Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo

(LĐTĐ) Với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số, thời gian qua, trên các nền tảng mạng xã hội không chỉ xảy ra tình trạng mạo danh người uy tín, người nổi tiếng, hay các doanh nghiệp… để lừa đảo chiếm đoạt tài sản mà ngay các bộ, ngành cũng lên tiếng về việc bị giả mạo trang web, văn bản để thực hiện hành vi lừa đảo.
Cảnh báo gia tăng lừa đảo bằng công nghệ Deepfake Cảnh báo trang Facebook giả mạo Cao đẳng Cảnh sát nhân dân hỗ trợ lấy lại tiền lừa đảo Cảnh giác với hình thức giả mạo quỹ đầu tư PYN LITE để lừa đảo

Gia tăng báo động

Ngày 10/6, đại diện Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua đơn vị này liên tục nhận được thông tin về tình trạng giả mạo văn bản, con dấu và chữ ký lãnh đạo, website của Bộ để lừa đảo chuyển tiền… Theo đó, thủ đoạn thường gặp nhất là giả mạo giấy xác nhận ủy quyền; giả mạo Bản cam kết thực hiện ủy quyền và tất toán tiền thông qua website giả mạo của Bộ Tài chính. “Hiện nay, Bộ Tài chính đang phối hợp và đề nghị các cơ quan chức năng làm rõ các hành vi giả mạo văn bản, chữ ký, con dấu của lãnh đạo Bộ Tài chính và Bộ Tài chính”, thông cáo của Bộ Tài chính nêu.

Báo động nạn giả mạo cơ quan nhà nước để lừa đảo
Website của Bộ Tài chính bị các đối tượng xấu giả mạo nhằm mục đích lừa đảo.

Trước vấn nạn này, Bộ Tài chính đề nghị người dân, doanh nghiệp nâng cao cảnh giác, thận trọng trong các giao dịch chuyển tiền đối với những người không quen biết trên không gian mạng. Đồng thời, khi phát hiện có dấu hiệu lừa đảo cần tố giác với cơ quan chức năng để tránh những thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra. Cũng bị giả mạo như Bộ Tài chính, đầu tháng 6 vừa qua, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết, đơn vị này đã nhận được phản ánh của người tiêu dùng về việc một số đối tượng trên mạng xã hội đăng tải văn bản giả mạo quyết định của Bộ Công Thương, nội dung “Phê duyệt dự án thanh toán xử lý đơn hàng online của Công ty TNHH Recess (Lazada).

Trước thông tin này, Bộ Công Thương ngay lập tức đã lên tiếng khẳng định văn bản là giả mạo. Đồng thời, đại diện Bộ Công Thương cũng cho biết, Bộ không có văn bản nào về việc phê duyệt dự án thanh toán xử lý đơn hàng online đối với Lazada hay với các Công ty cung cấp dịch vụ thương mại điện tửnào khác.

Cũng liên quan đến thông tin giả mạo trên, cùng với việc khuyến cáo từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, để người dân, doanh nghiệp biết và thận trọng, tránh bị lừa đảo, dẫn đến bị chiếm đoạt tiền, tài sản; Công ty TNHH Recess Lazada nhiều lần đã đăng tải thông tin cảnh báo nội dung tương tự trên website thương mại điện tử Lazada, để cảnh báo người tiêu dùng tránh bị sập bẫy lừa đảo…

Không chỉ có Bộ Tài chính, Bộ Công Thương lên tiếng về việc các đối tượng làm giả thông tin, văn bản, website của các Bộ nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người tiêu dùng; trước đó, Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông, cơ quan Bảo hiểm xã hội... cũng đã lên tiếng và cảnh báo về việc bị giả mạo website. Từ các vụ việc giả mạo trên cho thấy, hiện nay tin giả đã không chừa một tổ chức, cá nhân nào với mục đích củng cố niềm tin, dụ dỗ người dân, doanh nghiệp nhằm chiếm đoạt tài sản, đồng thời, làm giảm uy tín của các Bộ, ngành.

Làm sao để ngăn chặn hiệu quả?

Trao đổi về vấn đề này tại cuộc họp báo tháng 5 của Bộ Thông tin và truyền thông, Trung tá Vũ Trọng Nghĩa, Phó trưởng Phòng 5, Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an cho biết: Thủ đoạn mạo danh cơ quan chức năng để lừa đảo người tiêu dùng, doanh nghiệp có xu hướng “rộ” lên từ đầu năm 2024 cho đến nay. Theo lý giải của Trung tá Vũ Trọng Nghĩa, nguyên nhân của việc các đối tượng lừa đảo lại ngang nhiên mạo danh cơ quan chức năng để lừa đảo, xuất phát từ 2 lý do.

Thứ nhất là các quy định pháp luật về quản lý các nền tảng xuyên biên giới đang trong quá trình hoàn thiện, tiêu biểu là Nghị định 72/2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng đang được sửa đổi, sẽ sớm được trình Chính phủ xem xét ký ban hành. Khi Nghị định sửa đổi Nghị định 72 được ban hành, sẽ định danh được các tài khoản mạng xã hội xuyên biên giới, trên cơ sở đó cơ quan quản lý mới có đủ căn cứ pháp lý yêu cầu các tổ chức xuyên biên giới cung cấp thông tin liên quan đến các tài khoản mạng xã hội mạo danh cơ quan chức năng, mạo danh tổ chức để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật.

Thứ hai là thủ đoạn của các đối tượng lừa đảo ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn so với trước. Các đối tượng lừa đảo hoạt động manh động hơn, xuyên biên giới, có sự cấu kết của các đối tượng trong nước và quốc tế, lấy các địa bàn ở các quốc gia, khu vực lân cận ngoài Việt Nam làm địa điểm để thực hiện hành vi phạm tội. Do đó, quá trình điều tra, truy vết các hoạt động phạm tội lừa đảo phải có sự hợp tác quốc tế giữa các quốc gia, thời gian xác minh và xử lý kéo dài hơn so với các vụ việc mà đối tượng lừa đảo hoạt động trong nước.

Theo Trung tá Vũ Trọng Nghĩa, hiện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an đã và đang nỗ lực phối hợp với Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông để rà quét các tài khoản mạng xã hội mạo danh các đơn vị chức năng nhằm lừa đảo công dân Việt Nam. Trong đó, các nhóm giải pháp được đưa ra đó là: Yêu cầu xác thực tài khoản người dùng mạng xã hội qua số điện thoại nhằm hạn chế tội phạm mạng; yêu cầu các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cung cấp thông tin trên không gian mạng Việt Nam tuân thủ và gỡ bỏ các nội dung vi phạm pháp luật khi có yêu cầu; bổ sung quy định yêu cầu các mạng xã hội tạm khóa hoặc khóa vĩnh viễn các tài khoản mạng xã hội, trang cộng đồng, nhóm cộng đồng, kênh nội dung thường xuyên vi phạm hoặc vi phạm nghiêm trọng ảnh hưởng an ninh quốc gia; bổ sung quy định yêu cầu các nền tảng mạng xã hội phải có bộ phận tiếp nhận, xử lý các khiếu nại của người dùng và chỉ cho phép người dùng tại Việt Nam từ 16 tuổi trở lên đăng ký tài khoản.

Cũng đưa ra khuyến cáo với người dân nhằm cảnh giác với các tin nhắn giả, các chiêu trò lừa đảo trên nền tảng mạng xã hội, Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu - Cục Truyền thông, Bộ Công an khuyến cáo, người dân cần cập nhật thông tin an ninh trật tự hàng ngày; hỏi người thân; phải thường xuyên cảnh giác, chủ động bảo mật các thông tin cá nhân, nhất là các thông tin quan trọng như: Thẻ căn cước công dân; tài khoản ngân hàng; tài khoản mạng xã hội... Đồng thời, phải liên hệ với Công an khi có nghi ngờ, khi nhận được các cuộc gọi, tin nhắn hoặc các nội dung nghi ngờ là hoạt động lừa đảo hoặc không có cơ sở khẳng định nội dung thì các cá nhân phải báo ngay cho cơ quan chức năng để được hướng dẫn xử lý. Không tham lam những tài sản, món quà không rõ nguồn gốc có thể nhận được một cách dễ dàng, những lợi nhuận “phi thực tế” mà không tốn sức lao động, những lời mời chào, dụ dỗ “việc nhẹ lương cao”...

Đỗ Đạt

Nên xem

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy

(LĐTĐ) Lực lượng Cảnh sát Phòng Cảnh sát PCCC& CNCH đã chủ động tham mưu cấp ủy, chính quyền Thành phố chỉ đạo quyết liệt tổ chức thực hiện các mặt công tác.
Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức: Chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước

(LĐTĐ) Công đoàn khối Giáo dục huyện Mỹ Đức chú trọng tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động trong đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

Cô hiệu trưởng “Giỏi việc trường - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Cô Nguyễn Thị Kim Hoa, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hồng Thái (xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội), có thâm niên công tác trong ngành giáo dục 27 năm.
Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

Tiêm vắc xin là biện pháp tốt nhất để phòng bệnh bạch hầu

(LĐTĐ) Thông tin từ Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết, những ngày gần đây, trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu, nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu của người dân tăng đột biến. Đáng chú ý, có ngày số người đến tiêm vắc xin tại VNVC tăng 1.000% so với thời điểm trước khi phát hiện một số ca bệnh.
Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ: Messi đọ sức với Yamal?

Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ: Messi đọ sức với Yamal?

(LĐTĐ) Trận Finalissima tranh Siêu Cup châu Âu - Nam Mỹ 2025 có thể chứng kiến màn đọ sức giữa thần đồng Lamine Yamal với siêu sao từng tắm cho anh 17 năm trước Lionel Messi.
Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số

(LĐTĐ) Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải phấn đấu là địa phương đi đầu trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.

Tin khác

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

Từ việc Gạo Ông Cua bị giả mạo: Vẫn nóng chuyện bảo vệ thương hiệu

(LĐTĐ) Sau vụ việc hàng loạt cửa hàng kinh doanh gạo lớn ở nhiều quận, huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội bị “bêu tên” vì bán gạo giả mạo nhãn hiệu “Gạo Ông Cua” - “cha đẻ” giống gạo ST25, chưa kịp lắng xuống; mới đây, thương hiệu gạo này tiếp tục bị giả mạo và bày bán tràn lan trên sàn thương mại điện tử Shopee, một lần nữa gióng lên cảnh báo về câu chuyện bảo vệ thương hiệu gạo từng đạt giải ngon nhất thế giới này ngay tại thị trường Việt Nam.
Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

Để lộ thông tin cá nhân có thể bị phạt tới 500 triệu đồng

(LĐTĐ) Bộ Tư pháp vừa công bố hồ sơ thẩm định đối với dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh mạng. Nghị định này do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.
Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

Cảnh giác để không “sập bẫy” những cuộc gọi mạo danh cơ quan chức năng

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, các cuộc gọi lừa đảo được thực hiện vô cùng tinh vi, các đối tượng lừa đảo thường giả danh cơ quan chức năng để gọi điện dọa nạt, thu thập thông tin cá nhân… nhằm chiếm đoạt tài sản. Khi nhận được các cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng, người dân cần tỉnh táo, bình tĩnh không vội làm theo những yêu cầu mà các đối tượng đưa ra.
Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

Cách tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản

(LĐTĐ) Cài đặt hệ điều hành, sử dụng trình quản lý mật khẩu, bảo vệ tài khoản bằng khóa bảo mật và kiểm tra bảo mật định kỳ… là những việc cần làm ngay để tự bảo vệ trước nguy cơ bị đánh cắp tài khoản.
10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

10 điểm của Luật Căn cước có hiệu lực từ ngày 1/7/2024

(LĐTĐ) Luật Căn cước được Quốc hội khoá XV thông qua sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, trong đó có những điểm mới đáng chú ý như: Chứng minh nhân dân 9 số hết hiệu lực từ 1/1/2025; Bỏ thông tin quê quán và vân tay trên thẻ căn cước; Cấp thẻ Căn cước cho người dưới 06 tuổi…
Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

Mức phạt hành chính khi vi phạm giao thông đối với học sinh

(LĐTĐ) Tình trạng học sinh vi phạm về an toàn giao thông vẫn diễn ra. Không khó để bắt gặp hình ảnh nhiều thanh, thiếu niên mặc đồng phục học sinh cấp 2, cấp 3 điều khiển xe máy đi học. Hầu hết, những học sinh ở độ tuổi này chưa đủ điều kiện để lái xe máy từ 50cm3 trở lên.
24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

24 thủ đoạn tội phạm công nghệ cao hay sử dụng để lừa đảo

(LĐTĐ) Trước các diễn biến phức tạp, liên tục thay đổi phương thức để lừa đảo của tội phạm công nghệ cao, Công an thành phố Hà Nội đã liệt kê 24 thủ đoạn mà tội phạm công nghệ cao thường hay sử dụng để người dân nêu cao cảnh giác, chủ động phòng ngừa, tự bảo vệ bản thân.
Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

Cảnh sát giao thông có được hóa trang khi xử lý vi phạm giao thông?

(LĐTĐ) Theo quy định, điều kiện tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hóa trang phải có kế hoạch tuần tra, kiểm soát được cấp có thẩm quyền quy định, nội dung kế hoạch phải nêu rõ phương thức thực hiện, lực lượng, trang phục, thời gian, tuyến, địa bàn tuần tra, kiểm soát…
Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

Không bắt buộc đổi thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước khi còn hạn

(LĐTĐ) Điều 46 Luật Căn cước quy định, thẻ Căn cước công dân (CCCD) đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi thì được cấp đổi sang thẻ Căn cước.
Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

Mức xử phạt hành chính với doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Bạn đọc Nguyễn Hồng Phúc (Khu Công nghiệp Thăng Long, Hà Nội) hỏi: Người sử dụng lao động sẽ bị xử lý như thế nào khi chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội của người lao động? Nếu bị phạt, mức phạt sẽ là bao nhiêu?
Xem thêm
Phiên bản di động