quỳnh (ở phường Giáp Bát, quận Hoàng Mai, Hà Nội) phản ánh, chị bị Công ty Cổ phần Tập đoàn Thể thao Đông Dương (Công ty Đông Dương) nợ lương tháng 1/2024 và chưa đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) 6 tháng. Qua tìm hiểu, phản ánh của người lao động là có cơ sở.
Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

Kiểm tra ở Club Track 42M Yên Phụ, Công an phường Trúc Bạch không phát hiện “bóng cười”!?

(LĐTĐ) Đêm 28/2, khi phát hiện Club Track 42M Yên Phụ có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười”, chúng tôi phản ánh thông tin tới Công an phường Trúc Bạch. 3 ngày sau, lực lượng chức năng Công an phường Trúc Bạch tổ chức kiểm tra cơ sở này tuy nhiên không phát hiện việc kinh doanh bóng cười!?
Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

Ai chủ mưu thu 200.000 đồng/lượt gửi xe ô tô ở Lễ hội ánh sáng Hồ Tây?

(LĐTĐ) Lễ hội ánh sáng Hồ Tây được tổ chức tại quận Tây Hồ đã nhận được nhiều lời khen nức nở, nhưng sau những lời khen là những tiếng thở dài vì một số người trông giữ xe thu xe máy 50.000 đồng/xe; ô tô 200.000 đồng/xe.
Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

Từ câu chuyện ở Vườn thú Hà Nội: Hãy cảnh giác với các "tin giả" trên mạng xã hội!

(LĐTĐ) Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền với tốc độ chóng mặt về bài viết "Lời khẩn cầu từ vườn thú Hà Nội". Bài viết đã thu hút sự quan tâm của dư luận với hơn 6.000 lượt bình luận và chia sẻ. Đa số các bình luận đều xót xa cho đàn Khỉ, số khác hoài nghi về cách chống rét cho động vật tại vườn thú. Tuy nhiên thực tế sau khi xác minh thông tin, nhiều người mới vỡ lẽ bởi họ quá dễ dàng bị "dẫn dắt" với thông tin trên các diễn đàn mạng xã hội.
Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Những nơi "chơi bóng cười, bay mất người" ở quận Đống Đa

Mặc dù kinh doanh bóng cười trong lĩnh vực giải trí đã bị cấm, nhưng nhiều cơ sở trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội vì lợi nhuận bất chấp các quy định vẫn bán cho các "Thượng đế". Họ ngang nhiên bày bán bóng cười trái phép như không hề có sự tồn tại của các cơ quan chức năng.
Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

Quận Tây Hồ (Hà Nội): Có làm khó khi giải quyết hồ sơ cấp “sổ đỏ”

(LĐTĐ) Gần 9 năm ròng rã bà Nguyễn Thị Ngọc Thảo (ở số 32, khu tập thể F361 An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội) “ôm đơn” khiếu nại UBND quận Tây Hồ, đề nghị giải thích rõ về nghĩa vụ nộp thuế theo Quyết định 3710/QĐ-UBND quận Tây Hồ về việc, cấp giấy chứng nhận (GCN) quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu đất ở. Tuy nhiên, đến thời điểm này, nội dung giải quyết khiếu nại vẫn chưa thỏa đáng khiến gia đình bà Thảo mệt mỏi, bức xúc.
Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

Ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên sàn thương mại điện tử: Cần quy trách nhiệm “chủ chợ”

(LĐTĐ) Để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng… tràn lan trên các sàn thương mại điện tử (TMĐT) các chuyên gia cho rằng, cần phải quy trách nhiệm đối với các chủ sàn, chủ website TMĐT trong vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

Quyết liệt xử lý vi phạm trong lĩnh vực môi trường

(LĐTĐ) Thời gian qua, trong quá trình xây dựng địa phương thành điểm du lịch an toàn, quận Tây Hồ, Hà Nội, đã triển khai đồng bộ các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường. Lực lượng Công an quận đã và đang quyết liệt vào cuộc với tinh thần, trách nhiệm cao nhất.
Cẩn trọng với những mánh khóe  lừa đảo mới!

Cẩn trọng với những mánh khóe lừa đảo mới!

(LĐTĐ) Cận Tết Nguyên đán, khi nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao, các đơn vị, doanh nghiệp bắt đầu đẩy mạnh các chương trình khuyến mại nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, lợi dụng tình hình mua bán tấp nập dịp cuối năm, nhiều đối tượng đã thực hiện lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng qua hệ thống trực tuyến với những mánh khóe mới, tinh vi hơn.
Xem thêm
Phiên bản di động