Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Thời gian qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, nhân dân cả nước nói chung, cán bộ Công đoàn và đoàn viên, người lao động nói riêng đã tích cực tham gia góp ý vào dự thảo Luật.
![]() |
Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu phát biểu khai mạc Hội nghị. |
Theo kết quả tổng hợp, các cơ quan, tổ chức trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổ chức hơn 430 hội nghị, hội thảo; qua đó đã nhận được hơn 10.000 lượt ý kiến góp ý của tổ chức, cá nhân. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã tổng hợp các ý kiến bằng văn bản gửi về Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn, hôm nay, Tổng LĐLĐ Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện, mong nhận được ý kiến đóng góp của các chuyên gia, cán bộ Công đoàn; trong đó tập trung vào các vấn đề như: Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho người lao động nhìn từ khía cạnh Luật Đất đai; vai trò giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong Luật Đất đai (sửa đổi); Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; thu hồi và chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư; giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất…
![]() |
Đại biểu dự Hội nghị phản biện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). |
Trao đổi thêm về nhu cầu bức thiết về nhà ở xã hội của công nhân lao động, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Ngọ Duy Hiểu cho biết: Hiện chúng ta có gần 18 triệu công nhân lao động, tuy nhiên mới có khoảng 20% trong số này được đáp ứng nhu cầu về nhà ở. Việc chưa có chỗ ở ổn định, dễ dẫn đến dịch chuyển lao động trong công nhân lao động, nhiều công nhân phải thuê trọ trong những khu nhà trọ ẩm thấp, tồi tàn. Bên cạnh đó, do điều kiện sống không đảm bảo, nhiều công nhân lao động phải gửi con về quê nhờ người thân trông giúp, dẫn đến nhiều hệ lụy xã hội tiêu cực.
Do đó, tại Hội nghị, lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam mong muốn các chuyên gia, đại biểu dự Hội nghị phản biện tham gia góp ý nhằm tháo gỡ những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai nhà ở cho công nhân lao động, đặc biệt là công nhân lao động làm việc trong khu công nghiệp.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ấn tượng màn trình diễn drone light khai mạc Festival Biển Nha Trang - Khánh Hòa 2023

Đủ điều kiện chuyển Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang nhóm B

Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện

Hội thi thợ giỏi thành phố Hà Nội năm 2023: Cơ hội để công nhân lao động nâng cao tay nghề

Quận Hoàng Mai: Ứng phó thiên tai xảy ra theo phương châm “4 tại chỗ”

Tuổi trẻ Thủ đô chung tay bảo vệ môi trường

Đã cơ bản tháo gỡ vướng mắc về thể chế cho thị trường bất động sản
Tin khác

Bộ Công Thương làm rõ các giải pháp để cung ứng đủ điện
Tin mới 03/06/2023 20:27

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tập trung thúc đẩy đầu tư, tiêu dùng, xuất khẩu
Tin mới 03/06/2023 15:32

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ với các địa phương
Tin mới 03/06/2023 15:05

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân trao hỗ trợ tới bệnh nhân nhi có hoàn cảnh khó khăn
Tin mới 02/06/2023 21:11

Quốc hội thảo luận sôi nổi về hạn tuổi phục vụ của công an nhân dân
Thời sự 02/06/2023 19:03

Nâng cao hiệu quả công tác lãnh sự và bảo hộ công dân
Tin mới 02/06/2023 13:01

Từ 15/6/2023, cứ 4 người thuê nhà thì được tính là một hộ sử dụng điện
Tin mới 02/06/2023 12:01

Nâng cao chất lượng thông tin, tuyên truyền về xây dựng Đảng
Thời sự 02/06/2023 11:43

Tạo nền tảng phát triển kinh tế số, xã hội số
Thời sự 02/06/2023 10:43

Năm 2024, Quốc hội xem xét thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi)
Thời sự 02/06/2023 10:20