Tăng chế tài xử lý hành vi tẩy “đát” sản phẩm
Cẩn thận với mỹ phẩm trên “chợ mạng”! TP.HCM: Không đủ tiêu chuẩn chất lượng, hàng loạt mỹ phẩm bị thu hồi Hà Nội: Phát hiện hơn 20 tấn mỹ phẩm, kem đánh răng hết hạn sử dụng đang in, dập date mới |
Hàng loạt vụ mỹ phẩm giả, xóa hạn sử dụng bị triệt phá
Tại Việt Nam, hàng hóa, sản phẩm tiêu dùng, đặc biệt là dược phẩm, mỹ phẩm, dầu gội đầu… đều được cơ quan chức năng quy định rõ ràng về thời hạn sử dụng, công dụng sản phẩm. Trong đó, các sản phẩm đều có quy định về việc phải thu hồi, tiêu hủy khi hết hạn sử dụng. Tuy nhiên, vì ham lợi, không ít đối tượng lợi dụng kẽ hở của pháp luật để trốn tránh không đưa sản phẩm đi tiêu hủy. Thay vào đó, các đối tượng lén lút chuyển sản phẩm về các vùng sâu, vùng xa để tiêu thụ. Thậm chí, không ít đối tượng cố tình vi phạm pháp luật, sử dụng các thủ đoạn “tinh vi” hơn để tẩy date (hạn sử dụng), xóa hạn sử dụng, thay bằng hạn sử dụng mới để lừa dối người tiêu dùng hòng trục lợi.
Đối tượng thực hiện xóa hạn sử dụng sản phẩm để tạo hạn sử dụng mới bị lực lượng chức năng thành phố Hà Nội phát hiện, xử lý. |
Đơn cử như ngày 9/7 vừa qua, Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 22, Cục QLTT thành phố Hà Nội phối hợp Đội Cảnh sát Kinh tế, Công an quận Bắc Từ Liêm tiến hành kiểm tra đột xuất 5 gian hàng kinh doanh tại khu vực đường Nguyễn Đình Tứ, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm. Lực lượng chức năng xác định chủ hộ kinh doanh là ông Lại Vũ Thắng, sinh năm 1988, hộ khẩu thường trú số 58, ngõ 401, đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm.
Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện trên 50.000 sản phẩm với tổng khối lượng hơn 20 tấn hàng hoá là mỹ phẩm, dầu gội, kem đánh răng trẻ em các nhãn hiệu như: ACLEAF Repair toner, OHBT, MAMACOS, O-ZONE... do nước ngoài sản xuất, có dấu hiệu hết hạn sử dụng. Đáng chú ý, lực lượng chức năng ghi nhận lượng lớn hàng hóa là kem đánh răng trẻ em nhãn hiệu O-ZONE và nhiều mỹ phẩm đang được tẩy date cũ đã hết hạn sử dụng và in, dập date mới với hạn sử dụng vài năm so với hạn sử dụng đã hết trước đó.
Làm việc với Đoàn kiểm tra, những người liên quan đến số hàng hoá trên không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của toàn bộ số hàng hoá. Đoàn kiểm tra đang tiến hành kiểm đếm và phân loại hàng hóa, lập hồ sơ xử lý theo quy định.
Trước đó, ngày 17/6, Tổ công tác đội 6, Phòng Cảnh sát kinh tế Hà Nội trong thời gian làm nhiệm vụ tại khu vực ga Giáp Bát, thuộc địa bàn phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai (Hà Nội), phát hiện đối tượng Trần Văn Hưng và Trần Kế Thanh (trú tại xã Yên Hoà, huyện Yên Mỹ, Hưng Yên) đang dừng đỗ xe ô tô biển kiểm soát 29D-226.37 có biểu hiệu nghi vấn.
Tiến hành kiểm tra, phát hiện bên trong xe ô tô có chứa hơn 400 sản phẩm gồm dầu gội, dầu xả, ủ tóc, dầu dưỡng tóc nhãn hiệu OLEXRS không có hoá đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, có dấu hiệu là hàng giả. Thời điểm kiểm tra, đại diện nhà phân phối OLEXRS tại Việt Nam xác nhận toàn bộ số hàng hóa nhãn hiệu OLEXRS là hàng giả, không phải hàng do chính hãng sản xuất, phân phối trên thị trường.
Tiếp tục điều tra mở rộng, cơ quan điều tra đã ban hành 5 lệnh khám xét khẩn cấp đối với chỗ ở, địa điểm cất giấu. Kết quả, tạm giữ hơn 1.200 thùng carton bên trong có chứa các sản phẩm dầu gội đầu, dầu xả, ủ tóc, dầu dưỡng tóc nhãn hiệu OLEXRS, TIGI, VOUDIOTY, BATIUS - tương đương khoảng 30 tấn hàng hóa, do nước ngoài sản xuất, không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, nghi là hàng giả, cùng nhiều vỏ hộp, tem nhãn mác, sổ sách, tài liệu liên quan đến việc mua bán hàng giả.
Ngày 26/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với các đối tượng: Nguyễn Thị Ngọc (sinh năm 1995, trú tại phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội), Trần Văn Hưng, Trần Kế Thanh về tội Buôn bán hàng giả là mỹ phẩm, quy định tại Điều 191 Bộ luật Hình sự.
Cần tăng cường chế tài xử lý
Đề cập đến vấn đề pháp lý và các chế tài xử lý vi phạm, luật sư Đào Đăng Sơn (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) cho rằng, việc xử lý các hành vi trên pháp luật quy định rất rõ. Cụ thể, theo Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác như sau: Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác.
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 - 500 nghìn đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1 triệu đồng: Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa; Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa; Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ...
Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 11 Điều này đối với người sản xuất, nhập khẩu thực hiện hành vi vi phạm hành chính hoặc hàng hóa vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây: Là thực phẩm, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, chất bảo quản thực phẩm, thuốc phòng bệnh và thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm, trang thiết bị y tế; Là chất tẩy rửa, hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, sản phẩm xử lý chất thải chăn nuôi, thuốc thú y, phân bón, xi măng, chất kích thích tăng trưởng, giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản, thức ăn thủy sản; Hàng hóa khác thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
“Hiện Luật quy định rất rõ các biện pháp chế tài, xử lý vi phạm đối với hành vi tẩy date, xóa hạn sử dụng sản phẩm… Tuy nhiên, các hành vi vi phạm đang ngày một biến tướng và phức tạp hơn. Vì thế, các biện pháp chế tài này cho thấy còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Thiết nghĩ, các cơ quan chức năng cần sửa đổi, bổ sung các biện pháp chế tài xử lý mạnh hơn nữa, thậm chí cần khởi tố hình sự đối với trường hợp vi phạm quy mô lớn và nghiêm trọng, có như vậy vấn nạn này mới thực sự được xử lý triệt để”, luật sư Sơn nêu quan điểm.
Đỗ Đạt
Nên xem
Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội phối hợp thực hiện toàn diện kế hoạch công tác năm 2024
Quận Long Biên: Thêm 3 Nghiệp đoàn lực lượng an ninh, trật tự ở cơ sở được thành lập
Hà Nội: Cháy lán tạm tại ngõ 136 đường Hồ Tùng Mậu
Hàng loạt dự án giao thông tại TP.HCM sẽ khánh thành trước Tết Nguyên đán 2025
Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam
LĐLĐ quận Nam Từ Liêm: Nhiều đổi mới sáng tạo trong hoạt động Công đoàn
Transerco sắp thí điểm vận hành xe buýt điện
Tin khác
Hà Nội: Liên tiếp phát hiện hàng tấn thực phẩm bẩn chuẩn bị "tuồn" ra thị trường
Tin nóng 08/01/2025 18:46
Bộ Công an nói về thông tin “lãnh đạo ngân hàng ACB đánh bạc, chuyển tiền ra nước ngoài”
Tin nóng 08/01/2025 17:46
Hà Nội: Phạt hơn 14 tỷ đồng sau 1 tuần Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực
Tin nóng 08/01/2025 16:54
Khởi tố đối tượng đánh người tử vong sau va chạm giao thông ở Bình Dương
Tin nóng 08/01/2025 16:08
Công bố quyết định thanh tra dự án Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2
Tin nóng 08/01/2025 15:54
Tài xế xe cứu thương "đi bão" vi phạm nồng độ cồn kịch khung
Tin nóng 06/01/2025 15:27
Bắt khẩn cấp thanh niên "đi bão" có hành vi chống người thi hành công vụ
Tin nóng 05/01/2025 19:34
Đồng Nai: Phá đường dây kêu gọi đầu tư tiền ảo để lừa đảo tài sản của 200 người
Tin nóng 05/01/2025 12:49
Xử phạt chủ tài khoản Facebook đăng tải thông tin sai sự thật về lịch sử Việt Nam
Tin nóng 04/01/2025 20:08
Thông tin một người thu được 50 triệu đồng/ngày từ tố giác vi phạm giao thông là không chính xác
Tin nóng 04/01/2025 10:22